Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Quảng Nạp

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Quảng Nạp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Quảng Nạp
PHÒNG GD - ĐT THANH BA
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG NẠP
ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Thời gian làm bài: 40 phút
Họ và tên HS.............................................
Lớp.......................................... 
Điểm...............................................
Nhận xét của giáo viên chấm
........................................................................................
A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học trong học kỳ I ở sách Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 - 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
 2. Đọc hiểu: (4 điểm) 
- Đọc thầm bài Tập đọc “Người liên lạc nhỏ tuổi” và khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các bài tập sau:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
	A. Đi liên lạc với cán bộ.
	B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây.
	C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm.
Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?
	A. Bác cán bộ già rồi.
	B. Bác muốn làm thầy cúng.
	C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường
B. Hai bác cháu cùng đi.
C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ.
Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là:
	A. đá.	B. đường	C. sáng
B. KIỂM TRA VIẾT
	1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên “Gian đầu nhà rông .... cúng tế”) (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)
Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ em.
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I - NĂM HỌC: 2013-2014
 Môn: Tiếng Việt –Lớp 3 	Thời gian: 90 phút 
A.KIỂM TRA ĐỌC: 
I.Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.
II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
 BÀI ĐỌC : CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
 Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
 Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
 - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
 Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
 Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
 Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào ?
A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm. 
b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì ?
Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt ?
Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ?
Người đi rất đông. B. Đàn kiến đông đúc. C. Người đông như kiến 
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
 Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:	 
Ông tôi rất thích đọc báo
Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập
Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ 
Huy có thích học đàn không 
Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
.....................................................................................................................................................B.KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả : (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)
 (viết từ “Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng tế.”)
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.
 PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I- LỚP 3
TRƯỜNG TH SỐ 1 MỸ THÀNH Năm học: 2015- 2016
 Môn : TIẾNG VIỆT 
 Họ và tên học sinh :  - Lớp: ..
 A- Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng việt:
 Cho văn bản sau:
 Thả diều
 Cánh diều no gió Trời như cánh đồng
 Sáo nó thổi vang Xong mùa gặt hái
 Sao trời trôi qua Diều em lưỡi liềm
 Diều thành trăng vàng. Ai quên bỏ lại.
 Cánh diều no gió Cánh diều no gió
 Tiếng nó trong ngần Nhạc trời reo vang
 Diều hay chiếc thuyền Tiếng diều xanh lúa
 Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng.
 TRẦN ĐĂNG KHOA
 Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
 A.1- Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc hai khổ thơ trong bài thơ “Thả diều”
 A.2- Đọc thầm và làm bài tập (4,5 điểm) – (Thời gian 15 – 20 phút)
 - Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
 Câu 1: Câu thơ “Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?
 A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần
 Câu 2: Câu thơ “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
 A. Vào ban ngày B. Vào lúc hoàng hôn C. Vào ban đêm
 Câu 3: Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào?
Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.
 Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
thả diều, phơi, gặt hái
trong ngần, chơi vơi, xanh
cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
 Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
Tiếng sáo diều trong ngần.
Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
 - Tự luận:
 Câu 6: Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào?
...........................................................................................................................................
 Câu 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau:
 “Tiếng diều xanh lúa- Uốn cong tre làng.”
 Câu 8: Khổ thơ 4 có hình ảnh so sánh nào?
............................................................................................................................................
 B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:
 B.1- Chính tả nghe- viết (2,0 điểm) – Thời gian 15 phút
Cảng Cam Ranh
 Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Cảng Cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế, quanh năm lúc nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả ...
 ĐẮC TRUNG
 B.2- Viết văn (2,0 điểm) – Thời gian 35 phút
 Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) Kể về một vùng quê nơi em đang ở hoặc nơi em yêu thích.
 Gợi ý: a) Đó là vùng quê ở đâu? b) Cảnh đẹp, con người ở vùng quê có gì đáng yêu?
 c) Em thích nhất điều gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2014_2015.doc