Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 245 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 245 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 245 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIẾU TỰ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2016-2017) 
MÔN ĐỊA LÍ 12
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Đề thi gồm 4 trang
CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT
Mã đề 245
Câu 1: Nội thủy là
A. Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
B. Vùng có chiều rộng 12 hải lí.
C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. Vùng nước ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 2: Nhận định đúng nhất về đặc điểm chung của sông ngòi nước ta là
A. Mạng lưới dày đặc, nhiều nước giàu phù sa
B. Mạng lưới dày đặc, nhiều nước giàu phù sa, thủy chế theo mùa
C. Mạng lưới dày đặc, thủy chế theo mùa
D. Nhiều nước giàu phù sa, thủy chế theo mùa
Câu 3: Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là
A. Kiên giang và Đông Tháp Mười.	B. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười.
C. Cà mau và Đồng Tháp Mười.	D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau.
Câu 4: Tác động của biển Đông đến khí hậu nước ta
A. Độ ẩm không khí cao	B. Mưa nhiều, mưa theo mùa
C. Mang tính hải dương, điều hòa hơn	D. Giảm tính khắc nghiệt của thời tiết
Câu 5: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết các hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta là
A. Sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng.	B. Sông Hồng, sông Mê kông, sông Đồng Nai.
C. Sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đồng Nai.	D. Sông Cả, sông Trà Khúc, sông Mê Kông.
Câu 6: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
D. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
Câu 7: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do
A. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền
C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào.
D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền.
Câu 8: Đất bạc màu, thoái hoá của vùng đồng bằng cao là vấn đề cần phải chú ý đặc biệt trong việc quản lí sử dụng đất đai nông nghiệp của vùng
A. Đồng bằng duyên hải miền Trung	B. Đông Nam Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng.	D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 9: Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển?
A. Rừng ngập mặn	B. Rừng thưa nhiệt đới khô
C. Rừng kín thường xanh	D. Rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 10: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên các cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam
A. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu	B. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La
C. Tà Phình, Sín Chải, Mộc Châu, Sơn La	D. Sín Chải, Tà Phình, Sơn La, Mộc Châu
Câu 11: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM
B. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM
C. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM
D. Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế
Câu 12: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía bắc là
A. Đới rừng nhiệt đới	B. Đới rừng gió mùa cận xích đạo
C. Đới rừng xích đạo	D. Đới rừng gió mùa nhiệt đới
Câu 13: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường
A.  Nằm cách bờ biển 12 hải lí.
B.  Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.
C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
D.  Nối các  điểm có độ sâu 200 m.
Câu 14: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía
A. Nam Trung Quốc và Tây nam Đài Loan.
B. Phía Tây Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.
C. Phía đông Việt Nam và tây Philippin.
D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Malaysia
Câu 15: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta
A.  Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
B.  Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C.  Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
D.  Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Câu 16: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho
A. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
B.  Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C.  Địa hình nước ta ít hiểm trở.
D.  Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
Câu 17: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
A. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam.
B. Có địa hình cao nhất nước ta.
C. Gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Câu 18: Dựa vào bảng số liệu dân số nước ta năm 2000-2014 (đơn vị: nghìn người)
Khu vực
Năm 2000
Năm 2014
Tổng số
77 631
90 729
Thành thị
18 725
30 035
Nông thôn
58 906
60 694
 Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn?
A. Tỉ trọng dân thành thị giảm 9%, dân nông thôn tăng 9%.
B. Tỉ trọng dân thành thị tăng 9%, dân nông thôn giảm 9%.
C. Tỉ trọng dân thành thị tăng 8,9%, dân nông thôn tăng 9,8%.
D. Tỉ trọng dân thành thị giảm 9,8%, dân nông thôn giảm 8,9%.
Câu 19: Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ là do
A. Sông ngòi chứa nhiều ô xít.	B. Đất có nhiều ôxit sắt.
C. Sự phân hủy đá với cường độ mạnh.	D. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
Câu 20: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ
A.  Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
B.  Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
C.  Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.
D.  Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
Câu 21: Đặc trưng khí hậu của vùng lãnh thổ phía bắc là
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh	B. Cận xích đao gió mùa .
C. Cận nhiệt gió mùa có mùa đông lạnh	D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
Câu 22: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là
A. Có sự tương phản giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ.
B. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
C. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
D. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế của con người.
