Đề kiểm tra 1 tiết chương Hidrocacbon no chương trình: Hóa 11 (nâng cao)

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 3107Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết chương Hidrocacbon no chương trình: Hóa 11 (nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết chương Hidrocacbon no chương trình: Hóa 11 (nâng cao)
 TRƯỜNG THPT A ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG HIDROCACBON NO
 Chương trình: Hóa 11 (Nâng cao) - Thời gian : 45 phút
A/ TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
1. Trong các dãy chất sau, dãy chất nào là đồng đẳng của ankan?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14	B. CH4, C3H6, C4H10, C6H14
C. C2H4, C3H8, C4H10, C6H12	D. CH4, C3H8, C4H10, C6H12
2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :	
	a	butan.	 b	neopentan.	 c	pentan. 	 d isopentan
3. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	D. 6 đồng phân
4. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là: 
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.	B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3. 
C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.	D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.
5. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng tách.	B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. 	D. Cả A, B và C.
6. Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
7. Hidro cacbon X có 25% H về khối lượng, X có CTPT nào sau đây
A. CH4 B. C2H6 C. C2H4 D. C3H8
8. Hỗn hợp X gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với oxi bằng 1,125. Vậy CTPT của hai ankan đó là
A. C3H8 và C4H10.	B. CH4 và C3H8.	C. CH4 và C2H6.	D. C2H6 và C3H8.
9. Một hỗn hợp X gồm hai ankan đồng đẳng kế tiếp có khối lượng là 11,8 gam và thể tích ở đktc là 6,72 lít. CTPT và số mol của mỗi ankan là (C=12; H=1)
A. Etan (0,1mol) và Propan (0,2 mol)	B. Metan (0,15mol) và Etan (0,15mol)
C. Etan (0,2mol) và Propan (0,1mol)	D. Propan (0,15mol) và Butan (0,15mol)
10. Đốt cháy hoàn toàn một ankan X, thu được 13,44 lít (đktc) CO2 và 14,4 g H2O. Công thức phân tử của X là (; ; )A. C5H12	B. C3H8	C. C4H10	D. C2H6
11. Công thức của hợp chất ứng với tên gọi iso hexan là
A. CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3.	B. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.
C. CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3.	D. CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3
12. Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?
A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.	
B. Canxicacbua tác dụng với nước.
C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.	
D. Điện phân dung dịch natri axetat.
13. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ? 
A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.	B. Crackinh butan 
C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước.	 D. A, C.
14. Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:
A. metan.	B. etan.	C. propan.	D. n-butan.
15. Xicloankan (chỉ có một vòng) A có tỉ khối so với nitơ bằng 3. A tác dụng với clo có chiếu sáng chỉ cho một dẫn xuất monoclo duy nhất, xác định công thức cấu tạo của A ? 
 A. .	B. . 	C. .	D. 
16. Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 176 và 180.	B. 44 và 18.	C. 44 và 72.	D. 176 và 90.
17. (A) là chất nào trong phản ứng sau đây ? 
 	 A + Br2 Br-CH2-CH2-CH2-Br
A. propan.	B. 1-brompropan.	C. xiclopopan.	D. A và B đều đúng.
18. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây :
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. 	
B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra.
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra. 
D. Màu của dung dịch không đổi.
19. Để phân biệt 2 khí propan và xiclopropan chứa trong 2 bình riêng biệt người ta có thể
dùng
A. dung dịch Br2. B. dung dịch SO2. C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch Ca(OH)2.
20. Đốt cháy hoàn toàn 2 hidrocacbon X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dẫn sản phẩm khí qua bình thứ nhất đựng dung dịch H2SO4 đặc và bình thứ hai đựng dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng bình thứ nhất tăng 2,52g và bình 2 tăng 4,4g. Công thức phân tử của Xvà Y là:
A. C2H4 và C3H6 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và C4H10 D. C2H2 và C3H4
B/ TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
1. Trộn 6g C2H6 và 14,2 g Cl2 có chiếu sang thu được 2 sản phẩm thế môn và điclo. Cho hỗn hợp khí đi qua phản ứng thu được dung dịch NaOH dư thì còn lại 2,24 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Dung dịch trong NaOH có khả năng oxi hóa 200ml dung dịch FeSO4 0,5M. Tính phần trăm số mol mỗi sản phẩm thế thu được.
2. Hỗn hợp lỏng X gồm C2H5OH và 2 hidrocacbon là đồng dẳng kế tiếp. Một nửa lượng X khi hóa hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 1,32g CO2 ở cùng điều kiện. Đốt cháy một nửa lượng X cần 6,552 lít O2 (ĐKTC). Sản phẩm cháy cho qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 36,9375g kết tủa. Tìm công thức phân tử của hai hidrocacbon trong X.
 Hêt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_1_tiet_chuong_hidrocacbon_no_11_nang_cao.docx