ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2015-2016 Môn: Lịch sử Họ tên: .. Lớp: ĐIỂM Lời phê của thầy, cô giáo I/ Trắc nghiệm (3 điểm) A/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu cho phương án trả lời đúng. 1. Cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào thời gian nào? A. năm 1787 C. năm 1789 B. năm 1788 D. năm 1800 2. Trong cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ 18 em thấy phát minh nào sau đây là quan trọng nhất? A. Phát minh ra máy kéo sợi. C. Phát minh ra máy dệt. B. Phát minh ra đầu máy hơi nước. 3. Đông Nam Á có những tiềm năng nào nổi bật khiến các nước Tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược? A. Là đầu mối giao thông thuận lợi trong khu vực và quốc tế B. Giàu tài nguyên, khoáng sản, động thực vật phong phú. C. Thị trường rộng lớn, nguồn nhân công dồi dào. D. Tất cả các yếu tố trên B. Điền mốc thời gian cho phù hợp với điều kiện lịch sử. Thời gian Sự kiện lịch sử 1 1. Cuộc Duy Tân minh trị 2 2. Chiến tranh Thế giới thứ II 3 3. Thành lập Liên bang Xô-viết II/ Tự luận: (7 diểm) 1. Nguyên nhân, thời gian, hậu quả, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 2. Nêu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) 3. Vì sao ở nước Nga sau cách mạng tháng 2- 1917 lại tồn tại song song hai chính quyền? Đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin, nhân dân Nga làm gì để giải quyết tồn tại đó? BÀI LÀM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2015-2016 Môn: Lịch sử I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm A/ Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu cho phương án trả lời đúng. 1. A 2. B 3. D B/ 1. 1/1868 2. 1939-1945 3. 12/ 1922 II/ Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Cần nêu rõ: - Nguyên nhân: Do qui luật phát triển không đều, xảy ra mâu thuẫn giữa các Đế quốc. - Thời gian: Từ năm 1929-1933. - Hậu quả: + Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước Tư bản. + Mức sản xuất sụt giảm. + Đời sống công nhân, nhan dân lao động đói khổ. - Tác động: + Các nước Anh, Pháp thực hiện chính sách cải cách kinh tế + Các nước Đức, Y-ta-li-a, Nhật bản tiến hành quá trình Phát-xít hoá đất nước. Câu 2 (3 điểm) Nêu bật những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á từ năm 1918-1939 - Sau chiến tranh thế giới thứ I phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi: Phong trào lên cao và lan rộng như ở Đông bắc Á, Đông nam Á, Nam Á, Tây Á - Các phong troà tiêu biểu: Cách mạng ở Trung quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì. - Kết quả: Các đảng Cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo các phong trào cách mạng. Câu 3 (2 điểm) Cần nêu rõ: - Sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga tồn tại song song hai chính quyền vì: + Trong cách mạng quần chúng đã nổi dậy bầu ra các Xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. + Cùng thời gian đó giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời gồm đại biểu của tư sản và đại địa chủ tư sản hoá. - Để giải quyết tồn tại đó, đảng Bôn-sê-vích Nga, Lê-nin và nhân dân Nga tiến hành cuộc Cách mạng tháng mười thắng lợi.
Tài liệu đính kèm: