Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 – Môn Hóa học 12 - Mã đề 961

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1073Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 – Môn Hóa học 12 - Mã đề 961", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 – Môn Hóa học 12 - Mã đề 961
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 961
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 - 2017 – MÔN HÓA HỌC 12
 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo danh: ................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của kim loại Cu trong 10,0 gam hỗn hợp X là
A. 2,8 gam.	B. 1,6 gam.	C. 8,4 gam.	D. 5,6 gam.
Câu 2: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 3: Chất phản ứng với dung dịch NaOH thu được CH3COONa và C2H5OH là
A. HCOOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. CH3COOCH3.	D. HCOOC2H5.
Câu 4: Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc. Nilon-6,6 thuộc loại
A. tơ visco.	B. tơ axetat.	C. tơ poliamit.	D. tơ polieste.
Câu 5: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ?
A. NH3, C6H5NH2, CH3NH2.	B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3.	D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
Câu 6: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat. Biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%. Giá trị của m là
A. 33,00.	B. 29,70.	C. 26,73.	D. 25,46.
Câu 7: Cho dãy các chất sau: glucozơ, amilopectin, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 8: Chất nào sau đây là đisaccarit?
A. Xenlulozơ.	B. Glucozơ.	C. Fructozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 10: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,20.	B. 10,5.	C. 12,3.	D. 10,2.
Câu 11: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu. Dung dịch nào sau đây (khi lấy dư) không thể hòa tan hết X?
A. dung dịch HNO3 loãng.	B. dung dịch NaNO3 và HCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc, nóng.	D. dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
Câu 12: Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?
A. Lysin.	B. Alanin.	C. Axit glutamic.	D. Axit aminoaxetic.
Câu 13: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
B. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
C. Tráng gương, tráng ruột phích.
D. Nguyên liệu sản xuất PVC.
Câu 14: Phân tử khối của alanin là
A. 89u.	B. 93u.	C. 117u.	D. 75u.
Câu 15: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn tinh bột (trong môi trường axit) thu được
A. sacarozơ.	B. glucozơ.	C. amilozơ.	D. fructozơ.
Câu 17: Cho 20 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 31,68 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 50.	B. 100.	C. 200.	D. 320.
Câu 18: Polime nào sau đây có tính đàn hồi?
A. Polietilen.	B. Poliisopren.
C. Poli(metyl metarcrylat).	D. Poli(vinyl clorua).
Câu 19: Lên men 1,08 kg glucozơ chứa 20% tạp chất, thu được 0,368 kg ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men là
A. 83,3 %.	B. 50,0 %.	C. 60,0 %.	D. 70,0 %.
Câu 20: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là
A. metylamin.	B. anilin.	C. benzylamin.	D. đimetylamin.
Câu 21: Cho NaOH dư phản ứng với các dung dịch sau: AlCl3, Ba(HCO3)2, CuSO4, HCl, NH4Cl, MgSO4, FeCl3. Sau khi các phản ứng kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 22: Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime?
A. Etan, propilen.	B. Vinyl clorua, caprolactam.
C. Axit aminoaxetic, etilen.	D. Buta-1,3-đien, alanin.
Câu 23: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. propyl axetat.	B. metyl propionat.	C. etyl axetat.	D. metyl axetat.
Câu 24: Polime nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?
A. Nilon-6.	B. Poli(vinyl clorua)	C. Tơ visco.	D. Polietilen.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn, vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(b) Tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng bạc.
	(c) Dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
	(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xenlulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
	(e) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac.	
	(g) Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít khí CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 2.	B. 2 : 3.	C. 2 : 1.	D. 1 : 5.
Câu 27: Cho dãy chuyển hóa: Glyxin X1 X2. Biết X1, X2 là các chất hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X2 là
A. ClH3NCH2COOH.	B. H2NCH2COONa.	C. H2NCH2COOH.	D. ClH3NCH2COONa.
Câu 28: Hỗn hợp (A) gồm: đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp (A) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin, 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam (A) trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp E gồm CO2, H2O và N2. Cho E hấp thụ hoàn toàn trong nước vôi trong, thu được 42 gam kết tủa và dung dịch F có khối lượng tăng lên 36,28 gam (so với khối lượng nước vôi trong ban đầu). Giá trị gần đúng của m là
A. 35.	B. 40.	C. 50.	D. 45.
Câu 29: Biết rằng 5,688 gam poli(butađien-stiren) phản ứng tối đa với 3,462 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong polime này là
A. 1 : 3.	B. 2 : 3.	C. 1 : 2.	D. 2 : 1.
Câu 30: Cho 3,00 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng với NaHCO3 dư thấy giải phóng 2,2 gam khí. Mặt khác, cho 3,00 gam X vào C2H5OH lấy dư trong H2SO4 đặc (H = 80%) thì thu được m gam este. Giá trị của m là
A. 4,40.	B. 2,64.	C. 3,52.	D. 1,32.
Câu 31: Đốt hỗn hợp gồm 0,4 mol Fe và 0,2 mol Cu trong bình đựng khí oxi, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Cho toàn bộ chất rắn này vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít (đktc) khí và 6,4 gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 40,8.	B. 38,4.	C. 44,8.	D. 41,6.
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm a gam Mg và 47 gam Cu(NO3)2. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối clorua và thoát ra 0,05 mol hỗn hợp khí T gồm N2 và H2. Tỉ khối của T so với H2 là 11,4. Giá trị gần nhất của m là
A. 71,88.	B. 80,81.	C. 74,54.	D. 72,00.
Câu 33: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 50,65.	B. 33,50.	C. 44,65.	D. 22,35.
Câu 34: Sục 13,44 lít (đktc) khí CO2 vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M, sau các phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,28.	B. 66,98.	C. 39,40.	D. 59,10.
Câu 35: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,00 gam triglixerit cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng nguyên chất là
A. 17,56 gam.	B. 16,68 gam.	C. 17,80 gam.	D. 18,38 gam.
Câu 36: Cho nonapeptit: Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe)?
A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 11,88 gam X gồm hai este mạch hở (trong đó có một este đơn chức và một este hai chức) cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình Na tăng 5,85 gam. Trộn Y với hỗn hợp CaO và NaOH rắn rồi nung trong điều kiện không có không khí, thu được 2,016 lít (đktc) một hidrocacbon duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm theo khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là
A. 57,91 %.	B. 27,60 %.	C. 42,09 %.	D. 72,40 %.
Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 	C3H4O2 + NaOH X + Y; 
X + H2SO4 loãng Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng bạc. Hai chất Y, Z tương ứng là
A. HCOONa, CH3CHO.	B. HCHO, HCOOH.
C. HCHO, CH3CHO.	D. CH3CHO, HCOOH.
Câu 39: Cho các chất: NaOH, NaCl, Cu, HCl, NH3, Zn, Cl2, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 7.
Câu 40: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra sản phẩm gồm H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; Y tạo ra sản phẩm gồm CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là
A. CH3NH2 và NH3.	B. CH3OH và CH3NH2.
C. CH3OH và NH3.	D. C2H5OH và N2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Hoa_Vinh_Phuc.doc