SỞ GD-ĐT NINH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) - LỚP 10 TRƯỜNG THPT BÁC ÁI NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Hóa học – Chương trình chuẩn Mã đề: 105 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề ra: (Đề kiểm tra có 02 trang) A. LÝ THUYẾT: (6 điểm) C©u 1 : Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì A. Phi kim mạnh nhất là iot. B. Phi kim mạnh nhất là flo. C. Phi kim mạnh nhất là oxi. D. Kim loại mạnh nhất là Liti. C©u 2 : Cấu hình e của : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1. Vậy kết luận nào sau đây sai? A. Có số thứ tự ô là 19 B. Nguyên tử có 7e hóa trị C. Có 20 nơtron trong hạt nhân D. Thuộc chu kỳ 4, nhóm IA C©u 3 : Tìm phát biểu sai: A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần B. Nguyên tử các các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau C. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần D. Cả B và C sai C©u 4 : Nguyên tử của nguyên tố X có số hạt mang điện dương trong hạt nhân là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì 3, nhóm VIIA C. Chu kì 3, nhóm IIIA D. Chu kì 2, nhóm IIIA C©u 5 : Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi như thế nào? A. Không đổi B. Giảm dần C. Tăng dần D. Tăng rồi giảm C©u 6 : Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố A thuộc chu kỳ 4, có 2 electron hóa trị là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 D. 1s22s22p63s23p2 C©u 7 : Nguyên tố X có số thứ tự là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về X là sai ? A. Hạt nhân của X có 20 p B. Vỏ của nguyên tử có 4 lớp e và lớp ngoài cùng có 2 e. C. Nguyên tố hoá học này là phi kim. D. Số e ở vỏ nguyên tử là 20. C©u 8 : Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là: A. RH5 B. RH4 C. RH2 D. RH3 C©u 9 : Cặp nguyên tố nào sau đây có tính chất tương tự nhau? A. Na (Z=11) và K (Z=19). B. K (Z=19) và Ca (Z=20). C. Na (Z=11) và Mg (Z=12). D. Mg (Z=12) và Al (Z=13). C©u 10 : Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: A. Số electron hóa trị như nhau B. Số lớp electron như nhau C. Cùng số electron s hay p D. Số electron như nhau C©u 11 : Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn? A. Hóa trị cao nhất với oxi B. Số lớp electron C. Số electron lớp ngoài cùng D. Tính kim loại, tính phi kim C©u 12 : Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết: A. Số nơtron trong hạt nhân. B. Số electron ở lớp vỏ. C. Số proton trong hạt nhân. D. Số hiệu nguyên tử. C©u 13 : Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi: A. Nhóm kim loại kiềm thổ B. Nhóm kim loại kiềm C. Nhóm khí hiếm D. Nhóm halogen C©u 14 : Nguyên tố R có hóa trị cao nhất với oxi là a và hóa trị trong hợp chất với hiđro là b. Biết a – b = 0. Vậy R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A. Nhóm VIIA B. Nhóm IA C. Nhóm IIA D. Nhóm IVA C©u 15 : Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 C©u 16 : Nguyên tố M thuộc nhóm IVA. Trong oxit cao nhất M chiếm 27,3% khối lượng. Khối lượng nguyên tử của M là: A. 24 đvC B. 28 đvC C. 12 đvC D. 32 đvC C©u 17 : Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 4, nhóm IIIA B. Chu kỳ 4, nhóm VIA C. Chu kỳ 3, nhóm IVA D. Chu kỳ 3, nhóm VIA C©u 18 : Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây? A. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA. B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA. C. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA. D. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA. C©u 19 : M là nguyên tố nhóm IA, oxit của nó có công thức là: A. M2O3 B. MO2 C. MO D. M2O C©u 20 : Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn không tuân theo nguyên tắc nào sau đây? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị được xếp vào một cột. B. TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Cho nguyên tố lưu huỳnh (S) có số hiệu nguyên tử là 16. a/ Xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn. (0,75đ) b/ Cho biết tính chất hóa học cơ bản của S (Kim loại, Phi kim, Khí hiếm), công thức oxit và hợp chất khí với H. (0,75đ) c/ So sánh tính chất của S (Z=16) với P (Z=15) và Cl (Z=17). (1đ) Câu 2: (1,5 điểm) Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Trong oxit cao nhất của X, % về khối lượng của oxi là 74,07 %. Tìm nguyên tử khối của X. --- Hết --- SỞ GD – ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT BÁC ÁI Đề chính thức ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 2) – LỚP 10 NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Hóa học – Chương trình chuẩn ĐÁP ÁN A/ TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/án B B A C C B C D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án B A B D D C D C D A B/ TỰ LUẬN (4 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 a/ Cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 Vị trí S: Ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA b/ S là nguyên tố phi kim CT oxit cao nhất là: CT hợp chất khí với H: c/ 3 nguyên tố đều ở cùng chu kỳ 3 và thể hiện tính phi kim. Áp dụng quy luật biến đổi trong chu kỳ: tính phi kim mạnh dần S < P < Cl 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 1,0 2 Ta có CT oxit cao nhất là: X = 14 Vậy X có nguyên tử khối là 14 đvC 0,25 1,25 ---Hết---
Tài liệu đính kèm: