Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 908 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 908 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng THPT quốc gia Lịch sử lớp 12 - Mã đề 908 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 908
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 – 2017 – MÔN LỊCH SỬ LỚP 12
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:
Câu 1. Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống Nam Phi (1994) đánh dấu sự kiện lịch sử gì?
	A. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. 
	B. Đánh dấu sự bình đẳng của các dân tộc, màu da trên thế giới.
	C. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
	D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.
 Câu 2. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
	A. truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
	B. phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
	C. liên minh công nông vững chắc.
	D. sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương với đường lối lãnh đạo đúng đắn.
 Câu 3. Sự kiện nào đã mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức ASEAN?
	A. Vấn đề Campuchia được giải quyết.	B. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
	C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.	D. Hiệp ước Bali được kí kết năm 1976.
 Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giành độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam?
	A. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).
	B. Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920).
	C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
	D. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
 Câu 5. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?
	A. Thành lập hội Việt nam Cách mạng thanh niên.
	B. Khởi thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
	C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.	
	D. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
 Câu 6. Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là
	A. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
	B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị, mang tính tự phát.
	C. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị, mang tính tự giác.
	D. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
 Câu 7. Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
	A. Nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau.
	B. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
	C. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
	D. Sự ra đời khối ASEAN.
 Câu 8. Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952 - 1973 là
	A. dân số đang già hóa.
	B. trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu.
	C. lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo.
	D. tình hình chính trị thiếu ổn định.
 Câu 9. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân
	A. tăng gia sản xuất.	B. thực hành tiết kiệm.
	C. tổ chức quyên góp lương thực.	D. tổ chức "Ngày đồng tâm".
 Câu 10. Giai đoạn nào sau đây được gọi là giai đoạn "phát triển thần kì" của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Từ năm 1952 đến năm 1973.	B. Từ năm 1960 đến năm 1973.
	C. Từ năm 1952 đến năm 1960. 	D. Từ năm 1945 đến năm 1952. 
 Câu 11. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập tháng 10 - 1949 đánh dấu Trung Quốc đã
	A. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc nhân dân.
	B. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
	C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
	D. hoàn thành cuộc cách mạng dân quyền.
 Câu 12. Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng là
	A. báo Nhành lúa.	B. báo Búa liềm.	
	C. báo Tiếng chuông rè.	D. báo Người nhà quê.
 Câu 13. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?
	A. Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa G.Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
	B. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.
	C. Định ước Henxinki năm 1975.
	D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10-1991).
 Câu 14. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (04-1949) nhằm
	A. chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
	B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
	C. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
	D. chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
 Câu 15. Trong những năm 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược nào dưới đây?
	A. "Ngăn đe thực tế". B. "Phản ứng linh hoạt".	
	C. "Đối đầu trực tiếp".	D. "Cam kết và mở rộng".
 Câu 16. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là
	A. chế độ phân biệt chủng tộc.	B. chủ nghĩa thực dân cũ.
	C. chế độ độc tài thân Mĩ. 	D. giai cấp địa chủ phong kiến.
 Câu 17. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
	A. Mĩ - Anh - Pháp. 	B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.	
	C. Mĩ - Đức - Nhật Bản. D. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản.	
 Câu 18. Nước nào trở thành thành trì của phong trào cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. Ấn Độ.	B. Liên Xô. 	C. Nhật.	D. Trung Quốc.
 Câu 19. Quyết định về vấn đề hòa bình an ninh thế giới của Hội đồng bảo an trong tổ chức Liên hợp quốc được thông qua với điều kiện nào?
	A. phải có 1/2 số thành viên Hội đồng tán thành.
	B. phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
	C. phải được tất cả thành viên Hội đồng tán thành.
	D. phải có 1/4 số thành viên của Hội đồng tán thành.
 Câu 20. Âm mưu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 
	A. chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.	
	B. đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam.
	C. bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.	
	D. mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam.
 Câu 21. Nước nào dưới đây đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
	A. Hoa Kì. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô.
 Câu 22. Đâu là tình thế của cách mạng nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
	A. Như "ngàn cân treo sợi tóc".
	B. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
	C. Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
	D. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân
 Câu 23. Tại Hội nghị thành lập Đảng (1930) có sự tham gia của các tổ chức nào?
	A. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.
	B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
	C. An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
	D. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
 Câu 24. Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là
	A. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam.
	B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
	C. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Hà Tĩnh.	
	D. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi.
 Câu 25. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta đề ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là
	A. "Giải phóng dân tộc" và "Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian".
	B. "Chống đế quốc" và "Chống phát xít, chống chiến tranh".
	C. "Tự do dân chủ" và "Cơm áo hòa bình".
	D. "Độc lập dân tộc" và "Ruộng đất dân cày".
 Câu 26. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập hình thức mặt trận nào?
	A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.	
	B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
	C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.	
	D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
 Câu 27. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), chiến thắng nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp?
	A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.	B.Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
	C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.	D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946-1947.
 Câu 28. Hội nghị nào của Đảng ta dưới đây đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương? 
	A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
	B. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương. 
	C. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.
	D. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
 Câu 29. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?
	A. Thực dân Pháp.	B. Quân Trung Hoa dân quốc. 
	C. Đế quốc Anh.	D. Quân Nhật.
 Câu 30. Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8-1967) là
	A. Việt Nam, Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia.
	B. Malaixia, Philippin, Mianma, Thái Lan, Indonexia. 
	C. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Brunây.
	D. Philippin, Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malaixia. 
 Câu 31. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
	A. Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
	B. Buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
	C. Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc, thực dân.
	D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
 Câu 32. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn gì đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
	A. Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
	B. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
	C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
	D. Giải quyết được vấn đề khó khăn về kinh tế.
 Câu 33. Ngày 18 và 19 - 12 - 1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?
	A. Hoà hoãn với Pháp để kí Hiệp định Phôngtennơblô.
	B. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
	C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
	D. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng Pháp.
 Câu 34. Trong chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng có xác định ở thời kì cuối cùng là
	A. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.
	B. đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
	C. đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập.
	D. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.
 Câu 35. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam?
	A. Công nhân với tư sản.
	B. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
	C. Nông dân với địa chủ.
	D. Địa chủ với tư bản.
 Câu 36. Cho các sự kiện sau:
	1. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.
	2. Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta".
	3. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian.
	A. 2,3,1	B. 3,2,1	C. 1,3,2 	D. 2,1,3
 Câu 37. Cuộc đấu tranh đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
	A. công hội được thành lập ở Sài Gòn - Chợ lớn (1920).
	B. cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8-1925).
	C. công nhân viên chức Bắc Kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương (1922).
	D. cuộc bãi công của công nhân nhà máy rượu Hà Nội (1924).
 Câu 38. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc Chiến tranh lạnh để lại cho thế giới là
	A. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
	B. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
	C. các nước ráo riết tnưg cường chạy đua vũ trang.
	D. các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ
khí hủy diệt.
 Câu 39. Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX là
	A. đáp ứng yêu cầu nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
	B. đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
	C. chế tạo ra vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chiến tranh hiện đại.
	D. chế tạo ra công cụ sản xuất mới.
 Câu 40. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
	A. Năm 1962, Angiêri được công nhận độc lập.
	B. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành độc lập.
	C. Năm 1994, NenXơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
	D. Năm 1975, cách mạng Ăngôla và Môdămbích thắng lợi.
.........................HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docx2_LICH SU_908.docx