TRƯỜNG THPT KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 12 TỔ: HÓA HỌC Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh:...........................................................................................lớp 12ª........... Câu 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O. Câu 2: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng. Câu 3: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm (katot) xảy ra: A. sự khử ion Na+. B. Sự oxi hoá ion Na+. C. Sự khử phân tử nước. D. Sự oxi hoá phân tử nước Câu 4: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 4,6 gam Natri tác dụng với 195,6 gam H2O là A. 5,00% B. 6,00% C. 4,99%. D. 4,00% Câu 5: Điện phân muối clorua kim loại kiềm thổ nóng chảy thu được 2,8 lít khí (đktc) ở anot và 3,0 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là (RCl2àR+Cl2) A. BeCl2. B. MgCl2. C. CaCl2. D. BaCl2. Câu 6: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là (Lấy 1 thằng viết thôi) A. 150 ml B. 60 ml C. 75 ml D. 30 ml Câu 7. Cho 3,425 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,2g muối clorua . Kim loại đó là kim loại nào sau đây ? A. Be B. Mg C. Ca D. Ba Câu 8: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là () A .4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 9: Phèn chua có công thức là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. MgSO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Al2O3.nH2O. D. Na3AlF6. Câu 10 : Cho 700 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 0,2M. Sau phản ứng, khối lượng kết tủa tạo ra là (sử dụng ): A. 0,78g B. 1,56g C. 0,97g D. 0,68g Câu 11: Thạch cao nào dùng để đúc tượng là A. Thạch cao sống B.Thạch cao nung C.Thạch cao khan D.Thạch cao tự nhiên Câu 12: Có 3 chất rắn: Mg, Al, Al2O3 đựng trong 3 lọ mất nhãn. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được mỗi chất: A. dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch NaOH Câu 13: Kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch Câu 14: Cấu hình electron chung lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là: A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. (n-1)dxnsy Câu 15: Cho 12,9g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dd NaOH dư thu được 3,36 lít H2(đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là (Chỉ có Al phản ứng NaOH tạo H2, còn Al2O3 tạo nước) A. 2,7g và 10,2g B. 4,05g và 8,85g C. 1,08g và 2,04g D. 1,12g và 2,05g Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Kim loại kiềm khác nhau có kiểu mạng tinh thể khác nhau. B. Xesi được dùng làm tế bào quang điện. C. Kim loại kiềm tác dụng với oxi chỉ tạo ra peoxit. D. Để bảo quản kim loại kiềm ngâm chúng trong nước. Câu 17: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. Nhôm là kim loại kém hoạt động B. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước C. Có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ D. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ Câu 18: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O(dư), đun nóng, dd thu được chứa: A. NaCl, NaOH B. NaCl, NaOH, BaCl2 C. NaCl, NaOH, BaCl2, NH4Cl D. NaCl Câu 19: Nhóm gồm các kim loại tác dụng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na, Ba, Ca, K B. Na, Ba, Be,K C. Fe, Na, Ca, Sr D. Zn, Al, Be, Cu Câu 20: Trong phản ứng Al tác dụng với dd kiềm. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Al là chất khử B. H2O là chất oxi hóa C. Kiềm là chất oxi hóa D. Kiềm là chất hòa tan Al(OH)3 Câu 21: Câu nào sau đây là không đúng A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ B. Dùng Na2CO3( hoặc Na3PO4 )để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. C. Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. D. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu. Câu 22: Một dung dịch chứa a mol Cl-, b mol HCO3-, c mol Ca2+, d mol Mg2+, Biểu thức giữa a ,b ,c, d là A. a + b = 2c + 2d B. 2a + 2b = c + d C. 3a + 3b = c + d D. 2a+b=c+ d Câu 23: Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,12 lít CO2(đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan nặng (Lấy RCO3 + 2HCl à RCl2 + CO2 + H2O rồi dùng BTKL) A. 7,800 gam. B. 5,825 gam. C. 11,100 gam. D. 5,55gam Câu 24: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Al + NaOH + H2O à NaAlO2 + 3/2H2) A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 25: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2. Câu 26: Sục 7,84 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng kết tủa thu được là A. 10g B. 15 g C. 20 g D. 25 g Câu 27: Nung m gam hỗn hợp Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu đươc dung dịch Y, chất rắn Z và 3.36 (l) H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là: A/ 45.6 B/ 48.3 C/ 36.7 D/ 25.6 Câu 28: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ A.a : b = 1 : 4. B. a : b 1 : 4. Câu 29: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3. Câu 30: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit. Câu 31: Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 32: Một muối khi tan vào nước tạo thành dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là (muối của Na, K với ) A. Na2CO3. B. MgCl2. C. KHSO4. D. NaCl.
Tài liệu đính kèm: