Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ông Ích Đường

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ông Ích Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Ông Ích Đường
PHÒNG GD-ĐT QUẬN BA ĐÌNH
TRƯỜNG TH ÔNG ÍCH ĐƯỜNG
KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2016-2017
MÔN TIẾN VIỆT (Phần đọc hiểu) – LỚP 4
Họ và tên:....................................................
Lớp: Bốn/............
Ngày 26 tháng 10 năm 2016
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
Giáo viên coi...............................................
Giáo viên chấm:........................................................
ĐIỂM:
....................................................................
Điểm ghi bằng chữ:
...........................................................................
 ĐỀ: Đọc thầm bài văn sau:
SỰ CHIA SẺ BÌNH DỊ
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
 Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
 Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
 Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
(Ngọc Khánh)
Dựa vào nội dung bài học, đánh dấu X vào ô trống trước dòng có ý trả lời đúng cho các câu từ 1-9 và ghi ý trả lời cho câu 10.
Câu 1: Vì sao nhân vật “tôi” lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
Vì thấy mình chưa vội lắm.
Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
Vì thấy hoàn cảnh người phụ nữ đứng sau thật đáng thương.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?
Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình
Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ nọ là đóng cửa.
Vì thấy mãi không đến lượt mình.
Câu 3: Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng?
Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
Vì đã mua được tem thư.
 Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác.
Cần phải biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác.
Câu 5: Dấu hai chấm trong bài văn trên (đoạn thứ hai, từ dòng thứ 6...) có tác dụng gì?
Bào hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
Cả a và b đều đúng.
Câu 6: Theo em, nhân vật “tôi” trong câu chuyện là người như thế nào?
Trung thực.	b. Tự trọng.	c. Nhân ái.
Câu 7: Nội dung câu chuyện trên phù hợp với câu tục ngữ nào dưới đây?
Ở hiền gặp lành.
Thương người như thể thương thân.
Môi hở răng lạnh.
câu 8: Từ bưu điện trong câu “Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng” là danh từ chỉ gì?
hiện tượng.	b. người.	C. vật.
Câu 9: Nhóm từ nào sau đây toàn là từ láy?
Khóc lóc, mệt mỏi, nhếch nhác, vội vã, hối hận, ái ngại, khó khăn, thanh thản.
Hành động, vội vã, hối hận, đơn giản, khó khăn, thanh thản.
Khóc lóc, bưu điện, đơn giản, hối hận, hành động, thanh toán.
Câu 10: Câu “Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng” có những từ phức nào?
Từ phức trong câu là: ........................................................................................................................................... 
ĐÁP ÁN:
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐÁP ÁN
C
B
A
C
C
C
B
C
A
CÂU 10:
TỪ PHỨC TRONG CÂU LÀ: bưu điện, niềm vui
Mỗi từ đúng được 0,25 điểm.
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm
NẾU CÓ GÌ SAI SÓT MONG CÁC THẦY CÔ BỔ SUNG VÀ CHỈNH SỬA THÊM.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_doc_hieu_20152016.docx