Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT Xuân Mai

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 7165Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT Xuân Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn: Hóa 10 thời gian làm bài: 45 phút trường THPT Xuân Mai
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT XUÂN MAI
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT lần 2
Môn: Hóa 10
Thời gian làm bài:45 phút; 
Mã đề thi 357
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
I. Phần trắc ngiệm 
Câu 1: Nguyên tố M ở chu kì 4 nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X có tính chất hoá học tương tự nguyên tố M, nhưng tính kim loại của X mạnh hơn M. X là
A. Nguyên tố Na (ở chu kì 3 nhóm IA) .	B. Nguyên tố Se (ở chu kì 4 nhóm VIA) .
C. Nguyên tố He (ở chu kì 1 nhóm VIIA) .	D. Nguyên tố Cs (ở chu kì 6 nhóm IA) .
Câu 2: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có công thức RH3. Trong phân tử oxit (cao nhất) của R thì R chiếm 25,9259% về khối lượng. Cho: B = 11; Al = 27; N = 14; P = 31. RH3 là:
A. BH3.	B. NH3.	C. AlH3.	D. PH3.
Câu 3: Ion X- có chứa tổng số hạt mang điện là 35. Công thức oxit cao nhất và hiđroxit cao nhất của X là
A. SO3 và H2SO4.	B. Br2O7 và HBrO4.	C. Cl2O7 và HClO4.	D. SeO3 và H2SeO4.
Câu 4: Các nguyên tố 12X, 19Y, 20Z, 13T xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là
A. T, X, Y, Z	B. T, X, Z, Y .	C. X, Z, Y, T .	D. X, Y, Z, T.
Câu 5: Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng?
A. Tính kim loại của B < C < A.	B. Độ âm điện của B < C < A.
C. Tính kim loại của A < B <C.	D. Bán kính nguyên tử A < B <
Câu 6: Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần ?
A. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4.	B. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H2SO4 ; H2SO4
C. H2SO4; Al(OH)3 ; H2SiO3 ; H2SiO3.	D. H2SO4; H3PO4; H2SiO3; Al(OH)3.
Câu 7: 3 nguyên tố : X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hiđroxit tương ứng là X1, Y1, T1 . Chiều giảm tính bazơ các hiđroxit này lần lượtlà
A. X1, Y1, T1 .	B. T1, Y1, X1 .	C. T1, X1, Y1.	D. Y1, X1, T1 .
Câu 8: Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là
A. CO2	.	B. SO2.	C. NO2.	D. SiO2.
Câu 9: Nguyên tố R ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R, thì R chiếm 43,662 % khối lượng. Cho N = 14; P = 31; As = 75; S = 32; O = 16. R là
A. P.	B. As.	C. N.	D. S
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức
A. MO, XO3, YO3.	B. MO3, X5O2, YO2.	C. M2O3, X2O5, YO3.	D. M2O3, XO5, YO6.
Câu 11: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36lít khí H2 bay ra(đktc). (cho Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137). Hai kim loại đó là
A. Ba, Sr.	B. Ca, Ba.	C. Be, Mg.	D. Mg, Ca.
Câu 12: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố
A. C.	B. Ge.	C. Si.	D. S.
Câu 13: Dãy nào gồm các nguyên tố hoá học có tính chất giống nhau?
A. C, K, Si, S.	B. Na, P, Ca, Ba.	C. Ca, Mg, Ba, Sr.	D. Na, Mg, P, F.
Câu 14: Cho dung dịch chứa 19,38 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 39,78 gam hỗn hợp kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 42,23%.	B. 36,22%.	C. 16,23%.	D. 16,32%.
Câu 15: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng?
A. Na, Al, P, Cl, F	B. Cl, P, Al, Na, F.	C. Cl, F, P, Al, Na	D. F, Cl, P, Al, Na.
Câu 16: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là
A. 11.	B. 19.	C. 18.	D. 8.
II Phần tự luận: 
Bài 1. Hai nguyên tố A và B thuộc 2 nhóm liên tiếp và ở 2 chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn . Tổng số hạt mang điện tích trong 2 nguyên tử A và B là 50 . hợp chất giữa A và B phải điều chế gián tiếp . xác định A và B?
Bài 2. Cho 20, 55 gam kim loại ở nhóm IIA tan hoàn toàn trong 108ml H2O thu được 3,36 lit khí (đktc) và dung dịch B . a/ xác định tên của kim loại 
Bài 3. Hòa tan m gam Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (vừa đủ) có C% = x thì thu được 38.34 gam dung dịch có nồng độ 26.76%. Giá trị của m và x ?

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_10_lan_2.doc