Đề kiểm tra hệ số 1 bài 6 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu

doc 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra hệ số 1 bài 6 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra hệ số 1 bài 6 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 357 - Năm học 2016-2017 - Trường Quốc tế Á Châu
TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU KIỂM TRA HỆ SỐ 1 BÀI 6 NĂM 2016-2017
 Môn HÓA Khối 12
 Mã đề 357 Thời gian kiểm tra: 20 phút (không kể phát đề)
Họ và tên học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: . . . . . . . . . . . . .
ĐIỂM
LỜI PHÊ
BẢNG TRẢ LỜI
 Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn bằng bút chì tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜
1
6
11
16
2
7
12
17
3
8
13
18
4
9
14
19
5
10
15
20
Câu 1: Phương trình điện phân nóng chảy nào đúng.?
A. 4 NaOH → 4Na + O2 + 2H2O.	B. 4NaOH → 2Na2O + O2 + H2.
C. 2 NaOH → 2Na + O2 + H2.	D. 2NaOH → 2Na + H2O2.
Câu 2: Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có :
A. CuO.	B. Cu.	C. Cu(OH)2.	D. CuS.
Câu 3: Khi cắt miếng Na kim loại,bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi,đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
A. Na2O , NaOH , Na2CO3.	B. NaOH , Na2CO3 , NaHCO3.
C. Na2O, NaOH , Na2CO3 , NaHCO3.	D. Na2O , Na2CO3 , NaHCO3.
Câu 4: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?
A. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.
B. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.
C. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.
D. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng.
Câu 5: Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ?
A. Na.	B. K.	C. Li.	D. Cs
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?
A. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất.	B. Bán kính nguyên tử.
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất.	D. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 7: Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là :
A. Điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit của kim loại kiềm.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp.
C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp.
D. Điện phân nóng chảy muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 8: Chỉ ra nội dung sai :
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ.
C. Kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.
D. Kim loại kiềm có độ cứng thấp.
Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về 2 dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 ?
A. Dung dịch Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh, dung dịch NaHCO3 là quì tím chuyển sang màu đỏ.
B. Cả hai dung dịch đều không làm đổi màu quì tím.
C. Cả hai dung dịch đều làm quì tím chuyển sang màu xanh.
D. Dung dịch Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh, dung dịch NaHCO3 là không quì tím đổi màu.
Câu 10: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. K.	B. Cs.	C. Na.	D. Rb.
Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. 
 (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2. 
 (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn. 
 (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. 
 (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. 
 (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2. 
 Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. I, II và III.	B. II, III và VI.	C. I, IV và V.	D. II, V và VI.
Câu 12: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
Câu 13: Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể
A. lập phương đơn giản.	B. lập phương tâm khối.
C. lăng trụ lục giác đều.	D. lập phương tâm diện.
Câu 14: Cho các phản ứng hóa học sau: 
 (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → 
 (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → 
 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 
 Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:
A. (1), (3), (5), (6).	B. (2), (3), (4), (6).	C. (3), (4), (5), (6).	D. (1), (2), (3), (6).
Câu 15: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là :
A. Tính bazơ.	B. Tính khử.	C. Tính axit.	D. Tính oxi hóa.
Câu 16: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt ( cục âm ) xảy ra:
A. sự khử ion Cl–	B. sự oxi hoá ion Na+	C. sự khử ion Na+	D. sự oxi hoá ion Cl–
to
Câu 17: Ion Na+ thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào:
A. 2NaCl → 2Na + Cl2	B. 2 NaNO3 → 2NaNO2 + O2
C. Na2O + H2O → 2NaOH	D. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Câu 18: Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong
A. nước.	B. cồn.	C. Amoniac lỏng.	D. dầu hỏa.
Câu 19: Dung dịch NaOH tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. CO2, Al, HNO3 , Cu.	B. HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3 .
C. ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag.	D. CuSO4 , SO2, H2SO4, NaHCO3.
Câu 20: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là :
A. (n–1)dxnsy.	B. ns2.	C. ns1.	D. ns2np1.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_he_so_1_bai_6_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_357_nam_h.doc
  • docxĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỆ SỐ 1.docx