ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 8 I. Mục đích 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 6 theo PPCT. 2. Mục đích: - Đối với giáo viên: Kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức vật lý của giáo viên. - Đối với học sinh: Kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức vật lý của học sinh. 3. Hình thức: Kết hợp TNKQ và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) II. Thiết lập ma trận 1. Bảng trọng số Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD Chuyển động 4 3 2,1 1,9 30 27 Lực 3 3 2,1 0,9 30 13 Tổng 7 6 4,2 2,8 60 40 2. Số câu hỏi Cấp độ Nội dung chủ đề Trọng số Số lượng câu Điểm số TS câu TN TL Cấp độ 1,2 Chuyển động 30 3 2(1 đ) 1(1đ) 2 Lực 30 3 2(1 đ) 1( 1đ) 2 Cấp độ 3,4 Chuyển động 27 3 2(1 đ) 1(3đ) 4 Lực 13 1 1(2 đ) 2 TỔNG 100 10 6(3 đ) 4(7đ) 10 3. Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chuyển động -Nêu được dấu hiệu nhận biết chuyển động cơ học. - Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ - Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ. - Lấy ví dụ về chuyển động - Vận dụng được công thức v= s/t - Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều. Số câu 2 1 1 1 1 6 Số điểm 1 0,5 1 0,5 3 6 Tỉ lệ % 10% 5% 10% 5% 30% 60% Lực - Nêu được đặc điểm của hai lực cân bằng - Phân biệt được hiện tượng quán tính với hiện tượng khác. - Biểu diễn lực bằng véc tơ - Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính Số câu 1 1 2 4 Số điểm 0,5 0,5 3 4 Tỉ lệ % 5% 5% 30% 40% TS câu 3 1,5 15% 2 1 10% 3 4 40% 2 3,5 35% 10 TS điểm 10 Tỉ lệ % 100% 4. Nội dung đề kiểm tra I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất Câu 1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau, câu nào không đúng. A. Ô tô chuyển động so nhà cửa hai bên đường. B. Ô tô đứng yên so với người lái xe. C. Ô tô chuyển động so với người lái xe D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là đều? A. Chuyển động của một ô tô từ M’đrăk đến Buôn Ma Thuột B. Chuyển động của đầu cánh quạt khi quay ổn định. C. Chuyển động của quả bóng đang lăn trên sân D. Chuyển động của đầu cánh quạt khi bắt đầu quay. Câu 3: Đơn vị đo vận tốc là A.km.h B. m/s C. m.s D. s/m Câu 4: Hành khách đang ngồi ô tô đang chạy trên đường bỗng bị nghiêng sang trái chứng tỏ ô tô đang A. Đột ngột giảm tốc độ B. Đột ngột tăng tốc C. Đột ngột rẽ trái D. Đột ngột rẽ phải Câu 5: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng A. Hai cặp lực cùng cường độ, cùng phương B. Hai lực cùng phương, ngược chiều C. Hai lực cùng phương cùng cường độ, cùng chiều D. Hai lực cùng đặt trên một vật , cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều Câu 6: Hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh như nhau trên một đường thẳng. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của hai xe? A. Hai xe cùng chuyển động so với cây cối ven đường B. Hai xe cùng đứng yên so với các người lái xe. C. Xe này chuyển động so với xe kia. D. Xe này đứng yên so với xe kia. II. TỰ LUẬN Câu 7: Lấy một ví dụ về tính tương đối của chuyển động và chỉ vật mốc. Câu 8: Hãy biểu diễn lực sau: Lực kéo một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000N( 1cm ứng với 500N) Câu 9: Hãy giải đang thích vì sao khi xe máy đang đi nhanh đột ngột dừng lại người trên xe lại bị xô về phía trước Câu 10: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 6Km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 2km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. 5. Đáp án và thang điểm I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ) Mỗi câu đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B B D D C II. TỰ LUẬN (7 đ) Câu 7(1 đ): Lấy được ví dụ và chỉ rõ vật mốc. (1đ) Câu 8(1,5 đ): F = 2000N F 500N Biểu diễn được điểm đặt (0.5đ); biểu diễn được phương chiều (0,5đ); biểu diễn được độ lớn (0,5 đ) Câu 9(1,5 điểm) Người bị xô về phía trước khi xe đột ngột dừng lại vì ban đầu xe và người cùng chuyển động khi xe đột ngột dừng lại, do người có quán tính nên chuyển động của người khó thay đổi. (1,5đ) Câu 10( 3 điểm) Tóm tắt: s1= 3km v1 = 2 m/s = 7,2 km/h s2 = 1,95 km t2 = 0,5h vtb = ? Giải Thời gian người đó đi quãng đường đầu là t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h) (1,5đ) Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường là: (1,5đ)
Tài liệu đính kèm: