Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Tắc Vân 1

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Tắc Vân 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì I Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2011-2012 - Trường Tiểu học Tắc Vân 1
Trường TH Tắc Vân 1.
Họ và tên:____________________
Lớp :__________
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Môn : Tiếng Việt (đọc hiểu)
Năm học : 2011 – 2012
Lớp : 4 Thời gian : 30 phút
ĐIỂM
Đề : Đọc thầm và làm bài tập : (5đ)
Nếu chúng mình có phép lạ
	Nếu chúng mình có phép lạ
	Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
	Chớp mắt thành cây đầy quả
	Tha hồ hái chén ngọt lành
	Nếu chúng mình có phép lạ
	Ngủ dậy thành người lớn ngay
	Đứa thì lặn xuống đáy biển
	Đứa thì ngồi lái máy bay.
	Nếu chúng mình có phép lạ
	Hái triệu vì sao xuống cùng
	Đúc thành ông mặt trời mới
	Mãi mãi không còn mùa đông.
	Nếu chúng mình có phép lạ
	Hóa trái bom thành trái ngon
	Trong ruột không còn thuốc nổ
	Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
	Nếu chúng mình có phép lạ !
	Nếu chúng mình có phép lạ !
	Định Hải
Phần A/ Dựa vào nội dung bài tập đọc, đánh dấu X vào ô trước câu trả lời đúng. 
Câu 1 (0,5đ) : Việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” nói lên điều gì ? 
A. Nói lên các bạn nhỏ muốn có phép lạ. 
B. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha.
C. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ chỉ là viển vông.. 
D. Nói lên mong ước của các bạn nhỏ.
Câu 2(0,5đ) : Khổ thơ thứ nhất, các bạn nhỏ ước điều gì ?
A. Các bạn nhỏ ước muốn mình có phép lạ. 
B. Các bạn nhỏ ước muốn ngủ dậy thành người lớn ngay.
C. Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
D. các bạn nhỏ ước trái đất không còn mùa đông.
Câu 3(0,5đ) : Khổ thơ cuối cùng có gì đặc biệt ?
A.Chỉ có 1 câu
B. chỉ có 6 từ
C. Gồm 2 câu giống nhau hoàn toàn 
Câu 4 (0,5đ) : Cách nói Mãi mãi không còn mùa đông mang ý nghĩa gì ?
A. Trái đất ấm áp, không còn mua đông giá lạnh. 
B. Trái đất ấm áp, không còn người khổ vì giá lạnh.
C. Trái đất chỉ có các mùa dễ chịu. 
D. Trái đất ấm áp, thời tiết nơi nơi thuận hòa, không còn thiên tai, không còn 
	những tai họa đe dọa con người.
Câu 5 (0,5đ) : Cách nói Hóa trái bom thành trái ngọt mang ý nghĩa gì ?
A. Ước trái đất không còn bom đạn. 
B. Ước trái đất toàn là trái ngon để ăn..
C. Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
Câu 6 (0,5đ) : Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ gồm mấy khổ ? 
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7 (0,5đ) : Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy ?
A. nô nức, dẻo dai, cứng cáp. 
B. nô nức, nhũn nhặn, mộc mạc.
C. nô nức, mộc mạc, bờ bãi.
Câu 8 (0,5đ) : Những mơ ước nào giúp ích cho con người ?
A. Mơ ước chính đáng. 
B. Mơ ước viển vông.
C. Mơ ước hão huyền.
Câu 9 (0,5đ) : Từ nào có thể thay thế cho từ “mơ ước”? 
A. Khát vọng
B. Hi vọng
C. Ý tưởng
D. Tưởng tượng
Câu 10 (0,5đ) : Động từ trong câu “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày may” ? 
A. Anh nhìn trăng. 
B. Nghĩ tới ngày mai.
C. Nhìn, nghĩ. 
D. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (0,5đ) : Việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” nói lên điều gì ? 
B. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất thiết tha.
Câu 2(0,5đ) : Khổ thơ thứ nhất, các bạn nhỏ ước điều gì ?
C. Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
Câu 3(0,5đ) : Khổ thơ cuối cùng có gì đặc biệt ?
C. Gồm 2 câu giống nhau hoàn toàn 
Câu 4 (0,5đ) : Cách nói Mãi mãi không còn mùa đông mang ý nghĩa gì ?
D. Trái đất ấm áp, thời tiết nơi nơi thuận hòa, không còn thiên tai, không còn 
	những tai họa đe dọa con người.
Câu 5 (0,5đ) : Cách nói Hóa trái bom thành trái ngọt mang ý nghĩa gì ?
C. Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
Câu 6 (0,5đ) : Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ gồm mấy khổ ? 
D. 5
Câu 7 (0,5đ) : Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy ?
B. nô nức, nhũn nhặn, mộc mạc.
Câu 8 (0,5đ) : Những mơ ước nào giúp ích cho con người ?
A. Mơ ước chính đáng. 
Câu 9 (0,5đ) : Từ nào có thể thay thế cho từ “mơ ước”? 
A. Khát vọng
Câu 10 (0,5đ) : Động từ trong câu “Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày may” ? 
C. Nhìn, nghĩ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKTDK_GHKI_1112.doc