PHÒNG GD & ĐT AN NHƠN Đề chính thức ĐỀ KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Cho biết hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi thực hiện các thí nghiệm sau: a/. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 b/. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch NaZnO2 c/. Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH Câu 2: (4 điểm) 1/. a/. Hãy xác định công thức của hợp chất khí A biết: - A là hợp chất của lưu huỳnh chứa 50% Oxi - 1 gam khí A chiếm thể tích 0,35 lít khí (đktc) b/. Hòa tan 12,8 gam hợp chất A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối. (Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) 2/. Cho H2SO4 loãng, dư tác dụng lên 6,659 gam hỗn hợp hai kim loại A và B đều hóa trị II thu được 0,1 mol khí, đồng thời khối lượng giảm 6,5 gam. Hòa tan bã rắn còn lại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,16 gam SO2. Xác định tên kim loại A, B và thành phần khối lượng mỗi kim loại. Câu 3: (4 điểm) 1/. Một hỗn hợp bột Fe, Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch A và một chất không tan B. Để oxi hóa hỗn hợp các sản phẩm còn trong bình, người ta phải cho thêm vào đó 10,1 gam KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra người ta thu được một khí không màu hóa nâu ngoài không khí và một dung dịch C. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch người ta cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. a/. Tính khối lượng hỗn hợp kim loại. b/. Tính nồng độ M dung dịch H2SO4. 2/. Hòa tan hoàn toàn 1,805 gam một hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A có hóa trị n duy nhất bằng dung dịch HCl thu được 1,064 lít khí H2, còn khi hòa tan 1,805 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít khí NO duy nhất. Xác định kim loại A và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp (biết các thể tích khí đo ở đktc) Câu 4: (4 điểm) 1/. Trộn 200 ml dung dịch HCl (dung dịch A) với 300 ml dung dịch HCl (dung dịch B) thì được 500 ml dung dịch mới (dung dịch C). Lấy 1/5 thể tích dung dịch C cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 11,48 gam kết tủa. a/. Tính nồng độ M của dung dịch C. b/. Tính nồng độ M của dung dịch A và dung dịch B. Biết nồng độ M của dung dịch A lớn gấp 2,5 lần nồng độ M của dung dịch B. 2/. Dùng dung dịch NaOH dư hòa tan hoàn toàn 5,94 gam Al thu được khí A. Khí B thu được bằng cách lấy axit HCl đặc, dư hòa tan hết 1,896 gam KMnO4. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KClO3 có xúc tác thu được khí C. Cho A, B, C vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó bình được làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước và giả sử các chất tan hết vào nước thu được dung dịch D. Tính nồng độ % của D. Câu 5: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước ta thu được dung dịch A. Cho từ từ từng dòng khí H2S sục vào A cho đến dư thì được kết tủa tạo ra và nhỏ hơn 2,51 lần kết tủa tạo ra khi ch dung dịch Na2S dư vào dung dịch A. Nếu thay FeCl3 trong A bằng FeCl2 với khối lượng như nhau thì tỉ lệ khối lượng kết tủa là 3,36. Xác định phần trăm khối lượng mỗi muối trong A. Câu 6: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp gồm bột của ba kim loại X, Y, Z trong axit nitric đặc, nguội, dư thu được 0,448 lít khí màu nâu duy nhất (đktc); 0,54 gam kim loại Y và dung dịch E. Nhúng thanh kim loại X vào dung dịch E, sau khi loại hết axit dư cho đến khi chỉ còn một muối duy nhất trong dung dịch thì thanh kim loại tăng 0,76 gam. Lượng kim loại Y nói trên phản ứng vừa đủ với 0,672 lít khí clo (đktc). Biết kim loại X có hóa trị (II), kim loại Z có hóa trị (I), trong hỗn hợp kim loại Z có số mol = ½ số mol Y. Xác định tên ba kim loại X, Y, Z. --------------------- Hết --------------- - Ghi chú: Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tài liệu đính kèm: