Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lộc Hiệp

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lộc Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Trường THPT Lộc Hiệp
 SỞ GD- ĐT BÌNH PHƯỚC 
 TRƯỜNG THPT LỘC HIỆP
I/ Mục tiêu bài kiểm tra học kỳ 1
1/ Đối với học sinh
a/ Về kiến thức
Biết, hiểu, vận dụng trình bày được kiến thức địa lý phần tự nhiên.
Biết, hiểu, trình bày, vận dụng kiến thức nâng cao về giải quyết một số yêu cầu của đề theo hướng tích hợp.
b/ Kỹ năng:
Phân tích, giải quyết các vần đề địa lý (biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu).
Biết cách sắp xếp thời gian hợp lý trong việc giải quyết các yêu cầu của đề.
c/ Thái độ
Rèn luyện tính tích cực, tự giác trong thi cử.
Yêu thích và hứng thú trong môn học.
2/ Đối với giáo viên 
Bài kiểm tra là cơ sở để GV kiểm tra KT-KN đã cung cấp cho HS. Là cơ sở để điều chỉnh KT-KN và phương pháp giảng dạy. 
Bài kiểm tra là một trong những kết quả để đánh giá, xếp loại thi đua của học sinh.
II/ Hình thức ra đề
1/ Thời lượng: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
2/ Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách qua và tự luận.
Trắc nghiệm: 70%
Tự luận: 30%
III/ Ma trận đề kiểm tra học kỳ 1, Địa lý 12.
1/ Số câu:
Trắc nghiệm: 28 câu , chiếm 70% = 7 điểm.
+ Nhận biết: 18 câu à 64,3 %
+ Thông hiểu:5 câu à 17,9%
+ Vận dụng thấp:3 câu à10,7 %
+ Vận dụng cao: 2 câu à7,1%
2/ Tự luận: 1 câu, chiếm 30% = 3 điểm.
3/ Ma trận đề
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Vị trí địa lí 
Biết được vị trí địa lí của Việt Nam quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Biết được hình dạng lãnh thổ 
Vận dụng kiến thức đã học phân tích những những của VTĐL và lãnh thổ ảnh hưởng đến các mặt kinh tế- xã hội
Số câu: 4
	100% tổng số điểm 
= 1,0 điểm
Số câu: 3
100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Đất nước nhiều đồi núi
Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
So sánh được sự khác nhau của các khu vực địa hình,
Hiểu được ảnh hưởng của địa hình đến thiên nhiên nước ta, so sánh sự khác nhau giữa các khu vực địa hình
Phân tích được đặc điểm địa hình của nước ta.
Vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng liên quan
	Số câu: 6
	100% tổng số điểm 
= 1,5 điểm 
Số câu: 3
100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Thiên nhiêt chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Biết được đặc điểm khái quát của Biển Đông.
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm 
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Biết được tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên.
Phân tích tác động của tính nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thành phần tự nhiên nước ta.
Số câu :5
100% tổng số điểm
=1,25 điểm
Số câu :4
100% tổng số điểm
=1,0 điểm
Số câu :1
100% tổng số điểm
=0,25 điểm
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Biết được đặc điểm của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc Nam, Đông Tây,Đai cao
Hiểu được nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam.
 Nhận xét được sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây.
Biết vận dụng đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi miền.
Số câu :5
100% tổng số điểm
= 1,25 điểm
Số câu :3
100% tổng số điểm
= 0,75 điểm
Số câu :2
100% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Số câu :1
100% tổng số điểm
= 0,25 điểm
Sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Biết được sự suy thoái, sự đa dạng các loại tài nguyên của nước ta.
Giải thích các vấn đề liên quan đến sự suy thoái, đa dạng các loại tài nguyên ở nước ta.
Số câu: 3
100% tổng số điểm 
= 0,75 điểm
Số câu: 2
100% tổng số điểm 
= 0,5 điểm
Số câu: 1
100% tổng số điểm 
= 0,25 điểm
Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai
Biết được đặc điểm của các loại thiên tai 
Vận dụng được một số biện pháp phòng tránh các loại thiên tai
Số câu :3
100% tổng số điểm
= 0,75 điểm
Số câu :2
100% tổng số điểm
= 0,5 điểm
Số câu :1
100% tổng số điểm
= 0,25 điểm
Dân số và phân bố dân cư
Phân tích, giải thích bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat Địa Lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.
Số câu : 1
100% tổng số điểm
= 3,0 điểm
Số câu :3,0 ( tự luận)
100% tổng số điểm
= 3,0 điểm
Sở GD-ĐT Bình Phước ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
 MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 12
Trắc nghiệm khách quan(7điểm)
Câu 1:Các quốc gia nào sau đây có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền?
Trung Quốc và Lào.
Thái Lan và Campuchia.
Campuchia và Trung Quốc.
Lào và Campuchia.
Câu 2: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới.
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
bảo vệ an ninh quốc phòng.
Câu 3: Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là
hướng vòng cung và hướng đông bắc- tây nam.
hướng vòng cung và hướng tây nam- đông bắc.
hướng vòng cung và hướng đông nam- tây bắc.
hướng vòng cung và hướng tây bắc- đông nam.
Câu 4:Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở khu vực nào?
