Đề kiểm tra chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 289 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 700Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 289 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng Sinh học 12 - Mã đề 289 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT A Nghĩa Hưng
SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT A NGHĨA HƯNG
 (Đề thi có 5 trang)
ĐỀ KIẺM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017
Môn : SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh: .............................................Số báo danh: ............................. MÃ ĐỀ:289
Câu 1: Khi nghiên cứu nguồn gốc sự sống, Milơ và Urây làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của Trái Đất gồm
 A. CH4, NH3, H2 và hơi nước.	B. CH4 , N2 , H2 và hơi nước.
 C. CH4, NH3, H2 và O2 .	D. CH4 , NH3 , CO2 và hơi nước.
Câu 2: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần
kiểu gen
Thế hệ F1
Thế hệ F2
Thế hệ F3
Thế hệ F4
Thế hệ F5
AA
0,64
0,60
0,54
0,46
0,40
Aa
0,32
0,30
0,26
0,24
0,20
aa
0,04
0,10
0,20
0,30
0,4
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. chọn lọc tự nhiên.	B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. đột biến.	D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 3: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
	A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
	B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
	C. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
	D. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
Câu 4: Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1? 
A. Aabb × aaBb. 	B. AaBb × AaBb. 	C. AaBB × AABb. 	D. AaBB × AaBb. 
Câu 5: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là quần thể?
A. Tập hợp các con mối sống trong một tổ mối ở góc vườn .
B. Tập hợp cá sống trong vườn quốc gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cá sống ở Hồ Tây.
Câu 6: khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
C. Mật độ cá thể của quần thể không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. 
Câu 7: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
	 A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
	 B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.
	 C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
	 D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng
A. gới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. gới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. gới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhât 
D. gới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được
Câu 9: Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên
A. tăng cường đánh bắt vì quần thể đang ổn định.
B. dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt.
C. hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
D. tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
Câu 10: Số lượng cá thể chói sói và nai sừng tấm trong giai đoạn 1955 – 1996 được cho bởi đồ thị sau
 Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Biến động số lượng của hai loài thuộc loại không theo chu kì.
	B. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc vào nhau.
	C. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnhtrong giai đoạn 1990 – 1996.
	D. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965 – 1975 là một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975 – 1980. 
Câu 11: Mạch nào của gen làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã 	
	A. mạch mã hoá.	B. mARN.	C. mạch mã gốc.	D. tARN.
Câu 12: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1? 
(1) AAAa × AAAa.	(2) Aaaa × Aaaa.	(3) AAaa × AAAa.	(4) AAaa × Aaaa.
Đáp án đúng là 
A. (2), (3).	B. (1), (4).	C. (1), (2).	D. (3), (4).
Câu 13: Trong các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
 1. Chọn lọc tự nhiên. 	 2. Đột biến. 	 3. Di – nhập gen. 
 4. Giao phối ngẫu nhiên. 	 5. yếu tố ngẫu nhiên. 	6. Giao phối không ngẫu nhiên.
 A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
	 A. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
	 B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
	 C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
	 D. tạo ra các alen mới, làm tần số alen thay đổi theo một hướng xác định.
Câu 15: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT- TTA – XXT – XGG- GXG – GXX – GAA – ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp cho gen đột biến tổng hợp là
A. 7 aa.	B. 6aa.	C. 4 aa.	D. 5 aa.
Câu 16: Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ban đầu là 0,3AA: 0,3Aa: 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là
A. 0,43125AA: 0,0375Aa: 0,53125aa.	B. 0,5500AA: 0,1500Aa: 0,3000aa.
C. 0,1450AA: 0,3545Aa: 0,5005aa.	D. 0,2515AA: 0,1250Aa: 0,6235aa.
Câu 17: Quan sát dạng mỏ của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt được mô tả như hình dưới đây:
Những dấu hiệu khác nhau của mỏ ở trên phản ánh điều gì? 	
1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim.
2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi.
3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng.
4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi.
5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng.
Tổ hợp câu trả lời đúng là
 	 A. 1,2,3. B. 1,2,3,4 C. 1,2.	 D. 2,3,4,5.
Câu 18: Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm H5N1 rồi lây lan sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái đúng nhất gây ra hiện tượng trên là
A. yếu tố vô sinh.	B. yếu tố không phụ thuộc mật độ.
C. yếu tố phụ thuộc mật độ.	D. yếu tố giới hạn.
Câu 19: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)
	A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
	C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
	D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 20: Phát biểu nào không đúng về ưu thế lai? 
	A. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, năng suất cao hơn hẳn dạng bố mẹ. 
	B. Ưu thế lai có thể được tạo ra bằng lai khác dòng, lai khác thứ, lai xa.
	C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1. 
	D. Người ta thường dùng con lai F1 có ưu thế lai cao làm giống.
Câu 21: Biến dị cá thể có đặc điểm
	1- xuất hiện riêng lẽ trong quá trình sinh sản vô tính.
	2- xuất hiện vô hướng trong quá trình sinh sản hữu tính.
	3- là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
	4- giúp sinh vật thích nghi thụ động với môi trường.
Phương án đúng:	A. 1, 2.	B. 2, 3.	C. 3, 4.	D. 1, 3, 4.
Câu 22: Kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học 
	A. hình thành các tế bào bào sơ khai (protobiont).
	B. hình thành cơ thể đơn bào có cấu tạo đơn giản nhất.
	C. hình thành cơ thể đa bào có cấu tạo đơn giản nhất.
	D. hình thành các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.
Câu 23: Trong tự nhiên con đường hình thành loài mới nhanh nhất là 
	A. địa lý. 	B. sinh thái. 
	C. lai xa và đa bội hóa. 	D. cách ly tập tính.
Câu 24: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là do.
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau.
B. chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau.
C. các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.
D. các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái.
Câu 25: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
	A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
	B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
	C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
	D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại phát triển của quần thể.
Câu 26: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60 C đến 420 thì nội dung không đúng là
A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
B. khoảng thuận lợi là từ 5,60C đến 420C .
C. nhiệt độ 420C gọi là ngoài giới hạn chịu đựng.
D. nhiệt độ 5,60C và 420C gọi là điểm gây chết.
Câu 27: Biến đổi một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến gen.	B. đột biến	C. đột biến điểm.	D. thể đột biến.
Câu 28: Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
	A. 16%	B. 4%	C. 9%	D. 8%
Câu 29: Xét 4 quần thể của một loài cây thân thảo sống trong 4 môi trường có diện tích khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước (số lượng) lớn nhất?
A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 520m2 và có mật độ 18 cá thể/1m2.
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 340m2 và có mật độ 56 cá thể/1m2.
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 780m2 và có mật độ 24 cá thể/1m2.
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 280m2 và có mật độ 16 cá thể/1m2.
Câu 30: Cho các nhận xét sau:
(1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau.
(2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái.
(3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.
(4) Khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 200C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi.
(5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 31: Bệnh, tật nào sau đây thuộc bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh ung thư máu, bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng Đao.
B. Bệnh ung thư, bệnh mù màu, hội chứng Klaiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ.
D. Bệnh phêninkêtôniệu, bệnh bạch tạng, bệnh máu khó đông.
Câu 32: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn; tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai Y, kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ
	A. 45%.	B. 35%.	C. 40%.	D. 22,5%.
Bài 33: Trong một giống thỏ, các alen quy định màu lông có mối quan hệ trội lặn như sau: Cx (xám) > Cn (nâu) > Cv (vàng) > Ct (trắng). Người ta lai thỏ lông xám với thỏ lông vàng thu được đời con F1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng.
Có 2 phép lai cho đời con F1 50% thỏ lông xám và 50% thỏ lông vàng. 
Có tối đa 8 cặp lai giữa thỏ lông xám với thỏ lông vàng (không tính phép lai thuận nghịch).
Phép lai giữa thỏ xám đồng hợp với thỏ vàng tạo ra 1 loại kiểu gen.
Có 3 phép lai (không tính phép lai thuận nghịch) cho đời con có KG phân li 1:1:1:1.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 34: Một quần thể thực vật tự thụ, thế hệ xuất phát P có thành phần các kiểu gen như sau:
 P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb = 1
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể kiểu gen aabb không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể ở thế hệ F2 là đúng.
	1. Có tối đa 10 loại kiểu gen.
	2. Không có cá thể nào có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen.
	3. Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.
	4. Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ là 32,3%.
	A. 1	B. 2 	C. 3 	D. 0
Câu 35: Trong trường hợp mỗi gen quy đinh 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, nếu có hiện tượng hoán vị gen, cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn đời con, số kiểu gen và kiểu hình là tối đa là
A. 27 kiểu gen; 8 kiểu hình.	B. 36 kiểu gen;	8 kiểu hình.
C. 36 kiểu gen; 4 kiểu hình.	D. 9 kiểu gen; 8 kiểu hình.
Câu 36: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là
A. 0,3 ; 0,7	B. 0,8 ; 0,2	C. 0,7 ; 0,3	D. 0,2 ; 0,8
Câu 37: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là
A. 1 vàng: 2 đỏ.	B. 1 vàng: 1đỏ.	C. 3 đỏ: 1 vàng.	D. 3 vàng: 1 đỏ.
Câu 38: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDdEe x AabbDdEe sẽ cho thế hệ sau
	A. 16 kiểu hình ; 54 kiểu gen.	B. 8 kiểu hình ; 54 kiểu gen.
	C. 8 kiểu hình ; 12 kiểu gen.	D. 16 kiểu hình ; 27 kiểu gen.
Câu 39: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 3'XAU5'.	B. 3'AUG5'.	C. 5'XAU3'.	D. 5'AUG3'.
Câu 40: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự
A. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
B. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A).	
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Sinh_THPT_A_Nghia_Hung.doc