Đề kiểm tra chất lượng cao Vật lí lớp 10 - Mã đề 124 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cao Vật lí lớp 10 - Mã đề 124 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng cao Vật lí lớp 10 - Mã đề 124 - Năm học 2016-2017
MÃ ĐỀ 234
Ngày thi: 27/11/2016
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CAO
MÔN VẬT LÝ 10- NĂM HỌC 2016-2017
======================
Câu 1. Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 50s tàu đạt tốc độ 36km/h. Gia tốc
và quãng của đoàn tàu đi được trong 10s đó ? 
A. 0.2 m/s2 ;10 m 	 B. 0.2 m/s2 ; 50m C. 0.72 m/s2 ; 36m 	 D. 0.72 m/s2 ; 33m 
Câu 2. Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc không đổi. Trong giây đầu tiên xe đi được 4 m. Tìm quãng đường xe đi được trong giây thứ 5. và quãng đường đi được trong 5 giây đầu tiên.
A.27m và 55m	B. 36m và 100m	C. 25m và.80m	D. 27m và 75m
Câu 3. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh,xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 5 giây là:
A.s = 30 m; 	B. s = 25m; 	 	C.s = 18 m; 	D. s = 15m; .
Câu 4. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 5 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là :
A. s = 45m.	B. s = 37,5m.	C. s = 52m.	D. s = 32,5m.
Câu 5. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng:(x:m; t:s).Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 1,5s là: 
A. 22 m/s.	B. 18 m/s	C. 26 m/s	D. 16 m/s
Câu 6. Phương trình chuyển động của một vật có dạng: x = 3 + 4t + 2t2 (m/s). Biểu thức vận tốc tức thời củavật theo thời gian là:
A. v = 2(t – 2) (m/s)	B. v = 4(t + 1) (m/s)	 C. v = 2(t – 1) (m/s)	 D. v = 2 (t + 2) (m/s)
Câu 7. Phương trình chuyển động của một vật có dạng: x = 3 – 8t + 2t2 (m/s). Vận tốc ban đầu của vật: 
A. v = 3 (m/s)	B. v = -8 (m/s)	C. v = 4 (m/s)	D. v = 2 (m/s)
Câu 8. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc không đổi 30m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy ngừng hoạt động và ôtô theo đà đi lên dốc. Nó luôn có một gia tốc ngược chiều với vận tốc ban đầu và bằng 3 m/s2 trong suốt quá trình lên và xuống dốc. Chọn trục toạ độ cùng hướng chuyển động, gốc toạ độ và gốc thời gian lúc xe ở vị trí chân dốc. Phương trình chuyển động; thời gian xe lên dốc; vận tốc của ôtô sau 15 s lần lượt là
A. x = 30t– 1,5 t2 ; t = 10s; v = -15m/s.	B. x = 30t +1,5 t2; t = 15s; v = 70m/s.
C. x = 30t – t2; t = 10s; v = -15 m/s. 	D. x = - 30t + t2; t = 15s; v = -10m/s.
Câu 9. Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 150 km. Vận tốc của xe đi từ A là 50km/h, của xe đi từ B là 30km/h. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc 0ºA là
A. xA = 50t(km); xB = 150 - 30t(km)	B. xA = 50t(km); xB = 150 - 20t(km)
C. xA = 150 + 50t(km); xB = 30t(km)	D. xA = 120 - 40t(km); xB = 20t(km)
Câu 10. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một bi sắt rơi trong không khí.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 11. Hãy chọn câu đúng.
A. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian.
B. Hệ quy chiếu bao gồm hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
C. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ.
D. Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ.
Câu 12. Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát.Dưới tác dụng của lực 10N vật chuyển động và đi được 10m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy .
A. v = 25 m/s B. v = 7,07 m/s C. v = 10 m/s D. v = 50 m/s
Câu 13. Chọn đáp án sai.
A.Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s =v.t
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: . 
 D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là: x = x0 +vt.
Câu 14. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
A. Tác dụng vào cùng một vật.	 B.Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
C. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá. D. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
Câu 15. Một vật m trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 5m, và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng ngang. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng một phần tư trọng lượng của vật. Lấy g=10m/s2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là
A. 4.5m/s.	B. 5m/s	C. 3,25m/s.	 D. 4m/s.
Câu 16. Một chiếc xe máy chạy trên đường thẳng trong 3 giờ đầu với vận tốc 50 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 60 km/h. Tốc độ trung bình của xe là:
A.v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 54 km/h
Câu 17. Phương trình chuyển động thẳng đều của một chất điểm có dạng: x = 4t + 10. (x: km, t: h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 3h là: 
A. 4,5 km.	B. 6 km.	 C. 8 km.	 D. 12 km.
Câu 18. Trong các câu dưới đây câu nào sai?Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. 
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. 
C. Gia tốc là đại lượng không đổi. 
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
Câu 19. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 60 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 30 km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là:
A. x = 30 - 60t. 	B. x = 30 + 60t.	C. x =-30 + 60t. 	D. x = 60( t+3)
Câu 20. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A.Có phương, chiều và độ lớn không đổi. B.Tăng đều theo thời gian.
C.Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều. D.Chỉ có độ lớn không đổi.