Trung du Bắc Bộ.
Tây Nguyên.
Đông Nam Bộ.
Nam Trung Bộ.
Câu 5: Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng Sông Hồng Sông Cửu Long là
địa hình thấp.
có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi lắp hết.
không ngừng mở rộng ra phía biển.
có hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 6: Biển Đông được xem là cầu nối giữa hai đại dương 
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Thái Bình Dương và Bắc Bằng Dương.
Câu 7:Vùng biển thuận lợi nhất cho việc phát triển nghề làm muối ở nước ta
Bắc Bộ.
Bắc Trung Bộ.
Nam Trung Bộ.
Nam Bộ.
Câu 8: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam thể hiện trực tiếp và rõ nét nhất qua thành phần tự nhiên nào?
Địa hình.
Khí hậu.
Sông ngòi.
Thực vật.
Câu 9: Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện ở Miền Bắc nước ta vào
nửa đầu mùa đông.
Giữa mùa đông. 
Nửa cuối mùa đông.
Nửa đầu mùa xuân.
Câu 10: Kiểu thời tiết đặc trưng khi gió Lào hoạt động mạnh là
Khô, nóng.
Nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp.
Nóng, khô với nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
Câu 11: Đặc điểm địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ nét qua quá trình
Cacxtơ đá vôi.
Phong hóa vật lí.
Phong hóa hóa học.
Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
Câu 12: Đai cao chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là
Đai cận xích đạo.
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi.
Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
Đai ôn đới gió mùa núi cao.
Câu 13: Thổ nhưỡng trên các đai cao cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa chủ yếu là
Đất đen và đất phù sa cổ.
Đất xám và đất feralit nâu đỏ.
Đất feralit có mùn và đất đen.
Đất feralit có mùn và đất mùn thô.
Câu 14: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là
2 miền.
3 miền.
4 miền.
5 miền.
Câu 15: dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là
Mưa đá và dông.
Hạn hán và lốc tố.
Mưa phùn và mưa rào.
Sương mù và mưa phùn.
Câu 16:Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là
Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Khai hoang mở rộng diện tích.
Phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Câu 17: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là
Củng cố đê chắn sóng vùng ven biển.
Huy động sức dân phòng tránh bão.
Cảnh báo sớm cho các tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi trước khi chịu tác động của bão.
Tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
Câu 18: Ở nước ta, khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của các thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng là
Tây Bắc.
Đồng bằng Sông Hồng.
Duyên hải Miền Trung.
Tây Nguyên.
Câu 19: Đặc điểm không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta là
Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi cao.
Câu 20: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng đồi núi ở nước ta là
Khí hậu phân hóa phức tạp.
Thường xuyên xảy ra thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất.
Sông ngòi dốc, ít có giá trị về giao thông đường thủy.
Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
Câu 21:Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu là do:
Sự phân bố thảm thực vật.
Sự phân hóa độ cao địa hình.
ảnh hưởng của Biển Đông.
Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.
Câu 22: Vùng trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới do sự phân hóa khí hậu theo độ cao là
Trung du miền núi Bắc Bộ.
Đồng bằng Sông Hồng.
Bắc Trung Bộ.
Đông Nam Bộ.
Câu 23: Hệ sinh thái đặc trưng của khu vực duyên hải cực Nam Trung Bộ là:
Xavan cây bụi.
Rừng nhiệt đới.
Rừng cận nhiệt đới.
Rừng cận xích đạo.
Câu 24: ý nghĩa của vị trí địa lí nằm trọn trong một múi giờ (múi giờ thứ 7) là:
Tính toán dễ dàng đối với giờ quốc tế.
Phân biệt múi giờ với các nước láng giềng.
Thuận lợi cho việc tính giờ của các địa phương.
Thống nhất quản lí trong cả nước về thời gian sinh hoạt và các hoat động khác.
Câu 25: dân cư đồng bằng Sông Cửu Long phải chung sống lâu dài với lũ bởi vì
Lũ xảy ra quanh năm.
Lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.
Không có hệ thống đê ngăn lũ như đồng bằng Sông Hồng.
Phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.
Câu 26: Đặc điểm của gió Mậu Dịch (Tín Phong) tác động đến nước ta là
Thổi quanh năm với cường độ như nhau.
Chỉ xuất hiện vào các thời kì chuyển tiếp xuân- thu.
Hoạt động quanh năm, nhưng bị suy yếu vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu.
Hoạt động quanh năm, nhưng mạnh lên vào các thời kì chuyển tiếp xuân – thu.
Câu 27:Nguyên nhân cơ bản khiến cho miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động manhj của gió mùa Đông Bắc là
Vị trí địa lí nằm gần chí tuyến Bắc.
Đặc điểm hướng nghiêng của địa hình.
Vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
Đặc điểm độ cao địa hình và hướng các dãy núi.
Câu 28: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta
Lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm môi trường.
Lượng nước phân bố không đều giữa các vùng.
Thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường.
Sông ngòi nước ta chủ yếu bắt nguồn từ nước ngoài và phân bố không đều theo thời gian.
Cho bảng số liệu về cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
Năm
Thành thị
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,8
79,2
2000
24,2
75,8
2003
25,8
74,2
2005
26,9
73,1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_hk2_dia_li12.docx