Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 579 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 579 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 579 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 579
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm 
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1;He=4;Li=7;Be=9;C=12;N=14;O=16;Na=23;Mg=24;Al=27;P=31;S=32;Cl=35,5;K=39;Ca=40;Fe=56;Cu=64;Zn=65;A=108;Ba=137.
Câu 1: Hòa tan 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al2O3 vào dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí H2. Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 3,9 gam.	B. 5,1 gam.	C. 2,4 gam.	D. 3,6 gam.
Câu 2: Chất nào dưới đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ.	B. Glucozơ.	C. Xenlulozơ.	D. Tristearin.
Câu 3: Phương trình phản ứng nào sau đây sai?
A. 3Zn + 2FeCl3(dư) → 2Fe + 3ZnCl2.
B. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.
C. Cu + 4HNO3 (đặc, nguội) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
D. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
Câu 4: Quặng hematit đỏ có thành phần chính là
A. Fe2O3.	B. Fe3O4.	C. FeS2.	D. FeCO3.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2,25 gam C2H5NH2 và 3,0 gam HCOOCH3 bằng O2 vừa đủ. Sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch H2SO4 đặc, thấy có V lít (đktc) khí thoát ra. Giá trị của V là
A. 5,60.	B. 4,48.	C. 5,04.	D. 3,36.
Câu 6: Khi nung nóng, CO khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.	B. CaO.	C. Na2O.	D. CuO.
Câu 7: Hợp chất X có công thức CH2=CH-COO-CH3. Tên của X là
A. metyl metacrylat.	B. metyl acrylat.	C. vinyl axetat.	D. metyl propionat.
Câu 8: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch HCl.	C. nước brom.	D. dung dịch NaCl.
Câu 9: Polime nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp trùng hợp?
A. Nhựa novolac.	B. Tơ axetat.	C. Polietilen.	D. Tơ nilon – 6,6.
Câu 10: Đun nóng hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi, tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy X tan hết và thu được hỗn hợp khí. Các chất có trong X là
A. Fe2S3, FeS và Fe.	B. Fe2S3 và Fe.	C. FeS và Fe.	D. FeS và S.
Câu 11: Sắt bị oxi hóa đến số oxi hóa +3 trong phản ứng với hóa chất nào dưới đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. S.	D. Cl2.
Câu 12: Cho 17,8 gam alanin tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ). Cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 21,50.	B. 25,10.	C. 28,75.	D. 24,78.
Câu 13: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ .	B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+ , Fe3+, Cu2+, Fe2+.	D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 14: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Độ cứng.	B. Nhiệt độ nóng chảy.	C. Khối lượng riêng.	D. Tính dẻo.
Câu 15: Kim loại có hiđroxit lưỡng tính là
A. Ca.	B. Al.	C. Na.	D. Ba.
Câu 16: Đun 132,6 gam triolein [C3H5(OOCC17H33)3] trong 300 ml dung dịch NaOH 1,5M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 136,9.	B. 136,8.	C. 136,7.	D. 170,0.
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là
A. 16,8.	B. 11,2.	C. 1,12.	D. 4.48.
Câu 18: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Be.	B. Al.	C. Mg.	D. Na.
Câu 19: Este nào sau đây khi thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc?
A. Etyl axetat.	B. Metyl acrylat.	C. Phenyl axetat.	D. Metyl fomat.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phản ứng lưu hóa cao su là phản ứng khâu mạch polime.
B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
C. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. Dung dịch protein tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo hợp chất màu xanh.
Câu 21: Chất nào sau đây là amin bậc một?
A. CH3-NH2.	B. (CH3)3N.	C. CH3-NH-C2H5.	D. (CH3)2NH.
Câu 22: Tơ nào dưới đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ axetat.	B. Tơ tằm.	C. Tơ nitron.	D. Tơ nilon – 6.
Câu 23: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. CH3-CH(NH3Cl)-COOH.	B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-COONa.	D. ClH3N-CH2-COOH.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeSO4 và H2SO4.
B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp CuSO4 và H2SO4.
C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.
D. Đốt thanh Fe trong không khí.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng, thu được dung dịch Y và V lít khí NO (đktc). Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,4 gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là
A. 4,48.	B. 5,04.	C. 3,36.	D. 5,32.
Câu 26: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
C7H18O2N2 (X) + NaOH X1 + X2 + H2O	X1 + 2HCl X3 + NaCl
X4 + HCl X3	nX4 tơ nilon-6 + nH2O	
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X2 làm quỳ tím hóa hồng.	B. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.
C. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.	D. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.
Câu 27: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X chứa x mol Al2(SO4)3 và y mol AlCl3. Tổng số mol kết tủa thu được phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 nhỏ vào theo đồ thị ở hình bên. Giá trị của x và y lần lượt là
0,175
A. 0,05 và 0,05.	B. 0,075 và 0,025.	C. 0,025 và 0,05.	D. 0,05 và 0,025.
Câu 28: Có các thí nghiệm sau: 
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.	
(2) Cho Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2. 
(3) Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng.	
(4) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. 	
(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
Số trường hợp thu được kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là?
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 29: Tiến hành lên men m gam glucozơ thành C2H5OH với hiệu suất 75%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra đem hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối có tổng nồng độ là 12,276%. Giá trị của m là
A. 180.	B. 90.	C. 120.	D. 150.
Câu 30: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là
A. 1,680.	B. 3,920.	C. 4,480.	D. 4,788.
Câu 31: X là một hexapeptit mạch hở, tạo thành từ một α-amino axit Y no, mạch hở (phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Biết rằng phần trăm khối lượng của oxi trong Y là 42,667%. Thủy phân m gam X thu được hỗn hợp gồm: 90,9 gam pentapeptit; 147,6 gam tetrapeptit; 37,8 gam tripeptit; 39,6 gam đipeptit và 45 gam Y. Giá trị của m là
A. 360,9.	B. 342,0.	C. 409,5.	D. 427,0.
Câu 32: Số este thuần chức của etylen glicol (mạch hở) có công thức phân tử C8H12O4, không tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2, tạo dung dịch màu xanh lam
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 34: Hòa tan hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là
A. Fe2O3.	B. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.
C. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.	D. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là
A. 0,86.	B. 0,72.	C. 0,65.	D. 0,70.
Câu 36: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H10O3N2. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phần hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A. [H3N-CH2-CH2-NH3](CO3).	B. [CH3-CH(NH3)2](CO3).
C. CH3-CH2-CH2-NH3NO3.	D. HO-CH2-CH2-COONH4.
Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
	(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
	(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. 
	(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch chứa một muối tan là
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0.	B. 7,5.	C. 6,5.	D. 7,0.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl, thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe3+ và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y, thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi có trong X là
A. 24,14%.	B. 15,92%.	C. 26,32%.	D. 25,75%.
Câu 40: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một số este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O2 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. Đun b gam hỗn hợp ancol với H2SO4 đặc ở 140oC, thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 16,20.	B. 19,35.	C. 25,86.	D. 17,46.
---------HẾT---------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_d.doc