Câu 23: Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm
A. Tthềm lục địa hẹp, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng, đất màu mỡ.
B. Thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng.
C. Thềm lục địa hẹp, giáp vùng biển sâu; thiên nhiên khắc nghiệt.
D. Thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên khắc nghiệt.
Câu 24: Mưa phùn là loại mưa
A. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
Câu 25: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam?
A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt.
B. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam.
C. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m.
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Câu 26: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
A. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
B. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
C. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
D. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
Câu 27: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là?
A. Dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão.
B. Cùng cố đê chắn sóng ven biển.
C. Có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động
D. Phát triển các rừng ven biển.
Câu 28: Cho bảng số liệu Diện tích rừng và độ che phủ ở nước ta qua một số năm
 (đơn vị: triệu ha)
Năm
Tổng diện tích có rừng
Diện tích rừng tự nhiên
Độ che phủ (%)
1943
14,3
14,3
43,0
1983
7,2
6,8
22,0
2015
13,5
10,2
40,9
Nhận định nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng nước ta:
A. Diện tích rừng và độ che phủ nước ta giảm ở giai đoạn 1943-1983 và tăng lại đến 2015.
B. Diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta có sự thay đổi.
C. Mặc dù diện tích rừng đang tăng nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
D. Diện tích rừng nước ta tăng nhưng độ che phủ giảm.
Câu 29: Do đặc điểm nào mà dân cư Đồng bằng sông Cửu Long phải ”Sống chung với lũ’’?
A. Chế độ nước lên xuống thất thường.	B. Địa hình thấp so với mực nước biển.
C. Cuộc sống ở đây gắn liền với cây lúa nước.	D. Lũ lên chậm và rút chậm.
Câu 30: Đặc điểm không phải là của Đồng bằng sông Hồng
A. Có hệ thống đê điều ven các con sông.
B. Vùng đất trong đê hàng năm được phù sa bồi đắp
C. Địa hình cao và bị chia cắt thành nhiều ô.
D. Có các ô trũng, ngập nước trong mùa mưa
Câu 31: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 – 2014
Năm
Số dân thành thị (triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị (%)
1979
10,1
19,2
1989
12,5
19,4
1999
18,8
23,7
2014
30,0
33,1
Chọn dạng biểu đồ thích hợp thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị, giai đoạn 1979 – 2014.
A. Biểu đồ kết hợp cột với đường.	B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ tròn.
Câu 32: Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là
A. Trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
B. Hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt lớn.
C. Trong năm, Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
Câu 33: Trong đai nhiệt đới gió mùa, sinh vật chiếm ưu thế là
A. Hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới.	B. Hệ sinh thái cận nhiệt đới.
C. Hệ sinh thái nhiệt đới.	D. Hệ sinh thái gió mùa.
Câu 34: Tổng diện tích vùng đất của nước ta là
A. 331 213 km2	B. 331 214 km2	C. 331 211 km2	D. 331 212 km2
Câu 35: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng sông Mã.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 36: Giả sử không có gió mùa mùa Đông thì tự nhiên nước ta sẽ thay đổi như thế nào?
A. Biên độ nhiệt độ năm sẽ thấp, không có rét đậm rét hại
B. Biên độ nhiệt độ năm sẽ cao, có rét đậm rét hại
C. Miền Bắc sẽ có mùa Đông lạnh khô mưa ít, có rét đậm
D. Biên độ nhiệt năm sẽ cao,không có rét đậm rét hại
Câu 37: Diện tích của Biển Đông vào khoảng
A. 4,347 triệu km2	B. 3,447 triệu km2	C. 3,344 triệu km2	D. 4,437 triệu km2
Câu 38: Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có giới hạn độ cao
A. Từ 600 - 700 m đến 2600m	B. Dưới 600 - 700m.
C. Trên 2600m.	D. Từ 900m-1000m lên đến 2600m
Câu 39: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 9, vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu
A. Miền khí hậu Nam Trung Bộ.	B. Miền khí hậu phía Nam.
C. Miền khí hậu Nam Bộ.	D. Miền khí hậu phía Bắc.
Câu 40: Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là
A. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.	B. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc.
C. Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.	D. Áp cao XiBia.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docHỌC KÌ I_ĐỊA LÍ 12_245.doc
  • docĐÁP ÁN KIÊM TRA ĐỊA LÍ 12 HỌC KÌ I.doc