Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Hưng Đạo
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 
 TỔ NGỮ VĂN 
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 (NH: 2016-2017)
BÀI VIẾT SỐ 5 .
 Thời gian : 90 phút
 ĐỀ I
Câu 1 (2 đ): Đọc hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường mà từ từ bước vào buồng.
Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nay, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.
 (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài )
 1/Nêu những yếu tố làm lay động tâm hồn Mị ?
 2/ Nội dung của đoạn văn ?
Câu 2(8 đ) : Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ sau khi Tràng nhặt được vợ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 
 TỔ NGỮ VĂN 
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 (NH: 2016-2017)
BÀI VIẾT SỐ 5.
Thời gian : 90 phút
 ĐỀ II
Câu 1 (2 đ): Đọc hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì trong kẻ mắt tèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói này không .
	Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà.Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã lo lắng được cho con May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con nhà mình có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?
 (Trích Vợ nhặt của Kim Lân )
 1/Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn ?
 2/Nêu dung của đoạn văn ?
Câu 2(8 đ): Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 
 TỔ NGỮ VĂN 
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 (NH: 2016-2017)
BÀI VIẾT SỐ 5 .
 Thời gian : 90 phút
 ĐỀ III
Câu 1 (2 đ): Đọc hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:
	Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị không thấy sợ...
 Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
 Mị đứng lặng trong bóng tối.
 Rồi Mị cũng chạy vụt ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,...
 (Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài )
1/ Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? (1 đ)
2/ Các từ láy được gạch chân: rón rén, hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ? (1 đ)
Câu 2(8 đ) : Về nhân vật thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh : Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. 
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 
 TỔ NGỮ VĂN 
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN -LỚP 12 (NH: 2016-2017)
BÀI VIẾT SỐ 5. 
Thời gian : 90 phút
 ĐỀ IV
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. 
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. 
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
1/ Nêu nội dung đoạn văn?
2/ Đoạn văn dùng phong cách ngôn ngữ nào ?
Câu 2:(8 điểm) 
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài .Từ đó bình luận ngắn gọn ý kiến: “ Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài .Từ đó bình luận ngắn gọn ý kiến: “ Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
”
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. 
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. 
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” ( đoạn trích được học) của Tô Hoài .Từ đó bình luận ngắn gọn ý kiến: “ Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
( Tác phẩm văn học 1930- 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)
”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_5.doc