MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I – LỚP 12 Năm học 2015-2016 Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ - Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế -xã hội và quốc phòng 2,5 điểm 3,0 điểm ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN - Trình bày đặc điểm địa hình khu vực miền núi Đông Bắc và Tây Bắc - Trình bày đặc điểm địa hình khu vực miền núi Trường sơn Bắc và Trường Sơn Nam. - Trình bày đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam - Phân tích thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi. - Phân tích thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng. - So sánh sự khác nhau giữa các khu vực địa hình 2,5 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm Tổng số điểm 10 Tổng số câu 04 2 câu: 5,0 điểm 50 % tổng số điểm 1 câu: 3,0 điểm 30% tổng số điểm 1 câu: 2,0 điểm 20 % tổng số điểm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn: Địa Lí-12 Năm học: 2015 - 2016 ĐỀ 1. Câu 1: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lí nước Việt Nam (2,5đ) Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta (2,5đ) Câu 3: Phân tích các thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (3điểm) Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam (2điểm) ĐÁP ÁN Câu 1: Vị trí địa lí nước Việt Nam (2,5đ) - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. (0,5đ) - Tiếp giáp với nhiều nước trên đất liền và trên biển: + Trên đất liền: giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia (0,5đ) +Trên biển: giáp Malaixia, Philippin, Trung Quốc, Campuchia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Bru-nây (0,5đ) - Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. (0,5đ) - Hệ toạ độ địa lí : (1đ) * Trên đất liền: + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( xã,Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ) + Điểm cực Nam : 8034’ B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ) + Điểm cực Tây : 102009’ Đ ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ) + Điểm cực Đông: 109024’ Đ ( xã Vanh Thạnh, huyện Vạn Ninh,tỉnh Khánh Hoà ) * Trên biển: Hệ tọa độ địa lí kéo dài tới khoảng Vĩ độ 6050’B, và khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’ Đ tại Biển Đông Câu 2: Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta (2,5đ) - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả (0,5đ) - Địa hình cao nhất nước ta, với 3 dải địa hình có hướng Tây bắc - đông nam: + Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng cao nhất cả nước (3143m) (0,5đ) + Phía tây núi cao trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào,. (0,5đ) + Ở giữa là các dãy núi thấp, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi, các thung lũng sông. (0,5đ) - Hướng nghiêng: thấp dần về phía tây (0,5đ) Câu 2: Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (3điểm) *Thế mạnh - Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, nông sản chính là lúa gạo. (0,75đ) - Cung cấp nguồn lợi thiên nhiên khác như thủy sản, khoáng sản, lâm sản (0,5đ) - Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. Phát triển giao thông đường bộ và đường thủy. (0,75đ) * Hạn chế: Các thiên tai: bão, lụt, hạn hán gây thiệt hại về người và tài sản (1đ) Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam * Giống nhau: (0,5đ) - Hướng chủ yếu là : tây bắc – đông Nam - Địa hình núi có độ cao trên 1.500m - Một số nhánh núi đâm ngang ra biển * Khác nhau - Vùng núi Trường Sơn Bắc: (0,75điểm) + Gồm các dãy núi song song, so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam + Thấp và hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. + Dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển, là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. - Vùng núi Trường Sơn Nam ( 0,75điểm) + Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan + Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ + Có sự bất đối xứng giữa hai sườn đông – tây. Phía Đông là địa hình núi, có nhiều đỉnh núi cao; phía Tây là các cao nguyên ba dan tương đối bằng phẳng và các bán bình nguyên xen đồi. ------------------------- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Môn : Địa lí 12 Năm học: 2015 - 2016 ĐỀ 2. Câu 1: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy trình bày phạm vi lãnh thổ nước ta (2,5đ) Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đối với: địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta (2,5điểm) Câu 3: Phân tích các thế mạnh của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (3đ) Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc (2điểm) ĐÁP ÁN Câu 1: Phạm vi lãnh thổ nước ta. Gồm 3 bộ phận: * Vùng đất (1đ) - Diện tích đất liền và hải đảo là 331 212 km2 . - Biên giới có hơn 4600km. Giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Đường bờ biển dài 3260km - Nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa (Đà Nẵng) * Vùng biển: (1đ) - Trên biển giáp: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan, Bru-nây - Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. * Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta. (0,5đ) Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của biển Đông đối với: địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta (2,5đ) + Địa hình ven biển rất đa dạng có các dạng địa hình : vịnh cửa sông, cồn cát, vũng, vịnh, đảo ven bờ, rạn san hô, tam giác châu thổ có nhiều giá trị về kinh tế và du lịch. ( 1,25điểm) + Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, Hệ sinh thái trên đất phèn, Hệ sinh thái rừng trên các đảo. ( 1,25điểm) Câu 3: Thế mạnh của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (3đ) - Tập trung nhiều mỏ khoáng sản là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. (0,5đ) - Rừng và đất trồng tạo cơ sở cho phát triển lâm – nông nghiệp nhiệt đới và đa dạng hóa cây trồng. Rừng giàu về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới. (0,5đ) + Các cao nguyên và thung lũng hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. (0,5đ) + Bán bình nguyên và vùng đồi trung du thích hợp trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lương thực. (0,5đ) - Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng lớn về thuỷ điện.(0,5đ) - Tiềm năng về du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái (0,5đ) Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc * Giống nhau: (0,5đ) - Có hương nghiêng chung: tây bắc – đông nam - Có các dãy núi hướng tây bắc – đông nam. - Có các đỉnh núi cao trên 2.000m * Khác nhau a. Vùng núi Đông Bắc 0,75đ) - Nằm ở phái đông thung lũng sông Hồng - Núi thấp là chủ yếu, theo hướng cánh cung, với 4 cánh cung lớn: Sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và phía đông b. Vùng núi Tây Bắc (0,75đ) - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả - Địa hình cao nhất nước ta, với 3 dải địa hình có hướng Tây bắc - đông nam: Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ. Phía tây núi cao trung bình. Ở giữa là các dãy núi thấp, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi, các thung lũng sông. GVBM Phùng Thị Tuyết Anh
Tài liệu đính kèm: