SỞ GD& ĐT LÂM ĐỒNG TRUNG TÂM GDTX LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – LẦN 3 MÔN: Hóa học 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Học sinh chọn đáp án phần trắc nghiệm vào mẫu sau: 1 8 15 2 9 16 3 10 17 4 11 18 5 12 19 6 13 20 7 14 Cho: Na = 23, K = 39, Cu = 64, Fe = 65, O = 16, H = 1, Cl = 35,5 , Br = 80, Ag = 108, Zn = 65, Mg = 24, Al = 27. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Đổ dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Màu tím D. Màu vàng Câu 2: X là một loại muối clorua, là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước Gia_ven,.. đặc biệt quan trọng trong bảo quản thực phẩm và làm gia vị thức ăn. X là: A. ZnCl2 B. KCl C. NaCl D. AlCl3 Câu 3: Hòa tan 4,48 lít khí HCl ở điều kiện tiêu chuẩn vào 100 ml nước. Dung dịch thu được có nồng độ là? A. 2M B. 1M C. 0,5M D. 4M Câu 4: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. NaI B. NaCl C. NaBr D. NaF Câu 5: Cho 12,8 gam Cu cháy trong khí Clo, sau phản ứng hoàn toàn sẽ thu được khối lượng muối là? A. 71 gam B. 13,5 gam C. 54 gam D. 27 gam Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Chất khử là chất nhận electron B. Chất oxi hóa là chất nhận electron C. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố D. Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron Câu 7: Thực hiện phản ứng sau: HNO3 + H2S à S + NO + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng này là? A. 2 3 4 2 2 B. 3 2 2 4 2 C. 2 3 2 2 4 D. 3 2 2 2 4 Câu 8: Đơn chất halogen nào sau đây ở thể lỏng ở trạng thái bình thường: A. Brom B. Flo C. Iot D. Clo Câu 9: Trong phản ứng với nước, Clo thể hiện vai trò là: A. Chất khử mạnh. B. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa C. Chất oxi hóa mạnh D. Môi trường phản ứng Câu 10: Sắp xếp tính axit từ yếu tới mạnh: A. HCl, HBr, HF, HI B. HI, HBr, HCl, HF C. HF, HCl, HBr, HI D. HF, HI, HCl, HBr Câu 11: Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất: A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 12: Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen có: A. 3e B. 7e C. 1e D. 5e Câu 13: Trong hợp chất, Clo có thể có những số oxi hóa nào sau đây: A. -1 B. +1, +3, +5, +7 C. -1, +1, +3, +5, +7 D. -1, +1, +3, +5 Câu 14: Trong phản ứng: MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O HCl đóng vai trò là: A. Axit yếu B. Axit mạnh C. Chất khử D. Chất oxi hóa Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng: A. Liên kết trong phân tử H-Cl là liên cộng hóa trị phân cực B. Khí HCl tan ít trong nước C. Khí HCl không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí D. Dung dịch HCl đặc “ bốc khói” trong không khí ẩm Câu 16: Cho 200 ml dung dịch NaCl 2M tác dụng với 150 ml dung dịch AgNO3 2M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: A. 28,7 gam B. 57,4 gam C. 14,35 gam D. 43,05 gam Câu 17: Axit nào sau đây có đặc tính ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh: A. HI B. H2SO4 C. HCl D. HF Câu 18: Để nhận biết ion clorua trong dung dịch, người ta dùng hóa chất nào sau đây: A. Quỳ tím B. H2SO4 C. BaCl2 D. AgNO3 Câu 19: Để nhận biết sự có mặt của Iot, người ta dùng hóa chất nào sau đây: A. Quỳ tím B. Hồ tinh bột C. NaOH D. HCl Câu 20: Đặc trưng cơ bản của các hợp chất có oxi của clo là: A. Nhiều ứng dụng trong cuộc sống, tuy nhiên khó điều chế. B. Tính oxi hóa mạnh, có đặc tính tẩy màu, tẩy mùi, sát trùng. C. Tính khử mạnh, diệt khuẩn. D. Bền trong không khí. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1( 1đ): Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có: Câu 2 ( 1,5đ) : Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. NaCl, NaNO3, HCl Câu 3 ( 2,5đ) : Cho 5,4 gam Al tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính thể tính khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn. c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: