Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Điệp Nông (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Điệp Nông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Điệp Nông (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆP NÔNG
Họ tên HS: 	
Lớp: 	
SBD: .
KTĐK CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4
KIỂM TRA ĐỌC 
Giám thị
Giám thị
ĐIỂM
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) .
B. ĐỌC THẦM: (25 phút)
VĂN HAY CHỮ TỐT
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì tập luyện suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
 Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995)
C. ĐỌC HIỂU /4đ
Câu 1:./0,5đ
Câu 2:./0,5đ
Câu 3:./0,5đ
Câu 4:./0,5đ
Câu 5:./0,5đ
Câu 6:./0,5đ
Câu 7:./0,5đ
Câu 8:./0,5đ
 C. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô o trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm.
1. Cao Bá Quát thường bị điểm kém ở môn văn vì: 
Chữ rất xấu, văn chưa hay.
Văn rất hay, chữ rất xấu.
Văn hay, chữ tốt.
2. Bà cụ hàng xóm muốn nhờ Cao Bá Quát việc gì?
Dạy học cho cháu của cụ.
Xét nỗi oan cho bà cụ.
Viết đơn giúp bà kêu quan.
3. Thái độ của Cao Bá Quát khi được bà cụ nhờ viết đơn như thế nào?
Sẵn lòng giúp đỡ.
Từ chối không viết đơn giúp.
Không nói năng gì, không giúp đỡ bà cụ.
4. Sự việc nào xảy ra làm Cao Bá Quát phải ân hận?
Ông viết giúp bà cụ lá đơn, mặc dù lí lẽ rõ ràng nhưng chữ viết quá xấu, quan không đọc được.
 Bà cụ bị lính đuổi ra khỏi huyện đường.
Cả hai ý trên đều đúng. 
5. “Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.”
Đoạn văn trên nói lên điều gì về tính cách của Cao Bá Quát?
.
6. Tiếng yên gồm những bộ phận cấu tạo nào?
 Chỉ có vần.
 Chỉ có vần và thanh.
 Chỉ có âm đầu và vần.
7. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
 Một từ. Đó là từ .
 Hai từ. Đó là từ .
 Ba từ. Đó là từ .
8. Trong câu Kiên trì tập luyện suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Bộ phận nào là chủ ngữ?
Kiên trì tập luyện suốt mấy năm 
chữ ông 
ông
PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆP NÔNG
(KIỂM TRA VIẾT)
ĐỀ KTĐK HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
( Thời gian làm bài 40 phút )
I. Chính tả ( nghe - viết) (2 đ)
	Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết tên bài, đoạn thơ và tên tác giả bài Tre Việt Nam ( SGK TV4 Tập 1/ trang 41) đoạn từ đầu đến vẫn hát ru lá cành - thời gian khoảng 15 phút
 Tre Việt Nam
 Tre xanh
 Xanh tự bao giờ?
 Chuyện ngày xưa  đã có bờ tre xanh.
	Thân gầy guộc, lá mong manh
 Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?
	Ở đâu tre cũng xanh tươi
 Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
	Có gì đâu, có gì đâu
 Mỡ màu ít, chắt dồn lâu hóa nhiều
	Rễ siêng không ngại đất nghèo
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
	Vươn mình trong gió tre đu
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
 Nguyễn Duy
II. Tập làm văn (3 đ) – 25 phút.
 Đề bài: Hãy viết bài văn tả một đồ dùng học tập mà em thích nhất.
PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG TH ĐIỆP NÔNG
BIỂU ĐIỂM KTĐK HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
KIỂM TRA ĐỌC
A. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (1 điểm) giáo viên tự kiểm tra và lấy điểm khi thực hiện các tiết ôn tập tuần 35 – phần ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
B. ĐỌC THẦM: 
C. 4đ
Câu 1: 0,5đ
Câu 2: 0,5đ
Câu 3: 0,5đ
Câu 4: 0,5đ
Câu 5: 0,5đ
Câu 6: 0,5đ
Câu 7: 0,5đ
Câu 8: 0,5đ
 C. Dựa vào nội dung bài đọc, học sinh đánh dấu X vào ô o trước ý trả lời đúng hoặc viết đúng các câu trả lời như sau:
Văn rất hay, chữ rất xấu.
Viết đơn giúp bà kêu quan.
Sẵn lòng giúp đỡ.
Cả hai ý trên đều đúng.
Cao Bá Quát là người có tính kiên trì (chăm chỉ, chịu khó)
Chỉ có vần và thanh.
 Một từ. Đó là từ Cao Bá Quát
chữ ông
PHÒNG GD - ĐT HƯNG HÀ
TRƯỜNG TH ĐIỆP NÔNG
(KIỂM TRA VIẾT)
BIỂU ĐIỂM KTĐK HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn Tiếng Việt 4 
( Thời gian làm bài 40 phút )
I. Chính tả (2đ)
 - Đánh giá cho điểm: bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, trình bày đúng đoạn thơ. (2đ)
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25đ/lỗi
- Lưu ý nếu chữ viết không rõ ràng sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, thể thơ hoặc trình bày bẩn trừ (0,5đ) toàn bài.
II. Tập làm văn (3đ) 
* Đảm bảo các yêu cầu sau được 3 điểm :
 - Viết được một bài văn tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích; có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài, bài viết có sự sáng tạo, độ dài bài viết khoảng 15 câu trở lên. 
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
 * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức điểm: 2,5đ – 2,0đ - 1,5đ – 1,0đ - 0,5đ
	* Mở bài:
Giới thiệu đồ dùng học tập định tả là đồ vật gì, do đâu mà có? (0,75 điểm) 
	* Thân bài: 
- Tả bao quát, tả chi tiết các bộ phận nổi bật của đồ vật định tả. (1,0 điểm)
- Nêu tác dụng của đồ dùng học tập đó, có lồng cảm xúc của người tả. (0,5 điểm)
	* Kết bài: 
Nêu tình cảm, thái độ của em đối với đồ dùng học tập đó. (0,75 điểm)
* Lưu ý:
	Tuỳ vào mức độ bài viết của các em, giáo viên có thể cho các thang điểm: 
Mở bài: 0,75 đ – 0,5 đ – 0,25 đ
Thân bài: 1,5 đ – 1,25 đ – 1,0 đ – 0,75 đ – 0,5 đ
Kết bài: 0,75 đ – 0,5 đ – 0,25 đ
- Lạc đề: Không cho điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc