SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: NGỮ VĂN - ĐỀ A. Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2.0 điểm): a. Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. À ra vậy, bây giờ bà mới biết (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. ( Trích Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi) c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì? Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong trận càn lớn của quân Mĩ - Nguỵ, anh Sáu bị hi sinh. ( Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) Câu 2 (3.0 điểm): Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi. ( Trích Quê hương, Đỗ Trung Quân) Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm quê hương của mỗi con người. Câu 3 (5.0 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam Bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. (Theo SGK Ngữ văn 9 - Tập 2- NXBGD- 2012) .Hết. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: NGỮ VĂN - ĐỀ B Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2.0 điểm): a. Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ dậy. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. (Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê) b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây: Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. ( Trích Làng, Kim Lân) c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì? Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. (Trích Lão Hạc, Nam Cao) Câu 2 (3.0 điểm): Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người. ( Trích Quê hương, Đỗ Trung Quân) Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm quê hương của mỗi con người. Câu 3 (5.0 điểm): Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam Bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. (Theo SGK Ngữ văn 9 - Tập 2- NXBGD- 2012) .Hết. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - ĐỀ A Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm Câu 1 2.0đ a. - Từ liên kết: vậy - Phép thế 0.25 0.25 b. Khởi ngữ : Một bài thơ hay 0.5 c. - “năm đó ta chưa võ trang” là thành phần biệt lập. - Thành phần phụ chú. 0.5 0.5 Câu 2 3.0đ 1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 0.5 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giải thích khái niệm quê hương: nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấuQuê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành. Đó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của một cuộc đời, là nơi ta cắp sách tới trường, nơi cội nguồn của ta, nơi ta có kỉ niệm tuổi thơ. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. - Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: - Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người... Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất. Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. - Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình... + Trách nhiệm xây dựng quê hương : - Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. - Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 3 5.0đ 1. Kĩ năng: Đảm bảo là một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 0.5 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 2.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn thơ 0.5 - Thanh Hải- nhà thơ xứ Huế, là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.Thơ ông chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành. - “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng của Thanh Hải gửi lại cuộc đời trước lúc đi xa. Bài thơ được viết vào tháng 11- 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Đó là tiếng nói bộc lộ tình cảm mến yêu, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Đoạn thơ là ước nguyện chân thành, là lời tâm niệm thể hiện tiếng lòng ấy của tác giả. 2.2. Cảm nhận tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ: 3.5 2.2.1. Tiếng lòng của Thanh Hải - Đó là tiếng lòng khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào với cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, những màu sắc, hương thơm cho cuộc đời. (Học sinh phân tích khổ “Ta làm con chim hót”) - Tiếng lòng khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh (Phân tích những dẫn chứng trong bài thơ). Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của cuộc đời nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng, phục vụ đất nước. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời của bài thơ để thấy được ước nguyện tha thiết được góp phần của mình vào cái chung. Tiếng lòng ấy càng khiến ta xúc động. (Học sinh phân tích khổ “Một mùa xuân nho nhỏ..”) - Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: Tác giả xin cất lên câu Nam ai, Nam bình của quê hương xứ Huế để hát về “nước non ngàn dặm”, hát lên khát vọng và tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng, sự gắn bó với vẻ đẹp tâm hồn của quê hương xứ sở, gắn bó với đất nước. Đồng thời tác giả cũng thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời (đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ). (Học sinh phân tích khổ kết) 2.2.2. Nghệ thuật thể hiện tiếng lòng: - Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng. Sự chuyển đổi cách xưng hô (ở đầu bài thơ là “tôi”, ở đoạn thơ này là “ta”); từ ngữ biểu cảm: từ láy: “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, số từ “một”, các từ “mình”, “tình”; giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường, ngôn ngữ thơ giản dị có sức gợi - Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ: Những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên cũng là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng xuất hiện ở đầu tác phẩm và được lặp lại trong đoạn thơ để thể hiến tiếng lòng của tác giả: con chim, nhành hoa, mùa xuân... Hoán dụ: tuổi hai mươi, khi tóc bạc; nghệ thuật điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc): Ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặmvừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh vào những cảm xúc chân thành của nhà thơ. 1,0 1,0 1,0 0,25 0,25 2.3. Đánh giá khái quát 0.5 - Với thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giản dị; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc điệu; kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, điệpđoạn thơ thể hiện xúc động tiếng lòng của tác giả. - Đó là khát vọng cao đẹp, là lẽ sống cống hiến hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tiếng lòng của Thanh Hải cũng chính là tiếng lòng của triệu triệu trái tim, con người Việt Nam. 0.25 0.25 * Lưu ý: Giáo khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo của học sinh. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - ĐỀ B Câu Yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Điểm Câu 1 2.0đ a. - Từ liên kết: Nhưng - Phép nối 0.25 0.25 b. Khởi ngữ : Điều này 0.5 c. -“hình như” là thành phần biệt lập. - Thành phần tình thái. 0.5 0.5 Câu 2 3.0đ 1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 0.5 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giải thích khái niệm quê hương: nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấuQuê hương là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành. Đó là mảnh đất chào đón sự khởi đầu của một cuộc đời, là nơi ta cắp sách tới trường, nơi cội nguồn của ta, nơi ta có kỉ niệm tuổi thơ. Quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. - Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. + Suy nghĩ của bản thân: - Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người... Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương. Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm người theo nghĩa đầy đủ nhất. Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. - Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương : chê quê hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình... + Trách nhiệm xây dựng quê hương : - Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. - Khẳng định tình cảm với quê hương. Từ đó, để mỗi người phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 Câu 3 5.0đ 1. Kĩ năng: Đảm bảo là một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 0.5 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: 2.1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn thơ 0.5 - Thanh Hải- nhà thơ xứ Huế, là cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.Thơ ông chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành. - “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng của Thanh Hải gửi lại cuộc đời trước lúc đi xa. Bài thơ được viết vào tháng 11- 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Đó là tiếng nói bộc lộ tình cảm mến yêu, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Đoạn thơ là ước nguyện chân thành, là lời tâm niệm thể hiện tiếng lòng ấy của tác giả. 2.2. Cảm nhận tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ: 3.5 2.2.1. Tiếng lòng của Thanh Hải - Đó là tiếng lòng khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào với cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, những màu sắc, hương thơm cho cuộc đời. (Học sinh phân tích khổ “Ta làm con chim hót”) - Tiếng lòng khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh (Phân tích những dẫn chứng trong bài thơ). Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của cuộc đời nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng, phục vụ đất nước. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời của bài thơ để thấy được ước nguyện tha thiết được góp phần của mình vào cái chung. Tiếng lòng ấy càng khiến ta xúc động. (Học sinh phân tích khổ “Một mùa xuân nho nhỏ..”) - Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: Tác giả xin cất lên câu Nam ai, Nam bình của quê hương xứ Huế để hát về “nước non ngàn dặm”, hát lên khát vọng và tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng, sự gắn bó với vẻ đẹp tâm hồn của quê hương xứ sở, gắn bó với đất nước. Đồng thời tác giả cũng thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời (đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ). (Học sinh phân tích khổ kết) 2.2.2. Nghệ thuật thể hiện tiếng lòng: - Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng. Sự chuyển đổi cách xưng hô (ở đầu bài thơ là “tôi”, ở đoạn thơ này là “ta”); từ ngữ biểu cảm: từ láy: “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, số từ “một”, các từ “mình”, “tình”; giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường, ngôn ngữ thơ giản dị có sức gợi - Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ: Những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên cũng là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng xuất hiện ở đầu tác phẩm và được lặp lại trong đoạn thơ để thể hiến tiếng lòng của tác giả: con chim, nhành hoa, mùa xuân... Hoán dụ: tuổi hai mươi, khi tóc bạc; nghệ thuật điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc): Ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặmvừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh vào những cảm xúc chân thành của nhà thơ. 1,0 1,0 1,0 0,25 0,25 2.3. Đánh giá khái quát 0.5 - Với thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giản dị; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc điệu; kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, điệpđoạn thơ thể hiện xúc động tiếng lòng của tác giả. - Đó là khát vọng cao đẹp, là lẽ sống cống hiến hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tiếng lòng của Thanh Hải cũng chính là tiếng lòng của triệu triệu trái tim, con người Việt Nam. 0.25 0.25 * Lưu ý: Giáo khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng, khuyến khích những sáng tạo của học sinh.
Tài liệu đính kèm: