Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Trực

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Trực
 SỞ GD - ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG THPT NAM TRỰC	 Năm học 2016 – 2017
 MÔN THI: Vật Lí LỚP 11
 (Thời gian: 60 phút không kể thời gian giao đề)
A, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
I.Định luật Cu - lông
I.1. Nhận biết: 1 câu (số câu này là số câu cần có trong đề thi, không phải là tổng số câu trong phần này)
Câu 1. Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?
A. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích	 
B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích
C. có phương là đường thẳng nối hai điện tích	 
D. là lực hút khi hai điện tích trái dấu
I.2 Thông hiểu: 1 câu
Câu 2. Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là e = 4 thì lực hút giữa chúng là
 A. F' =0,25 F	 B. F' = 0,5F	 
 C. F' = 2F	 D. F' = 4F 
II. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích 
II.1. Nhận biết: 1 câu 
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
II.2. Thông hiểu: 2 câu 
Câu 4. Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N, ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? 
A. M và N nhiễm điện trái dấu	 
B. M và N đều không nhiễm điện
 C. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện	 
 D. M và N nhiễm điện cùng dấu
Câu 5. Hai quả cầu kim loại A và B tích điện tích lần lượt là q1 và q2 trong đó q1 là điện tích dương, q2 là điện tích âm q1 >. Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C đang tích điện âm thì chúng
 A. hút nhau	 B. đẩy nhau. 
 C. không hút cũng không đẩy nhau.	 D. có thể hút hoặc đẩy nhau.
III. Cường độ điện trường - Sự cân bằng của điện tích trong điện trường 
III.1. Nhận biết: 1 câu 
Câu 6. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn
A. cùng hướng với lực tác dụng lên điện tích q > 0 đặt tại điểm đó.
B. ngược hướng với lực tác dụng lên điện tích q > 0 đặt tại điểm đó.
C. cùng hướng với lực tác dụng lên điện tích q < 0 đặt tại điểm đó.
D. vuông góc với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
III.2. Thông hiểu: 2 câu
Câu 7. Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
A. 	 B. 	
C. 	 D. 
Câu 8.Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 4 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại điểm đó
A. không đổi.	 B. giảm 2 lần.	
C. tăng 4 lần.	 D. giảm 4 lần.
III. 3: Mức độ vận dụng cao: 1 câu
Câu 9. Hai điện tích q1=q và q2= -9q đặt cố định tại 2 điểm A, B trong không khí với AB=a. Tại điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Độ dài đoạn MA và MB là 
 A. MA= ; MB = .	 B. MA= ; MB = .
 C. MA= ; MB = . D. MA= ; MB = .	
IV. Công của lực điện, điện thế, hiệu điện thế.
 IV. 2 Thông hiểu : 1 Câu
M
N
Câu 10. Một điện tích điểm q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Lực điện trường không thực hiện công.
B. Lực điện trường thực hiện công âm.
C. Lực điện trường thực hiện công dương.
D. Không xác định được công của lực điện trường.
V. Tụ điện
V.1 Nhận biết : 1 câu
Câu 11. Đơn vị của điện dung của tụ điện là
A. V/m (vôn/mét)	 B. C. V (culông. vôn)	
C. V (vôn)	 D. F (fara)
V.2 Thông hiểu : 2 câu
Câu 12. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
A. bản chất của hai bản tụ điện	 B. khoảng cách giữa hai bản tụ
C. hình dạng và kích thước hai bản tụ	 D. điện môi giữa hai bản tụ điện
Câu 13. Một tụ điện phẳng mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 500V. Ngắt tụ khỏi nguồn rồi tăng khoảng cách lên hai lần. Hiệu điện thế của tụ điện khi đó:
 A. giảm hai lần 	 B. tăng hai lần 	
 C. tăng 4 lần 	 D. giảm 4 lần
V.3 Vận dụng cao: 1 câu
Câu 14. Một bộ tụ điện gồm 20 tụ điện giống nhau (C = 10 µF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 250 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có 2 tụ điện bị đánh thủng là:
A. ΔW = 1,736 (mJ)	 B. ΔW = 1,736 (J)
C. ΔW = 0,625 (mJ)	 D. ΔW = 0,625 (J)
VI. Định luật ôm cho đoạn mạch chứa điện trở thuần
 VI.1 Nhận biết : 1 câu 
Câu 15. Biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn, cường độ dòng điện và điện trở của vật dẫn là :
 A. U = I.R B. I = U.R 
 C. R = U.I D. U = I2.R
VI. Thông hiểu: 1 câu
Câu 16. Biểu thức liên hệ giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở của hai vật dẫn mắc nối tiếp là:
A. B. 
C. D. 
VI. 3 Vận dụng cấp độ thấp: 1 câu
 Câu 17. Giữa hai đầu mạng điện có mắc nối tiếp 3 điện trở lần lượt là R1 = 5 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 12 Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,5 A là:
A. 57,5 V 	 B. 1,125 V 	
C. 12,5 V	 D. 30 V 
VII. Điện năng, công suất điện
VII. 1 Mức độ nhận biết (1 câu)
Câu 18. Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. Công tơ điện.	B. tĩnh điện kế.	
