Đề kiểm tra giữa học kì I khối 11 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Trần Thị Huệ

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 6795Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I khối 11 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Trần Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I khối 11 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - Trần Thị Huệ
Giáo viên: Trần Thị Huệ
Tổ: Ngữ văn
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 11
Năm học: 2015- 2016
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút
Đề 1:
Câu 1: (3 điểm) Đọc bài thơ trên và trả lời câu hỏi:
Người ta đi cấy lấy công, 
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. 
Trông trời, trông đất, trông mây, 
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. 
Trông cho chân cứng đá mềm, 
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao- Đi cấy)
Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên.
Xác định một biện pháp tu từ của bài thơ trên và nêu tác dụng.
Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 2.Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
Đêm  khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 11
Năm học: 2015- 2016
MÔN: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút
Đề 2:
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu, 
Biển mênh mang nhường nào. 
Chỉ có biển mới biết, 
Thuyền đi đâu, về đâu.
Những ngày không gặp nhau, 
Biển bạc đầu thương nhớ. 
Những ngày không gặp nhau,
Lòng thuyền đau - rạn vỡ. 
(Xuân Quỳnh- Thuyền và biển)
Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Xác định một biện pháp tu từ của đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 2. (7 điểm) Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề 1: 
Câu
Đáp án
Điểm
1
Phương thức biểu đạt của bài thơ trên: biểu cảm.
Biện pháp tu từ và nêu tác dụng: 
-Điệp ngữ: trông -> nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt để bản thân được yên lòng.
 - Liệt kê -> nổi bật lên sự lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều của người đi cấy
Nêu nội dung chính của bài thơ.
 Người đi cấy phải luôn tính toán, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để công việc đạt kết quả tốt để bản thân được yên lòng.
0,5
1,5
1,0
2
Phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương
* Yêu cầu về kĩ năng
 Làm đúng kiểu bài phân tích, cảm thụ thơ trữ tình. Khi viết bài, người viết có thể vận dụng nhiều thao tác nghị luận như phân tích, giải thích, chứng minh, nêu cảm nghĩ
 *Yêu cầu về kiến thức: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, tác phẩm Tự tình II
0,5
 - Thân bài: 
* Hai câu đề: - Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận.
1,5
* Hai câu thực: - Tìm đến rượu để quên đời, nhưng không quên được; tìm đến vầng trăng để mong tìm tri âm, chia sẻ nhưng chỉ thấy đêm tàn, trăng khuyết, tuổi xuân trôi qua mà tình duyên không trọn vẹn.
1,5
* Hai câu luận: 
- Tả cảnh Thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành -> cá tính Hồ Xuân Hương: mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận.
- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.
1,5
* Hai câu kết: 
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
* Nghệ thuật:
 Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ .
1,5
2. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ .
0,5
Đề 2:
câu
Đáp án
Điểm
1
Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
Một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: 
- Ẩn dụ ->Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng
- Nhân hóa ->+ Những vật vô tri vô giác như thuyền, biển cũng có những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu. 
+ Và nhân hóa làm cho bài thơ thêm sinh động, gợi cảm, hấp dẫn người đọc. 
Nêu nội dung chính của bài thơ.
Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu.
0,5
1,5
1,0
2
Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương.
 *Yêu cầu về kiến thức: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm .
0,5
 - Thân bài: 
* Hai câu đề: Giới thiệu công việc của bà Tú: Buôn bán
- giới thiệu công việc làm ăn -> làm nổi bật lên sự vất vả của bà Tú.
- Hình ảnh cái gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú àĐảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.
à Lòng biết ơn sâu sắc công lao của bà Tú đối với cha con ông Tú. Lòng vị tha cao quí của bà càng thêm sáng tỏ.
1,5
* Hai câu thực:Sự vất vả tần tảo sớm hôm của bà Tú.
- Mượn hình ảnh thân cò-> lam lũ,vất vả, đơn chiếc khi kiếm ăn.
- Cảnh chen lấn, xô đẩy, vì miếng cơm manh áo của chồng con mà đành phải rơi vào cảnh liều lĩnh cau có, giành giật.
- Nghệ thuật đối: Sự vất vả, sự hi sinh lớn lao của bà Tú đối với gia đình
à Nói bằng tất cả nỗi chua xót. Thấm đẫm tình yêu thương.
1,5
* Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu
- Cách sử dụng phép đối, thành ngữ, từ ngữ dân gian, bộc lộ kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú.
- Dùng số từ tăng tiến: 1-2-5-10: Đức hi sinh thầm lặng cao quí.
à ÔngTú hiểu được điều đó có nghĩa là vô cùng thương bà Tú. Nhân cách của Tú Xương càng thêm sáng tỏ.
1,5
* Hai câu kết: Thái độ của tác giả
 - Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
- Thái độ của tác giả đối với xã hội.
1,5
 Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ .
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 11 (Hue).doc