Đề kiểm tra bài viết số 3 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn: Chương trình chuẩn trường THPT Ninh Hải

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 8795Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 3 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn: Chương trình chuẩn trường THPT Ninh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra bài viết số 3 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn: Chương trình chuẩn trường THPT Ninh Hải
SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NINH HẢI
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN:Ngữ Văn: Chương trình chuẩn
Thời gian: 90phút
I . MỤC TIÊU CỦA ĐỀ: Đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh lớp 12
Đánh giá việc học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Kiểm tra tự luận
III.THIẾT LẬP MA TRẬN:	
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Thấp
Cao
Chủ đề 1:
Đọc hiểu
Câu 1
Học sinh nắm được nội dung của đoạn thơ trên là cảm nhận của tác giả về quê hương. Quê hương là những gì gần gũi, bình dị, thân quen: Cầu tre nhỏ, hương hoa đồng nội..nhận biết đoạn thơ sử dụng hai phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm, nhận biết 2 câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ.
Học sinh hiểu được hiệu quả của các phương thức biểu đạt, lí giải được tác dụng của biện pháp nghệ thuật, học sinh lí giải được vì sao khi viết về quê hương cả hai nhà thơ đều nhắc đến hình ảnh người mẹ
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1.5
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1.5
Số điểm:1. 5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Chủ đề 1:
Câu 2
Học sinh nhận biết đề yêu cầu viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương, đất nước
học sinh vận dụng kiến thức viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Chủ đề 3:
Nghị luận văn học
Học sinh nhận diện đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, viết đúng bố cục bài văn nghị luận văn học.
Học sinh thông hiểu được vị trí đoạn trích, bố cục, nội dung, yêu cầu đề bài làm rõ tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước
Học sinh vận dụng kĩ năng viết bài, tập trung làm rõ tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên 3 phương diện chủ yếu, không gian, thời gian, văn hóa, nêu được đặc sắc nghệ thuật, liên hệ bản thân.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 3
Tổng điểm: 10
Tổng tỉ lệ: 100%
Số điểm: 4.5
Tỉ lệ: 35%
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15%
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 3
Số điểm:10
SỞ GD&ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT NINH HẢI
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN:Ngữ Văn - Chương trình: Chuẩn
Thời gian: 90phút( không kể thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc – hiểu (5điểm)
 Câu 1: (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng che
 Là hương hoa đồng cỏ nội
 Bay trong giấc ngủ đêm hè
 Quê hương là vòng tay ấm
 Con nằm ngủ giữa mưa đêm
 Quê hương là đêm trăng tỏ
 Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
 Quê hương là vàng hoa bí
 Là hồng tím giậu mông tơi
 Là đỏ đôi bờ dâm bụt
 Màu hoa sen trắng tinh khôi
 Quê hương mỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi
 Quê hương nếu ai không nhớ
 ( Trích Quê hương – Đỗ Trung Quân)	
Câu a. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (0,5điểm)
Câu b. Kể tên các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? Nêu hiệu quả biểu đạt của các phương thức ấy? (1,0điểm)
Câu c. Câu thơ “ Quê hương nỗi người chỉ một
 Như là chỉ một mẹ thôi” . Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?(1,0điểm)
Câu d. Trong một tác phẩm cũng có nhan đề là Quê hương, nhà thơ Giang Nam có viết: Có những ngày trốn học 
 Đuổi bướm cạnh cầu ao
 Mẹ bắt được
 Chưa đánh roi nào đã khóc! 
Theo anh (chị) Tại sao khi viết về quê hương cả hai nhà thơ đều nhắc đến hình ảnh người mẹ (0,5điểm)
Câu 2:(2điểm) Sau khi đọc đoạn thơ trên anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
 Phần II: Làm văn : (5điểm) Trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm) Đã thể hiện tư tưởng “ Đất Nước của nhân dân” Anh(chị) hãy làm rõ. 
