Đề kiểm tra học kì 1 – môn sinh – khối 11 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) năm học: 2015 – 2016

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1136Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 – môn sinh – khối 11 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) năm học: 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì 1 – môn sinh – khối 11 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) năm học: 2015 – 2016
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HK1 – MÔN SINH – KHỐI 11 
Họ & tên hs:.. Thời gian: 45’ (không kể thời gian phát đề)
Lớp: 	 	 Năm học: 2015 – 2016 (Đề 3)
Điểm toàn bài
Nhận xét của thầy (cô) giáo
Chữ kí GT1
Chữ kí GT2
Phần I: TRẮC NGHIỆM (4 đ, thời gian làm bài: 20 phút)
 Em hãy chọn phương án đúng theo các yêu cầu của các câu hỏi và tô kín các ô tròn tương ứng bằng bút chì vào trong bảng trả lời trắc nghiệm sau (đề này gồm 2 trang) 
Điểm TN
 BẢNG TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
	 1.	; / = \	 5.	; / = \	 9.	; / = \	13.	; / = \	
	 2.	; / = \	 6.	; / = \	10.	; / = \	14.	; / = \	
	 3.	; / = \	 7.	; / = \	11.	; / = \	15.	; / = \	
	 4.	; / = \	 8.	; / = \	12.	; / = \	16.	; / = \	
Đề bài:
Câu 1: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. Rau dền, kê, các loại rau. 	B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. 	
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. 	D. Lúa, khoai, sắn, đậu.A. Diệp lục a.   
Câu 2: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85% 	B. 85 – 90% 	 C. 90 – 95% 	 D. Trên 95%
Câu 3: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở mía là giai đoạn:
A. Quang phân li nước.	 B. Pha tối.	 C. Pha sáng.	 D. Chu trình Canvin.
Câu 4: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
A.Chu trình Crep	B.Chuỗi chuyền điện tử electron	
C.Đường phân	D.Tổng hợp axetyl – CoA
Câu 5: Điểm bù CO2 là thời điểm:
A.Nồng độ CO2 mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B.Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C.Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D.Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp gấp đôi cường độ hô hấp 
Câu 6: Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp là:
A. Tăng diện tích lá. 	B.Tăng cường độ quang hợp. C.Tăng hệ số kinh tế	
D. Tăng diện tích lá, tăng cường độ quang hợp, tăng hệ số kinh tế
Câu 7: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A.Khử APG thành ALPG à cố định CO2 à tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).
B.Cố định CO2à tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) à khử APG thành ALPG.
C.Khử APG thành ALPG à tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) à cố định CO2.
D.Cố định CO2 à khử APG thành ALPG à tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) à cố định CO2.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây trong quang hợp là đúng ?
A. Sản phẩm của quang hợp là cacbohiđrat và ôxi.
B. Nguyên liệu của quang hợp là nước và ôxi.
C. Quang hợp chỉ xảy ra ở giới thực vật.
D. Trong quang hợp, ôxi được giải phóng từ cacbonic.
Câu 9: Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có:
A.ATP, NADPH. 	 	B.ATP, NADPH và CO2. 	
C.ATP, NADPH và O2. 	 D.ATP, NADP+ và O2.
Câu 10: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A.ở màng ngoài. 	B.ở tilacôit. 	
C.ở màng trong. 	D.ở chất nền. 
Câu 11: Năng suất kinh tế của cây lúa tích lũy ở :
A.Lá lúa	B.Thân lúa	C.Rễ lúa	D.Hạt lúa 
Câu 12: Năng suất sinh học khác năng suất kinh tế ở chỗ:
I. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
II. Năng suất kinh tế chỉ là 1 phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế hạt, quả, lá... tùy vào mục đích đối vơi từng cây trồng.
III. Năng suất kinh tế là năng suất của cây trồng có giá trị kinh tế đối với con người.
IV. Năng suất sinh học chất khô của cây trồng trên 1ha trong một đợt thu hoạch.
A. III, IV. 	B. I, III. 	C. I, II 	D. II, IV. 	
Câu 13: Điểm giống nhau trong pha tối của quang hợp giữa thực vật C3, thực vật C4, và thực vật CAM là:
A. Đều có chu trình Canvin (C3).
B. Đều xảy ra ở 2 loại lục lạp khác nhau.
C. Đều sử dụng ribôluzơ điphôtphat là chất nhận CO2 đầu tiên.
D. Đều xảy ra vào ban đêm.
Câu 14: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A.Tổng hợp ADN. 	 B.Tổng hợp lipit. 
C.Tổng hợp cacbôhđrat.	 D.Tổng hợp prôtêin.
Câu 15: Đâu không phải là biện pháp tăng năng suất cây trồng?
A.Tăng diện tích lá 	B.Tăng cường độ quang hợp
C.Tăng hệ số kinh tế 	D.Tăng cường độ hô hấp
Câu 16:  Nhận định không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng tới cường độ quang hợp:
A. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.	
B. Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng đến cường độ quang hợp là như nhau.
C. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat.	
D. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin.         	

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_HK1_Sinh_11Trac_nghiem.doc