ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT A. Lý thuyết Chủ đề 1. Địa lí tự nhiên Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta? A. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới B. Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương nên vừa gắn liền với lục địa, vừa tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài. C. Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới D. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc Câu 2. So với toàn bộ lãnh thổ ( phần đất liền), khu vực đồi núi của nước ta chiếm tới A. 3/4 diện tích B. 4/5 diện tích C. 2/3 diện tích D. 3/5 diện tích Câu 3. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm Câu 4. Yếu tố tự nhiên quyết định trực tiếp tính phong phú, đa dạng trong hệ thống cây trồng của nước ta là A. Địa hình B. Đất C. Khí hậu D. Nguồn nước Câu 5. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là A. 2 miền B. 3 miền C. 4 miền D. 5 miền Câu 6. Khu vực nào sau đây có nguy cơ xảy ra động đất cao nhất ở nước ta? A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Nam Trung Bộ D. Nam Bộ Câu 7. Địa hình núi cao của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực A. Đông Bắc B. Tây Nguyên C. Bắc Trung Bộ D. Tây Bắc Chủ đề 2: Địa lí dân cư Câu 8. Đặc điểm không đúng với dân cư nước ta là A. Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc B. Gia tăng dân số nhanh, cơ cấu dân số trẻ C. Dân cư phân bố đồng đều giữa thành thị và nông thôn D. Dân số có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu nhóm tuổi. Câu 9. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và quá trình đổi mới B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu lãnh thổ C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao D. năng suất lao động nâng cao Câu 10. Nguyên nhân dẫn đến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là A. công nghiệp hóa phát triển mạnh B. quá trình đô thị hóa giả tạo, tự phát C. mức sống của người dân cao D. kinh tế phát triển nhanh Chủ đề 3: Địa lí các ngành kinh tế Câu 11. Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là A. kinh tế ngoài Nhà nước B. kinh tế Nhà nước C. kinh tế cá thể D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Câu 12. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng A. TD & MN Bắc Bộ B. ĐBSH C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ Câu 13. Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là A. có sản phẩm đa dạng B. nông nghiệp nhiệt đới C. nông nghiệp thâm canh trình độ cao D. nông nghiệp đang được hiện đại hóa Câu 14. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta là A. đường bờ biển dài, nhiều ngư trường lớn, nguồn lợi hải sản phong phú B. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ C. có nhiều hồ thủy lợi, thủy điện D. nhiều sông, ao, hồ, bãi triểu, đầm phá, vũng vịnh Câu 15. Để tăng sản lượng thủy sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết là A. đầu tư trang bị phương tiện hiện đại để khai thác xa bờ B. mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản C. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân D. tìm kiếm các ngư trường mới Câu 16. Xu hướng biến động của cơ cấu công nghiệp theo ngành là A. không thay đổi theo thời gian B. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể trong nước C. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở ngoài nước D. thay đổi phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước Câu 17. Ngành không thuộc công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là A. chế biến gạo, ngô xay xát B. dệt may C. sản xuất rượu, bia, nước ngọt D. chế biến chè, cà phê, thuốc lá Câu 18. Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là A. tài nguyên khoáng sản B. đặc điểm địa hình C. vị trí địa lí D. đặc điểm khí hậu Câu 19. Mạng lưới GTVT đường sông nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu là do A. nước ta có ít sông lớn B. sông hay có lũ C. kinh nghiệm của đội ngũ lao động chưa cao trong khi sông ngòi có nhiều khúc quanh co D. hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch Câu 20. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến khu vực trung du và miền núi nước ta còn gặp khó khăn trong phát triển công nghiệp là A. nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế B. thiếu nguồn lao động có tay nghề C. thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh cao D. kết cấu hạ tầng yếu kém, đặc biệt GTVT và điện Chủ đề 4. Địa lí các vùng kinh tế Câu 21. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ( nông- lâm- ngư nghiệp) của vùng ĐBSH là A. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và thủy sản, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi Câu 22. Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ bởi vì nó góp phần A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng D. tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng. Câu 23. DHNTB có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ B. có nhiều vũng vịnh rộng C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn Câu 24. Ý nào sau đây không đúng về nghề cá của DHNTB ? A. Biển DHNTB nhiều tôm cá và các loại hải sản khác B. tỉnh, thành phố nào ở DHNTB cũng có bãi tôm, bãi cá C. Các bãi tôm, bãi cá lớn nhất nằm ở các tỉnh phía Nam của vùng và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa D. Sản lượng cá biển chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản Câu 25. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là A. đất badan có tầng phong hóa sâu, lượng mưa tập trung vào mùa mưa B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng D. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo Câu 26. Mùa khô thường kéo dài khoảng 4-5 tháng ở Tây Nguyên cũng có tác dụng đối với sản xuất nông nghiệp là A. để phơi sấy, bảo quản nông sản B. phát triển du lịch C. xây dựng cơ sở hạ tầng D. tổ chức các hoạt động lễ hội Câu 27. Đông Nam Bộ hiện là vùng dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng cây A. cà phê B. cao su C. hồ tiêu D. chè Câu 28. Vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ không được thể hiện qua phát triển các ngành nào sau đây A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển B. khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa C. du lịch biển và giao thông vận tải biển D.trồng rừng ven biển Câu 29. Nhóm đất có diện tích lớn nhất ĐBSCL là A. đất phù sa ngọt B. đất xám C. đất mặn D. đất phèn Câu 30. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL ? A. lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn B. đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ C. chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn D. tăng cường khai phá rừng ngập mặn nhằm mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. B. Kĩ năng Đọc Atlat địa lí Việt Nam Câu 31: Dựa vào Atlat trang 26. Trong các tỉnh/ thành phố sau, tỉnh/ thành phố nào không thuộc Đồng bằng sông Hồng A. Hưng Yên B. Phú Thọ C. Hải Phòng D. Bắc Ninh Câu 32. Dựa vào Atlat trang 28. Cho biết vùng Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh/ thành phố A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 33. Dựa vào Atlat trang 25. Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và trung tâm có ý nghĩa vùng của Duyên Hải Nam Trung Bộ là A. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang B. Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt C. Đà Nẵng, Nha Trang D. Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu Câu 34. Dựa vào Atlat trang 4-5 . Cho biết vùng biển nước ta tiếp giáp với mấy nước A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ ? A. Cầu Treo B. Lao Bảo C. Bờ Y D. Cha Lo Làm việc với biểu đồ đã cho Câu 36.Cho biểu đồ thể hiện diện tích lúa và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2000- 2008 49,9 7452 7329 7207 7400 42,4 46,4 48,9 7666 52,3 2360 2109 2038 2016 2018 Nhận xét nào sau đây không đúng A. từ năm 2000- 2008 năng suất lúa của nước ta tăng B. từ năm 2000- 2008 diện tích lúa của nước ta tăng C. từ năm 2000- 2008 diện tích lúa mùa của nước ta giảm D. Năng suất lúa tăng nhanh hơn diện tích lúa Câu 37. Biểu đồ thể hiện cơ cấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2006 Chọn đáp án chính xác A. khu vực kinh tế nhà nước có tỉ trọng lớn nhất và tỉ trọng tăng từ năm 2000 đến năm 2006 B. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng giảm C. khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tỉ trọng lớn nhất D. Khu vực kinh tế nhà nước có tỉ trọng thấp nhất Làm việc với bảng số liệu Câu 38 .Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từ năm 1990- 2005 Ngành 1990 2000 2003 2005 Tổngsố 20 666,5 129 140,5 153 955,0 183 342,4 Trồngtrọt 16 393,5 101 043,7 116 065,7 134 754,5 Chănnuôi 3 701,0 24 960,2 34 454,6 45 225,6 Dịchvụnôngnghiệp 572,0 3 036,6 3 432,7 3 362,3 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo ngành của nước ta từ năm 1990- 2005 A. Cột B. Miền C. Đường D. Tròn Câu 39. Cho BSL: Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta Năm 2005 2007 2009 2010 Sảnlượng ( nghìntấn) 3 467 4 200 4 870 5 128 Khaithác 1 988 2 075 2 280 2 421 Nuôitrồng 1 479 2 125 2 590 2 707 Giá trị sản xuất ( tỉ đồng, giá so sánh 1994) 38 784 47 014 53 654 56 966 Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005- 2010 A. Cột B. Miền C. Đường D. Kết hợp cột và đường Câu 40. Cho BSL GDP nước ta phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2014 ( đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Nông- lâm- thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 2000 441 646 108 356 162 220 171 070 2014 3 542 101 696 969 1 307 935 1 537 197 Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2000- 2014, tỉ trọng GDP của khu vực nông- lâm- thủy sản của nước ta giảm là A. 2,0% B. 3,9% C. 4,9% D. 5,9%
Tài liệu đính kèm: