KIỂM TRA 15 PHÚT SỐ 1 Môn: Hóa học 9 I. Mục tiêu - Củng cố lại các kiến thức về tính chất của oxit và axit . - Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập TNKQ II.Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Đề kiểm tra 15’ 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về tính chất của oxit và axit. III. Hình thức đề kiểm tra: 100% TNKQ ( 12 Câu , 10 điểm) IV.Hoạt động dạy – học -GV: Phát đề kiểm tra. -HS: Làm bài kiểm tra. Đề : Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau Câu 1: (0,5 điểm) Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. K2O. B. CuO. C. CO. D. SO2. Câu 2: (0,5 điểm) Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là: A. CaO, B. BaO, C. Na2O D. SO3. Câu 3: (0,5 điểm) Dãy các chất thuộc loại axit là: A. HCl, H2SO4, Na2S, H2S. B. Na2SO4, H2SO4, HNO3, H2S. C. HCl, H2SO4, NaNO3, Na2S. D. HCl, H2SO4, HNO3, H2S. Câu 4: (0,5 điểm) Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải: A. Rót nước vào axit đặc. B. Rót từ từ nước vào axit đặc. C. Rót nhanh axit đặc vào nước. D. Rót từ từ axit đặc vào nước. Câu 5: (0,75 điểm) Dãy chất gồm các oxit axit là: A. CO2, SO2, NO, P2O5. B. CO2, SO3, Na2O, NO2. C. SO2, P2O5, CO2, SO3. D. H2O, CO, NO, Al2O3. Câu 6: (0,75 điểm) Dãy chất gồm các oxit bazơ: A. CuO, NO, MgO B. CaO, MgO, Na2O. C. CO2, K2O, Na2O. D. FeO, P2O5, Mn2O7.. Câu 7: (0,75 điểm) Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang: A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Không màu. D. Màu tím. Câu 8: (0,75 điểm) Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành: A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô. B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô. C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô. D. Sắt (II) clorua và nước. Câu 9: (1 điểm) 0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với: A. 0,5mol H2SO4. B. 0,25mol HCl. C. 0,5mol HCl. D. 0,1mol H2SO4. Câu 10: (1 điểm) 0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với: A. 0,02mol HCl. B. 0,1mol HCl. C. 0,05mol HCl. D. 0,01mol HCl. Câu 11: (1,5 điểm) Cho 0,1mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: A. 13,6 g B. 1,36 g C. 20,4 g D. 27,2 g. Câu 12:(1,5 điểm) Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là : A. 19,7 g B. 19,5 g C. 19,3 g D. 19 g
Tài liệu đính kèm: