Đề khảo sát chất lượng Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nam Cao
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HÀ NAM
TRƯỜNG THPT NAM CAO
Kì khảo sát chất lượng 24 tuần năm học 2016 – 2017
Bài khảo sát Khoa học xã hội
 Môn Lịch sử lớp 12 Mã đề: 132
 Số câu trắc nghiệm: 40 câu
 Thời gian làm bài: 50 phút
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Em hãy chọn một đáp án mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện điều gì?
A. Khi chưa bàn giao chính quyền cho Mĩ.
B. Khi chưa thực hiện Hiệp thương Tổng tuyển cử.
C. Khi chưa phá bỏ hết các căn cứ quân sự ở miền Nam.
D. Khi chưa hàn gắn vết thương chiến tranh Việt Nam.
Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử nào là thuận lợi nhất để cuổi 1974 đầu 1975 Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976?
A. Từ sau 1973 Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
B. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam ngày càng lớn.
C. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng.
D. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, Ngụy mất chỗ dựa
Câu 3: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian từ xa đến gần:
1. Thành phố Huế giải phóng 2. Ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Văn thiệu từ chức tổng thống
A. 3-2-1	B. 1-3-2	C. 2-3-1	D. 1-2-3
Câu 4: Tổng thống nào của Mĩ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam?
A. Giôn-xơn	B. Ru-dơ-ven	C. Ken-nơ-đi	D. Ai-xen-hao
Câu 5: Để ép ta nhân nhượng, ký một hiệp định do Mĩ đặt ra Nich Xơn đã cho máy bay B52 đánh vào đâu trong 12 ngày đêm năm 1972?
A. Hà Nội, Quảng Ninh	B. Các tỉnh ở Bắc Bộ
C. Hà Nội, Hải Phòng	D. Các thành phố ở Bắc Bộ
Câu 6: Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc- Nam, mang tên Hồ Chí Minh dài hàng nghìn cây số, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến được khai thông từ năm nào?
A. 1959	B. 1955	C. 1954	D. 1960
Câu 7: Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
C. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
Câu 8: Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng vào thời gian nào sau đây?
A. 10 – 10 –1954.	B. 16 – 5 –1955	C. 01 – 01 – 1955.	D. 21 – 7 – 1954.
Câu 9: Chiến thắng được coi là “Ấp Bắc” đối với quân viễn chinh Mĩ, mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là:
A. Núi Thành (Quảng Nam)	B. Trà Bồng (Quảng Ngãi)
C. Tây Ninh	D. Vạn Tường (Quảng Ngãi)
Câu 10:  Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Đồng khởi”.
B. Phá “ấp chiến lược”.
C. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
D. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 11:  Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
Câu 12: Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta có đánh giá: Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghiã anh hùng cách mạng và trí tuệ con ngườimột sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. 
Đó là đánh giá về thắng lợi nào của quân và dân ta?
A. Thắng lợi của Hiệp định Pari- 1973.
B. Thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không- 1972
C. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954- 1975.
Câu 13:  Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
Câu 14: Hoàn cảnh trực tiếp nhất dẫn đến phong trào “ Đồng khởi “ 1959 – 1960 là gì ?
A. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam
C. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “ tố cộng “, “diệt cộng“.
D. Mỹ Diệm thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
Câu 15: Đâu không phải là mục đích của ta khi ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968?
A. Làm thất bại chiến lược chiến tranh Cục bộ.
B. Buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.
C. Giành chính quyền về tay nhân dân.
D. Đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Câu 16: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc diễn ra vào thời gian nào?
A. 1960- 1965	B. 1961-1965	C. 1954- 1959	D. 1960-1964
Câu 17: Sự kiện nào tác động đến Hội nghị Bộ chính trị (từ 18-12-1974 đến 9- 1-1975) để Hội nghị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975?
A. Chiến thắng Phước Long và đường số 14
B. Chiến thắng Quảng trị
C. Chiến thắng Tây Nguyên
D. Chiến thắng Buôn Ma Thuột
Câu 18: Đâu được coi là “xương sống” của “ Chiến tranh đặc biệt” ?
A. Dùng người Việt đánh người Việt.	B. Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
C. Bình định miền Nam.	D. Dồn dân vào ấp chiến luợc.
Câu 19: Công cuộc cải cách ruộng đất ở miền bắc trong những năm 1954-1957 đã đưa khẩu hiệu nào thành hiện thực?
A. Người cày có ruộng.	B. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
C. Ruộng đất về tay dân cày.	D. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Câu 20: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” khác cơ bản với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ:
A. Sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ
B. Tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lực lượng giải phóng quân và vùng giải phóng của ta
C. Quân Mĩ và quân các nước đồng minh trực tiếp tham chiến
D. Dùng “thiết xa vận”
Câu 21: Điểm giống nhau cơ bản nhất trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961-1975) là:
A. sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm lực lượng nòng cốt
B. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt
C. âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ
D. nhằm âm mưu dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam
Câu 22: Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam ?
A. Chiến thắng Huế -Đà Nẵng	B. Chiến thắng Quảng Trị
C. Chiến thắng Phước Long	D. Chiến thắng Tây Nguyên
Câu 23: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn”. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào?
A. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ chí Minh.
B. Thư gửi đồng bào miền Nam của chủ tịch Hồ chí Minh.
C. Lời kêu gọi chống Mĩ của Chủ tịch Hồ chí Minh.
D. Thư gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 24: Từ chiến lược chiến tranh nào mà nhân dân ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán?
A. Chiến tranh Cục bộ
B. Đông Đương hóa chiến tranh C. Chiến tranh đặc biệt
C. Việt Nam hóa chiến tranh
Câu 25: Tháng 4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương được triệu tập nhằm:
A. Hình thành liên minh quân sự, chính trị của 3 nước Đông Dương.
B. Tập hợp nhân dân Đông Dương đánh Mĩ ở miền Nam Việt Nam
C. Đánh tan quân Mĩ và quân ngụy Sài Gòn tại Đường 9 Nam Lào
D. Đối phó với việc Mĩ đảo chính lật độ chính phủ Xihanuc ở Campuchia.
Câu 26: Các chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận được sử dụng phổ biến ở chiến lược chiến tranh nào?
A. Việt Nam hóa chiến tranh	B. Chiến tranh Cục bộ
C. Chiến tranh đơn phương	D. Chiến tranh đặc biệt
Câu 27: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1965 ) đã chứng tỏ điều gì?
A. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
C. CM miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ
D. Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ
Câu 28: “Miền Bắc đã bắn rơi 735 máy bay Mĩ (trong đó có 61 máy bay B52 và 10 máy bay F111), bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ”. Đó là thành tích của miền Bắc trong thắng lợi nào?
A. Trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
B. Trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
C. Trong trận “Điện Biên phủ trên không”.
D. Trong cả hai lần chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Câu 29: Sau khi hiệp định Pari được ký kết tình hình ở miền Nam như thế nào?
A. Cả Mĩ và Ngụy đều bị thất bại
B. Ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao
C. Mĩ đã “cút” nhưng ngụy chưa nhào
D. Ta đã dành thắng lợi ở Tây Nguyên
Câu 30: Xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng thống Mĩ ta đã có chủ trương như thế nào?
A. Mở cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972.
B. Mở cuộc tiến công chiến lược vào Quảng Trị.
C. Mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp miền Nam.
D. Mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
Câu 31: Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quyết định trực tiếp.	B. Có vai trò quan trọng nhất.
C. Có vai trò cơ bản nhất.	D. Có vai trò quyết định nhất
Câu 32: Thắng lợi nào về quân sự của ta đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán với ta ở Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
A. Cuộc Tổng tiến công và nổ dậy Tết Mậu Thân 1968.
B. Chiến thắng Điện Biên phủ trên không cuối 1972.
C. Cuộc tập kích chiến lược trong năm 1972.
D. Thắng lợi to lớn sau hai mùa khô.
Câu 33:  Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1-1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng là do:
A. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.
B. không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hoà bình được nữa.
C. Các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
D. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Giơnevơ.
Câu 34: Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Chiến dịch Đường 14-Phước Long cuối năm 1974 đầu năm 1975
B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 35: Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ-Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là:
A. đấu tranh vũ trang	B. đấu tranh chính trị, hòa bình
C. khởi nghĩa giành chính quyền.	D. dùng bạo lực cách mạng
Câu 36: Sau khi ký hiệp định Giơnevơ 1954, nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ Diệm bằng hình thức chủ yếu nào?
A. Dùng bạo lực cách mạng.
B. Đấu tranh vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị hòa bình.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh chính trị, hòa bình
Câu 37: Trong chủ chương kế hoạch giải phóng miền Nam, lúc đầu Bộ chính trị Trung ương Đảng đã chọn nơi đâu làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A. Quảng Trị	B. Tây Nguyên	C. Đông Nam Bộ	D. Huế
Câu 38: Sau thắng lợi ở Huế và Tây Nguyên, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã đi đến quyết định giải phóng miền Nam như thế nào?
A. Trong hai năm 1975- 1976	B. Trong năm 1975
C. Trước mùa mưa năm 1975	D. Càng nhanh càng tốt.
Câu 39: Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây ?
A. Kế hoạch Johnson Mac-namara.
B. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
C. Kế hoạch Stalây Taylo
D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.
Câu 40: Âm mưu của Mĩ khi dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ngay sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là:
A. Biến Ngô Đình Diệm thành kẻ bù nhìn.
B. Nhằm thực hiện chính sách chia để trị, vơ vét tài nguyên, khoáng sản miền Nam.
C. Chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
D. Dùng người Việt đánh người Việt
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
(Học sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_24_tuan_12.doc