C. ampe kế.	D. vôn kế.
VII. 2 Mức độ thông hiểu (1 câu)
Câu 19. Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào sau đây?
 A. ấm điện.	 B. Quạt điện	
 C. ác quy đang nạp điện	 D. bình điện phân
VII.3 Mức độ vận dụng thấp : 1 câu
Câu 20. Khi nối hai cực của nguồn với một mạch ngoài thì công của nguồn điện sản ra trong thời gian 2 phút là 900J. Công suất của nguồn bằng:
A. 7,5 W B. 450 J 
C. 7,5 J D. 450 W
Tổng hợp:
1. Số câu ở cấp độ nhận biết cần trong đề thi: 6 câu
2. Số câu ở cấp độ thông hiểu cần trong đề thi: 10 câu
3. Số câu ở cấp độ vận dụng cần trong đề thi: 2 câu
4. Số câu ở cấp độ vận dụng cao biết cần trong đề thi:2 câu
Tổng số câu trong đề thi:20 câu
B, BÀI TẬP TỰ LUẬN(5 điểm)
Bài 1. Một điện tích điểm Q = 4.10-8 C, khối lượng m = 0,1 g, đặt tại điểm O trong không khí. Một điểm M cách O là 30 cm. 
 a, Cho biết điểm đặt, phương, chiều của do điện tích Q gây ra? Vẽ hình minh họa?
 b, Tính độ lớn của vectơ ?
 c, Gắn điện tích Q vào đầu một sợi dây nhẹ, không giãn, có chiều dài l = 30 cm và đặt vào điện trường đều , có phương nằm ngang, E = 25. 103 V/m. Khi quả cầu ở vị trí cân điện trường đột ngột giảm xuống bằng 0. Xác định vận tốc của điện tích Q ở vị trí cân bằng mới? Bỏ qua sức cản của môi trường.
Bài 2. Trên nhãn tụ điện có ghi 30 - 350 V
 a, Cho biết ý nghĩa của các chỉ số trên? Tụ điện có cho dòng điện không đổi đi qua không? vì sao?
 b, Đặt vào 2 đầu tụ điện U = 350 V. Tính điện tích và năng lượng của tụ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 A. Bài tập trắc nghiệm(5 điểm )
 0,25 điểm/1 câu
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
Câu 
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
 B. Bài tập tự luận (5 điểm)
Bài 1
Nội dung
Điểm
(3 điểm)
Câu a
(1,0 điểm)
Điểm đặt tại M
0,25
Phương : Trùng với đường thẳng nối OM
0,25
Chiều: Hướng ra xa Q (Q>0)
0,25
Vẽ hình đúng O M 
0,25
Câu b (1,0 điểm )
Viết công thức 
0,5
Thay số đúng 
0,25
EM = 4000 V/m
0,25
Câu c
(1 điểm).
Đưa Q vào trong điện trường đều 
Ở vị trí cân bằng A thì Q chịu tác dụng cuat 3 lực (như hình vẽ)
0,25
Theo hình vẽ F= P tgα 0
Thay số α 0 = 450
0,25
Khi đột ngột E = 0 và bỏ qua sức cản của môi trường thì cơ năng của chất điểm Q được bảo toàn 
 Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng mới của vật (vị trí dây treo thẳng đứng) O
 Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng
 WA = WO
0,25
v0 1,33 m/s
0,25
 Bài 2
(2 điểm)
Câu a (1,0 điểm)
Ý nghĩa các chỉ số
Điện dung của tụ là 30 
0,25
Hiệu điện thế giới hạn của tụ là 350 V
0,25
Tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua vì giữa hai bản tụ có lớp điện môi.
0,5
Câu b
(1,0 điểm)
Q= C.U
0,25
Q = 30.10-6. 350=105.10-4 C
0,25
W= =1,8375 J
0,25
W= 1,8375 J
0,25
Lưu ý: Nếu Học sinh có cách làm khác mà vẫn ra kết quả đúng thì vẫn cho điểm.
	Nếu thiếu đơn vị trừ 0,25 đ; cả bài không trừ quá 0,75 đ.
	Điểm bài thi làm tròn đến 0,5điểm
	Nam Trực, ngàytháng ..năm
	Tổ/nhóm trưởng chuyên môn
	(Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_8_tuan_HK_I_nam_20162017.doc