------ Hết ------
Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh: ; Lớp: ; Số báo danh:.
Chữ ký của giám thị: ..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 – 
MÔN NGỮ VĂN 12
CÂU
 Hướng dẫn chấm
ĐIỂM
1
Đoạn thơ là những cảm nhận của tác giả về quê hương. Quê hương 
Là những gì gần gũi, bình dị, thân quen: Cầu tre nhỏ, hương hoa đồng cỏ nội, đêm trăng tỏ.Qua đó bộc lộ tình yêu quê hương da diết của tác giả và lời nhắn nhủ ý nghĩa của quê hương đối với nỗi con người.
Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.
Tác dụng: Gợi lên hình ảnh quê hương thật đẹp, sinh động, từ những kỉ niệm tuổi thơ êm đềm, đẹp đẽ nhân vật trữ tình bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.
Biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ trên: So sánh, điệp ngữ.
Tác dụng: Tạo nhịp điệu nhịp nhàng, nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương. 
Khi viết về quê hương cả hai nhà thơ đều nhắc đến hình ảnh người mẹ bởi vì quê hương cũng như người mẹ bởi nơi đó ta được sinh ra, lớn lên mang lại cảm giác bình yên.
0,5đ
1,0 mỗi ý 0,5đ
1,0đ mỗi ý 0,5đ
0,5đ
2
2. a/ Yêu cầu về kĩ năng:
 - Biết cách viết một đoạn văn theo nội dung yêu cầu đề bài.
 b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách để thể hiện được tình yêu của mình với quê hương đất nước như: Phải biết bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, biết liên hệ bản thân học sinh yêu nước phải như thế nào cho phù hợp.
1,0đ
1,0đ
3
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học .
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp, diễn đạt lưu loát, cảm xúc, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt 
b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, tùy theo sự sáng tạo riêng nhưng cơ bản cần đạt được một số ý sau:
a/ Mở bài: 
-Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và luận đề tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn trích.
b/ Thân bài: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân chủ yếu ở phần sau của đoạn trích tập trung trên 3 phương diện:
Phương diện không gian địa lí: Có chiều sâu và là một phát hiện mới mẻ. Nguyễn Khoa Điềm cố ý lựa chọn những địa danh tiêu biểu ở cả 3 miền, gắn liền với đời sống dân tộc. Sông núi là của nhân dân, nhân dân hóa thân vào sông núi.
Phương diện thời gian lịch sử: Lịch sử làm nên Đất Nước không phải do 1triều đại, không phải do 1 cá nhân mà đó là nối tiếp của những lớp người vô danh, bình dị họ gìn giữ và truyền cho con cháu tình yêu Đất Nước.
Phương diện văn hóa, tinh thần: Trước hết đó là văn hóa của 1 dân tộc có truyền thống văn minh lúa nước, giữ và truyền những giá trị vật chất và tinh thần cho thế hệ sau như truyền lửa, truyền giọng nói, mang theo tên xã, tên làng 
Từ đó tác giả định nghĩa về Đất Nước thật giản dị và cũng thật độc đáo, mới lạ: Đất Nước của nhân dân- Đất Nước của ca dao thần thoại, đây là nơi tập trung cụ thể nhất, phong phú nhất khát vọng và tâm hồn nhân dân. Cho chúng ta thấm thía hơn sự đóng góp hy sinh vô bờ bến của nhân dân
NT: Viết hoa Đất Nước thể hiện thái độ trân trọng.
 Xưng hô ta, anh, em thân mật, vận dụng sáng tạo ca dao-dân ca, thể thơ tự do thoải mái bộc lộ tình cảm.
 Có sự kết hợp cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính trị.
c/ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân trách nhiệm với đất nước
0.5đ
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
0,5
0,5đ cho bài viết cảm xúc, sáng tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_3_lop_12_theo_cau_truc_de_thi_quoc_gia_co_ma_tran.doc