Đề kiểm tra bài viết số 6 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền

docx 28 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 6 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bài viết số 6 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Cộng Hiền
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6 (BÀI VỀ NHÀ)
CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN
Năm học: 2016 – 2017
I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các truyện ngắn và đoạn trích tiểu thuyết hiện đại
Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn Việt Nam từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
Biết cách đọc – hiểu 1 tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
Biết vận dụng những tri thức và kỹ năng đã học vào làm văn nghị luận 
Từ đó, HS có thể hình thành các năng lực:
	+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
	+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản
+ Năng lực đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận 
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài thi tự luận về nhà
C. THIẾT LẬP MA TRẬN 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Đọc – hiểu văn bản nghị luận
- Nhận diện từ ngữ, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ của văn bản, phương thức biểu đạt.
- Nêu nội dung ý nghĩa của một cụm từ hoặc một câu trong văn bản, tác dụng thao tác lập luận sử dụng trong văn bản.
Quan điểm, ý kiến của người viết về về 1 vấn đề được đề cập trong văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10
1
1.0
10
1
1.0
10
4
3.0
30
Làm văn: Nghị luận văn học
- Huy động kiến thức, hiểu biết để viết bài nghị luận văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
7.0
70
1
7.0
70
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1.0
10
1
1.0
10
2
8.0
80
5
10
100
D. ĐỀ KIỂM TRA
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 01
LỚP KIỂM TRA 12 A8
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6
Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn)
Bài về nhà
Năm học: 2016 - 2017
 (Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng".
Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: "Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?". Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: "Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?". Học trò đồng thanh đáp: "Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!".
Nhà hiền triết nói: "Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?". Các học trò nhìn nhau hết sức	ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.
Một người lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!".
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!".
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nói: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: "Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong hết!".
Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau".
Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.
(Sưu tầm)
Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì? 
Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa.
Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích nhân vật Tnú  trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
.........................................Hết.....................................
Xác nhận của BGH
	Xác nhận của tổ CM
Người ra đề
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 02
LỚP KIỂM TRA 12 A8
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6
Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn)
Bài về nhà
Năm học: 2016 - 2017
 (Đề thi gồm 01 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
 Tôi bắt đầu nghiên cứu cả những đứa trẻ và người lớn đang học tập và làm việc ở những nơi thách thức nhất. Và trong mọi nghiên cứu, câu hỏi của tôi là ai là người thành công ở đây và tại sao.
Nhóm nghiên cứu của tôi đã tới Học viện Quân đội West Point. Chúng tôi cố gắng đoán xem học viên nào sẽ theo học đến cùng và học viên nào sẽ bỏ giữa chừng. Chúng tôi tới National Spelling Bee và thử đoán xem đứa trẻ nào sẽ tiến xa nhất trong cuộc thi. Chúng tôi tìm hiểu những giáo viên trẻ đang làm việc ở những khu vực khó khăn, hỏi xem giáo viên nào tiếp tục dạy cho đến cuối năm học, và ai là người làm việc hiệu quả nhất? Chúng tôi hợp tác với các công ty tư nhân, khảo sát xem những nhân viên bán hàng nào gắn bó với công việc, ai là người có thu nhập cao nhất?
Và điểm chung của những người thành công trong tất cả những công việc này không phải là IQ, không phải là ngoại hình đẹp, không phải là thể chất hay khả năng hoạt động xã hội, mà là sự bền bỉ.
Sự bền bỉ là niềm đam mê, là tính kiên trì với những mục tiêu dài hạn. Bền bỉ là sức chịu đựng. Bền bỉ là gắn bó với công việc, không phải tính theo tuần, tháng, mà là năm. Bền bỉ là làm việc chăm chỉ để biến tương lai trở thành sự thật. Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.
Cách đây vài năm, tôi bắt đầu nghiên cứu về sự bền bỉ trong các trường công của Chicago. Tôi đã hỏi hàng ngàn học sinh trung học để xác định sự bền bỉ của họ, sau đó đợi hơn 1 năm sau để xem ai sẽ tốt nghiệp.
Với tôi, điều gây “sốc” nhất là việc chúng ta biết quá ít về nó, khoa học biết quá ít về nó và cách để phát triển đức tính này. Hằng ngày, các bậc phụ huynh và giáo viên hỏi tôi rằng “Tôi phải làm gì để phát triển tính cách này ở trẻ?”. Câu trả lời thành thật là, tôi không biết.
Điều mà tôi biết chắc chắn là tài năng không giúp bạn thành người bền bỉ. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng có nhiều cá nhân tài năng không đủ kiên trì thực hiện những cam kết của mình. Thực tế, theo dữ liệu của chúng tôi, tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng.
( Trích bài thuyết trình Chìa khoá của thành công-Angla Lee Ducknowrth,Dẫn theo  ngày 20-2-2016)
Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Bền bỉ là sống một cuộc đời giống như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao bền bỉ lại là chìa khoá của thành công?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý quan điểm của tác giả: tính bền bỉ thường không liên quan hoặc thậm chí trái ngược với mức độ tài năng không? Tại sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
 Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
.........................................Hết.....................................
Xác nhận của BGH
	Xác nhận của tổ CM
Người ra đề
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ 1:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
 Văn bản viết về chuyện nhà hiền triết và các học trò bàn cách diệt trừ cỏ dại. 
0,75
2
 Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật
0,25
3
 Trong văn bản này, cỏ dại ẩn dụ cho cái xấu, cái ác, cho những tâm trạng tiêu cực,...; ngô lúa ẩn dụ cho cái đẹp, cái thiện, niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên,... trong tâm hồn mỗi con người và trong cuộc sống.
1,00
4
 Đoạn văn đảm bảo các ý:
Nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học :
-Nuôi dưỡng, bảo vệ cái đẹp, cái thiện chính là cách tốt nhất để loại bỏ cái xấu, cái ác
 -Muốn tâm hồn bình yên, thư thái hãy vun trồng, gìn giữ những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng đẹp đẽ, tốt lành
1,00
Làm văn
a. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
 Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
b. Yêu cầu về kiến thức 
1,0
5,0
* MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật Tnú
0,5
* TB: 
- Giới thiệu xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt tác phẩm
- Phân tích: 
+ Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
- Giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
- Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu. 
-Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ” đến. 
- Bị giặc phục kích bắt, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết không khai. Khi bọn giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu anh đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”. 
   + Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
- Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm. 
-Tính kỉ luật cao trong mối quan hệ với cách mạng biểu hiện thành lòng trung thành tuyệt đối:Tâm trạng Tnú trong đêm bị bắt, khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết: “người cộng sản không thèm kêu van”. 
 + Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận 
 + Tnú là một người sống rất nghĩa tình: Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng: anh lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của người dân làng Xôman. 
 	+ Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù : Thù của bản thân; Thù của gia đình; Thù của buôn làng 
 + Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời 
+ Khi lành lặn: đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình (bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho ; bàn tay cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt vì học hay quên chữ ... 
+ Khi bị thương: đó là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào “Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng”. Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo khi chính đôi bàn tay tàn tật ấy đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc trong một trận chiến đấu của quân giải phóng. 
+ Nhận xét chung : Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại : Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng. Hình tượng rừng xa nu và Tnú có quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng xà nu mãi xanh tươi.
   + Nghệ thuật xây dựng nhân vật Tnú:    
   -Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. 
 - Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm , khi tha thiết, trang nghiêm. Từ không gian kể chuyện đến nhân vật trong truyện đều mang chất sử thi đậm nét. 
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5
0,.25
0,.25
* KB: Đánh giá chung về nhân vật.        
0,5
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm
ĐỀ 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
0,5
2
 - Biện pháp tu từ: so sánh ( bền bỉ-như một cuộc chạy marathon, chứ không phải là chạy nước rút.)
- Hiệu quả nghệ thuật: Gợi hình ảnh cụ thể, giúp người đọc dễ hiểu hơn về một khái niệm trừu tượng: sự bền bỉ là một chặng đường dài để có thành công. 
1,0
3
Bền bỉ lại là chìa khoá của thành công:
- Vì bền bỉ là sự thử thách sức chịu đựng của con người. Ai không chịu đựng được khó khăn, tất yếu sẽ bỏ cuộc và gặp thất bại.
- Người viết thấy được khả năng vô tận của con người, gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của con người trong cuộc sống.
1,00
4
 Thí sinh có thể đồng ý/không đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng phải có lập luận chặt chẽ, lí lẽ chắc chắn, rõ ràng, cô đọng, thuyết phục.
0,50
Làm văn
a. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách làm bài văn nghị luận về nhân vật
Có luận điểm, luận cứ rõ ràng
 Bố cục chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng , không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
b. Yêu cầu về kiến thức 
1,0
6,0
* MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật cây xà nu
0,5
* TB: 
- Giới thiệu xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt tác phẩm
- Phân tích:
 + Cây xà nu gắn bó mật thiết, trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man
 - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm : ở phần mở đầu ...trong tác phẩm và kết thúc tác phẩm
 - Cây xà nu bảo vệ cho người dân Xô Man trước sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù.
 - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man 
 - Đặc biệt, câu xà nu gắn bó mật thiết với cuộc chiến đấu của người dân Xô Man với kẻ thù tàn bạo.
 + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng : đau thương mà anh dũng.
- Cây xà nu phải chịu nhiều đau thương như những đau thương của người dân Xô Man...
- Cây xà nu ham ánh sáng và khí trời cũng như dân làng Xô Man ham tự do, họ luôn vương lên đấu tranh để có tự do.
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi (cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên) cũng như các thế hệ làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu.
- Vẻ đẹp, những thương tích, đặc tính của xà nu...là hiện thân cho vẻ đẹp, những đau thương, khát khao tự do, sức sống của dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm về cuộc sống của người Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quí, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ
 + Những đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: Sử dụng nhân hoá, ẩn dụ, bút pháp tả thực, tượng trưng, lời văn đậm chất sử thi, câu văn giàu tính tạo hình, nhạc điệu...
0,25
0,5
1,5
1,25
0,5
* KB: Đánh giá chung về hình tượng, ý nghĩa của hình tượng, mở rộng : liên hệ thực tế.
0,5
c Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,5
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 03
LỚP KIỂM TRA 12 A2
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6
Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn)
Bài về nhà
Năm học: 2016 - 2017
 (Đề thi gồm 02 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình, nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước.
Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục.
Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam.
()
Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Việt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn
(
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của người viết: “Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục”.
Câu 3. Theo anh(chị) vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta có một gia đình tốt, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đep hơn”.?
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh (chị)?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích hình ảnh rừng xà nu ở các tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành để làm rõ ý kiến sau: “Rừng xà nu, đó là kiểu ẩn dụ về chính con người, những con người sống dưới tầm đại bác”. 
 (Đỗ Kim Hồi, Giảng văn Văn học Việt Nam, NXBGDVN, 1997)
.........................................Hết.....................................
Xác nhận của BGH
	Xác nhận của tổ CM
Người ra đề
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN
MÃ ĐỀ: 04
LỚP KIỂM TRA 12 A2
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 6
Môn : Ngữ Văn 12 (Chương trình Chuẩn)
Bài về nhà
Năm học: 2016 - 2017
 (Đề thi gồm 02 trang)
Họ và tên học sinh:..Lớp:Ngày kiểm tra:
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Con đã được học và nghe giảng rất nhiều về lòng dũng cảm. Nhưng những gì mà con đã được thấy ở sâu thẳm cuộc sống xung quanh đã chép lại trong con một định nghĩa rất mới về lòng dũng cảm, không cô đọng nhưng đầy ý nghĩa.
Là bố, người đã nén nỗi đau quặn thắt vì căn bệnh ung thư mà mỗi tối vẫn đặt tay lên vai con, nói với con về cuộc đời, về đôi vai con sẽ là chỗ dựa vững chắc nhất cho mẹ và chị. Những phút giây bố giành giật sự sống của mình để nhìn con lớn lên từng ngày, con không bao giờ quên. Bố đã gửi lòng dũng cảm của mình trên đôi vai con, để con luôn đứng vừng và mạnh mẽ tiến về phía trước
Là mẹ, người đã vất vả, tất bật vì công việc mà nuôi hai chị em con ăn học. Suốt mười mấy năm, quần quật từ lúc giọt sương chưa tan đến tận khi mặt trời co rúm ró phía đằng Tây, nhưng chưa buổi tối nào, mẹ bỏ con ngồi học một mình. Hình phạt “nặng nề” trong buổi học của con là những lần thước vào tay. Mẹ đã gửi lòng dũng cảm và niềm tin của mình trong bàn tay con, để những lần con nhìn thấy đường chỉ trên bàn tay và lại nghĩ về những vết chân chim nứt nẻ trên ruộng đồng mỗi mùa hạn hán
Là chị, người đã cố gắng hết mình nhưng vẫn bị “trì hoãn thành công” sau kì thi Đại học. Nhưng suốt một năm sau đó, chị đã miệt mài hằng đêm với những quyển sách dày cộm, chỉ với một quyết tâm: “phải học cho mẹ đỡ khổ”. Ngày cầm trên tay tờ giấy báo trúng tuyển, chị đã bật khóc lên vì sung sướng trong vòng tay mẹ. Những giọt nước mắt của chị cho con biết rằng thành công phải đổi bằng mặn chát của nước mắt và lòng dũng cảm của mình
Con đã học được lòng dũng cảm từ những người thân yêu nhất của mình, để con thấy rằng lòng dũng cảm còn xuất phát từ niềm tin

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_viet_so_6.docx