Câu 21. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là: 
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 22. Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 160m. với g = 10m/s2, thời gian rơi là	
A. t = 5,65s.	B. t = 8,00s.	C. t = 4,00s.	D. t = 4,86s.
Câu 23. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 50 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là: 
A. v = 9,8 m/s. 	 B. v= 31,3m/s.	 C. v = 51,6 m/s. 	 D. v= 26,6m/s.
Câu 24. Hãy chỉ ra câu sai? Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm:
A. Quỹ đạo là đường tròn.	 	B. Tốc độ dài không đổi. 
C. Tốc độ góc không đổi. 	 	D.Vectơ gia tốc không đổi.
Câu 25. Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,24 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng: 
A. v = 5,23 m/s.	 B. v = 3,14m/s. C. v = 2,28m/s.	D. v = 6,28m/s.
Câu 26. Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1,5 giờ đi được 30 km.Tính vận tốc của thuyền so với nước? Biết vận tốc của dòng nước là 4 km/h
A. 24 km/h.	B. 10 km/h.	C. 12km/h.	D. 20 km/h.
Câu 27. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h. Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là:
A. v = 8,0km/h.	B. v = 5,0 km/h. 	C. v= 6,7km/h.	D. v= 6,3km/h
Câu 28. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực F1= 4N, F2= 5N và F3= 7N. Hợp lực của
hai lực F1, F2 bằng bao nhiêu ? 
A. 9N B. 7N C. 6N D. không biết vì chưa biết góc giữa hai lực còn lại. 
Câu 29. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= F2 = 20N. Tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng
hợp với nhau một góc α =1200	
A. 20N	 B. 30N	 C.40N	D. 10N
Câu 30. Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2,5 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? 
A. 2N	 B. 1,6N	 	C. 1600N.	 	D. 2000N.
Câu 31. Lực truyền cho vật khối lượng gia tốc 4 m/s², truyền cho vật khối lượng gia tốc 2.5 m/s². Lực sẽ truyền cho vật khối lượng gia tốc :
A. 1,54 m/s². 	B. 2 m/s². 	C. 6,5 m/s2	D. 8 m/s².
Câu 33. Chọn phát biểu đúng nhất về hợp lực tác dụng lên vật
A. có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. có hướng không trùng với hướng chuyển động của vật.
C. có hướng trùng với hướng của gia tốc của vật
D. Khi vật chuyển động thẳng đều có độ lớn thay đổi.
Câu 33. Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 20N hướng về phía Đông,lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 50N hướng về phía Tây, lực F4 = 10N hướng về phía Nam.Hợp lực tác dụng lên vật ? 
A. 50N, hướng Tây Nam 	 	B. 70N, Hướng Đông Bắc 
C. 50N, hướng Tây Bắc	 	D. 70N, Hướng Bắc Nam
Câu 34. Một vật có khối lượng m bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt nghiêng một góc =300 so với phương ngang xuống. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là =0,2 . lấy g=10m/s2. Gia tốc chuyển động của vật trượt trên mặt phẳng nghiêng:
A.a= 4,32 m/s2	B.a= 3,26 m/s2	C.a= 2,5m/s2	 	D.a= 3,5m/s2
Câu 35. Một ô tô đang chạy với tốc độ 30km/h thì người lái xe hãm phanh,xe đi tiếp được quãng đường 50m thì dừng lại .Hỏi nếu ô tô chạy với tốc độ 60km/h thì quãng đường từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu ?Giả sử lực hãm trong 2 trường hợp là như nhau.
A. 100m 	B. 141m C. 70,7m 	D. 200m
Câu 36. Hai xe ô tô cùng chạy trên đường thẳng nằm ngang , tỉ số khối lượng giữa chúng là
 m1 :m2 =3:2 ; tỉ số vận tốc đầu của chúng là v1 :v2 = 3:4. Sau khi cùng tắt máy , xe (1) đi thêm được
quãng đường s1 , xe (2) đi thêm được quãng đường s2 thì dừng hẳn. Cho rằng hệ số ma sát của mặt
đường đặt vào hai xe là như nhau, lực cản không khí không đáng kể ,ta có :
A. s1: s2 =9:16 	B. s1: s2 =1:2 	C. s1: s2 =2:1 	D. s1: s2 = 9:8
Câu 37. Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5m.	B.2,0m.	 C. 1,0m.	 D. 4,0m
α
Câu 38. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 450) được truyền vận tốc đầu theo phương song song với mặt phẳng nghiêng (hình bên). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là =0,5. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. 
Tính độ lớn gia tốc của vật trong quá trình vật trượt lên phía trên mặt phẳng nghiêng.
	A. 8.7 m/s2.	B. 10.6 m/s2.	C. 12,5 m/s2.	D. 22,5 m/s2.
Câu 39. Một ôtô khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v0, thì người lái xe hãm gấp. Bánh xe trượt trên đường một đoạn s thì dừng lại. Nếu khối lượng của xe là 4m thì quãng đường xe trượt sẽ là bao nhiêu?
A. s/2.	B. s.	C. s/4.	D. 2s.
Câu 40. Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 10kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 4m/s đến 16m/s trong thời gian 4s. Hỏi lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian ấy là bao nhiêu?
A. 30N và 1,4m	B. 30N và 50 m	C. 60N và 1,4m	D. 30N và 40m

Tài liệu đính kèm:

  • docđề khảo sát 10 tháng 11 năm 2016-2.doc