SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Q.T TRƯỜNG THPT GIO LINH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (28 câu trắc nghiệm-01 câu tự luận) Mã đề thi 001 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. A. TRẮC NGHIỆM. (6 điểm) Câu 1: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? A. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. B. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam. D. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam. Câu 2: Vì sao cao trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945? A. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung quanh Đảng. B. Tất cả đều đúng. C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi. D. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao. Câu 3: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3- 2- 1930) thể hiện như thế nào? A. Câu A và B đúng. B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua. C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Câu 4: Từ ngày 10 đến 19-5-1941 ở Việt Nam diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng có liên quan đến Cách mạng tháng Tám? A. Đức mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên Xô. B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc. C. Diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. D. Câu A và C đúng. Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng 3-2-1930 đã thông qua: A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. B. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo. C. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyền Ái Quốc khởi thảo. D. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Câu 6: Hội nghị (11 - 1939) của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là gì? A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách, B. Tất cả các nhiệm vụ trên C. Chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh. D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu. Câu 7: Đảng ta xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939-1945 là? A. Bọn đế quốc và phát xít. B. Bọn phát xít Nhật. C. Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. D. Bọn đế quốc và tay sai. Câu 8: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930? A. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công- nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”. B. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đao. D. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thê giới. Câu 9: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo? A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đế quốc trước, đánh phong kiến sau. D. Câu A và B đúng. Câu 10: Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Việt Minh. C. Mặt trận Đồng minh. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Câu 11: Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào? A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng. C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn. Câu 12: Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 là: A. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù. B. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu. C. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Câu 13: Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào? A. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến. C. Công nhân, nông dân, tư sản. D. Công nhân và nông dân. Câu 14: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào? A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Câu 15: Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939 là? A. Bọn phản động thuộc địa cùng bè lủ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp. B. Thực dân Pháp. C. Bọn phong kiến. D. Câu A và B đúng. Câu 16: Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là gì? A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập. B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày. C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. Tất cả đều đúng. Câu 17: Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì? A. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy. B. Tất cả các nguyên nhân trên. C. Ngăn chặn không cho vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc. D. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu. Câu 18: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Aí Quốc khởi thảo, đó là: A. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc. B. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. C. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. Câu 19: Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện nào? A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (3-1929). B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng (6-1929). C. Thành lập An Nam cộng sản đảng (7- 1929). D. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929). Câu 20: Đến tháng 11 - 1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì? A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận phản đế, phản phong. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 21: Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939? A. Nghị quyết Đạị hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản. B. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936. C. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ-Tĩnh. D. Câu A và C đúng. Câu 22: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng, lúc mới thành lập có bao nhiêu người? A. Đồng chí Võ Nguyên Giáp - Có 36 người. B. Đồng chí Trường Chinh - Có 34 người. C. Đồng chí Hoàng Sâm - Có 34 người. D. Đồng chí Phạm.Hùng - Có 35 người. Câu 23: Nét nỗi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 là gì? A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao. C. Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh. D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú. Câu 24: Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa lịch sử của sự kiện nào: A. Thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng. C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Thành lập An Nam cộng sản đảng. Câu 25: Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945? A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. B. Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương 11/1939. C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân. Câu 26: Hội nghị Trung ương (11-1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng như thế nào? A. Mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương. B. Kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. C. Xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật. D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 27: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. B. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân. C. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến. Câu 28: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộmg sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì? A. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội. B. Độc lập dân tộc và dân chủ. C. Độc lập dân tộc và tự do. D. Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng . B. TỰ LUẬN. (4 điểm) Câu 1: Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. (4 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: