Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Lịch sử – lớp 12 – thpt

doc 5 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1458Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Lịch sử – lớp 12 – thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Lịch sử – lớp 12 – thpt
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP 12 - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 02 tháng 4 năm 2015
================
 Câu 1 (6,0 điểm)
	 Trình bày những nét chính trong quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu ba. Năm 2014, hoạt động nào được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa hợp trong quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Mĩ và Cu ba?
Câu 2 (3,0 điểm)
	 Nêu sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Điều đó có ý nghĩa gì đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam‎?
Câu 3 (4,0 điểm)
	Trong Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa có đoạn:
	“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!
 Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!”.
Anh (chị) hãy cho biết “Quân lệnh số 1” được ban bố thời gian nào? Việc ban bố “Quân lệnh số 1” đưa đến quyết định gì? Tóm tắt diễn biến và ‎ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Câu 4 (4,0 điểm)
	Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong các tài liệu nào? Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đó. 
Câu 5 (3,0 điểm)
	Lập bảng so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam theo mẫu: 
Nội dung so sánh
Chiến tranh đặc biệt
Chiến tranh cục bộ
Giống nhau
Âm mưu
Bản chất
Lực lượng
Biện pháp
Khác nhau
Lực lượng
Biện pháp
Quy mô
-------------------HẾT--------------------
(Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
UBND tØnh B¾c Ninh
Së Gi¸o dôc vµ §µo T¹o
Hd chÊm thi chän häc sinh giái tØnh
N¨m häc 2014-2015
M«n thi : Lịch sử 12 THPT
Ngµy thi: 02/4/2015
Câu 1 (6,0 điểm)
Trình bày những nét chính trong quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cu ba. Năm 2014, hoạt động nào được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa hợp trong quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Mĩ và Cu ba?
Câu
Nội dung chính
Điểm
Trình bày...
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952 tướng Batixta... thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cuba. Chúng áp đặt chính sách phản động... không cam chịu sự tàn bạo của chế độ này, các tầng lớp nhân dân Cuba đã đấu tranh bền bỉ nhằm chống chế độ độc tài thân Mĩ giành quyền dân chủ cho nhân dân.
- Ngày 26/7/1953 dưới sự chỉ đạo của luật sư Phiđen Caxtơrô, 135 thanh niên yêu nước đã tấn công vào pháo đài Môncađa... bị đàn áp. Phiđen bị trục xuất sang Mêhico...
 - Cuối tháng năm 1956, Phiđen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về Cuba... được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh...
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba giành thắng lợi hoàn toàn.
- Thắng lợi của cách mạng Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ La tinh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh
- Trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX, phong trào chống độc tài thân Mĩ diễn ra liên tiếp dưới nhiều hình thức và giành thắng lợi... Cuba trở thành nước XHCN đầu tiên ở Tây bán cầu, góp phần làm cho CNXH nối liền từ Âu sang Á sang Mĩ La tinh.
1,0đ
1,0đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
Sự kiện là bước ngoặt đánh dấu sự hòa hợp quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Mĩ và Cu ba là: Mĩ tuyên bố bình thường hóa những liên kết ngoại giao và kinh tế với Cuba (ngày 18/12/2014).
1,0đ
 Câu 2 (3,0 điểm)
	 Nêu sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Điều đó có ý nghĩa gì đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam‎?
Câu
Nội dung chính
Điểm
Sự xuất hiện
- Cuối tháng 3/1929, một số hội viên của Hội VNCMTN ở Bắc kì... lập chi bộ Cộng sản đầu tiên...
- Tháng 5/1929, Đại hội thứ nhất của Hội VNCMTN họp... về việc thành lập một chính đảng Cộng sản...song không được chấp nhận ....
- Tháng 6/1929, đại biểu ở miền Bắc họp... quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng...
- Tháng 8/1929, cán bộ tiên tiến trong... ở Nam Kì ... thành lập An Nam Cộng sản đảng...
- Tháng 9/1929, những đảng viên tiên tiến trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn...
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Ý nghĩa
- Đây là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc.... Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân... chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành được ưu thế trong phong trào đấu tranh dân tộc
- Tuy nhiên, các tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau ... yêu cầu phải thống nhất các tổ chức cộng sản... Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (4,0 điểm)
	Trong Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa có đoạn:
	“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!
 Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!”.
Anh (chị) hãy cho biết “Quân lệnh số 1” được ban bố thời gian nào ? Việc ban bố “Quân lệnh số 1” đưa đến quyết định gì ? Tóm tắt diễn biến và ‎ý nghĩa của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Bản “Quân lệnh số 1” được ban bố ngày 13/8/1945 khi nhận được thông tin về việc Nhật Bản đầu hàng.
Việc ban bố... đưa đến quyết định chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
0,5đ
0,5đ
Tóm tắt diễn biến và ý nghĩa
- Chiều ngày 16/8/1945 theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị... do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ ...về giải phóng...
- Ngày 18/8, nhân dân Bắc Giang – Hải Dương – Hà Tĩnh – Quảng Nam giành chính quyền....
- Ở Hà Nội, Ủy ban khởi nghĩa quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8/1945... Tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.
- Ở Huế, ngày 23/8, hàng vạn quần chúng nhân dân... chính quyền về tay nhân dân.
- Tại Sài Gòn, sáng 25/8 các đơn vị “Xung phong công đoàn” đánh chiếm Sở mật thám, Sở cảnh sát... giành chính quyền.
- Đồng Nai Thượng và Hà Tiên là những địa phương giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28/8/1945...
- Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi mở ra bước ngoặt lớn....phá tan xiềng xích nô lệ của....ách thống trị của ...lật nhào ngai vàng phong kiến...đánh dấu bước phát triển ....mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên... đã phá tan xiềng xích..... lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa...
 - Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít....cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc ...
 0,25
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
Câu 4 (4,0 điểm)
	Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong các tài liệu nào? Phân tích nội dung cơ bản của đường lối đó. 
Đường lối ... trong các tài liệu sau:
- Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
- Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
- Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của....Trường Chinh (9/1947).
1,0đ
Phân tích
- Những tài liệu trên là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống TD Pháp. Đó là đường lối toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân là cuộc kháng chiến huy động toàn dân tham gia... Đảng ta phát huy tinh thần yêu nước... dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin; sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp chung của... Việc toàn dân tham gia kháng chiến góp phần phát huy tinh thần đoàn kết...
+ Kháng chiến toàn diện... TD Pháp dùng mọi thủ đoạn để xâm lược nước ta nên nhân dân ta phải đấu tranh toàn diện để làm thất bại... phát huy sự sáng tạo của từng giai cấp... tạo cơ sở để mở rộng hậu phương về mọi mặt... tranh thủ được sự giúp đỡ của quốc tế.
+ Kháng chiến trường kì là... do so sánh tương quan lực lượng... tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi quyết định, phát huy hiệu quả truyền thống đấu tranh của ông cha,.... từ phân tán, cô lập lực lượng địch... phát triển lực lượng kháng chiến về mọi mặt... Đồng thời, vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước
+ Tự lực cánh sinh... nhằm phát huy nội lực của bản thân tránh bị động trông vào sự giúp đỡ từ bên ngoài... vẫn coi trọng sự giúp đỡ quốc tế.... tranh thủ mọi sự ủng hộ về vật chất, tinh thần... đưa cuộc kháng chiến chống TD Pháp mang tính chính nghĩa và tính nhân dân sâu sắc
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5 (3,0 điểm)
	Lập bảng so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam theo mẫu:
Nội dung so sánh
Chiến tranh đặc biệt
Chiến tranh cục bộ
Giống nhau
Âm mưu
Các chiến lược... đều nhằm áp đặt CNTD mới ở nước ta, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành và căn cứu quân sự, ngăn chặn làn sóng cộng sản... mở rộng đánh chiếm ra miền Bắc... chia cắt lâu dài nước ta.
0,5đ
Bản chất
Đều là những loại hình chiến lược chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mĩ nằm trong chiến lược toàn cầu
0,5đ
Lực lượng
Dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn, do Mĩ chỉ huy
0,25đ
Biện pháp
Sử dụng các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ như viện trợ kinh tế và quân sự.... chú trọng vào biện pháp “bình định” nhằm chiếm đất, chiếm dân
0,25đ
Khác nhau
Lực lượng
Lực lượng chủ yếu là quân đội Sài Gòn
Lực lượng chủ yếu là quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
0,5đ
Biện pháp
Dồn dân vào “Ấp chiến lược”... nhằm tách nhân dân... bình định... Ngoài ra, sử dụng “trực thăng vận” “Thiết xa vận”...
Dựa vào ưu thế quân đội đông, hỏa lực mạnh, Mĩ liên tiếp mở các đợt hành quân “bình định” và “tìm diệt” vào vùng đất thánh Việt cộng...
0,5đ
Quy mô
Ở miền Nam Việt Nam
Trong cả nước: tăng cường chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc.
0,5đ
----------------------HẾT----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG Cấp tỉnh 2015.doc