Đề thi thử vào THPT (vòng 4) năm học 201 4- 2015 môn: Ngữ văn 9

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1706Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT (vòng 4) năm học 201 4- 2015 môn: Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào THPT (vòng 4) năm học 201 4- 2015 môn: Ngữ văn 9
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 4)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015
Ngày thi: 28/5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
Họ tên......................................	 Thời gian: 120 phút
Lớp:......................................... (không kể thời gian giao đề)
Phần I: (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
“Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụt với nhau.
	Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là lũ trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầuÔng lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?”
(Làng- Kim Lân)
Câu 1: Đoạn trích trên tiếp nối sự việc nào trong truyện?
Câu 2: Đoạn trích trên được thực hiện theo ngôi kể nào? Điểm nhìn của người kể được trần thuật theo cái nhìn của nhân vật nào? 
Câu 3: Ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích trên được thực hiện theo những cách thức nào? Tác dụng của việc sử dụng hình thức ngôn ngữ ấy?
Câu 4: Kiểu kiến thức ngôn ngữ này em còn gặp trong những văn bản nào của chương trình Ngữ Văn 9? Kể tên những văn bản đó ( ít nhất 2 văn bản )
Câu 5.Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo phương pháp lập luận tổng - phân - hợp làm rõ nỗi lòng sâu xa bền chặt của ông Hai dành cho quê hương, đất nước. Trong đoạn văn sử dụng một câu nghi vấn, một phép thế. (gạch chân, chú thích yêu cầu Tiếng Việt)
Phần II ( 2,5 điểm)
Trong truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu có câu văn như sau: “Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy gì hấp dẫn ở bên kia sông đâu?”
Câu 1:Một bài thơ em học cũng có từ “chùng chình”. Hãy chép lại khổ thơ có từ đó và cho biết khổ thơ ấy có trong bài thơ nào? Của ai?
Câu 2: Theo ý nghĩa của từ “chùng chình” trong câu văn trên, bằng đoạn văn 
khoảng 5-7 câu, hãy nêu suy nghĩ của em về “những điều vòng vèo hoặc chùng chình”( những cám dỗ) đối với học sinh hiện nay.
Phần III (1,5 điểm)
Cho câu thơ: “Chân phải bước tới cha”
(Nói với con- Y Phương)
Câu 1: Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo .
Câu 2: Em hiểu từ “cài” và “ken” trong khổ thơ vừa chép như thế nào?
Câu 3: Bằng 1-2 câu văn, em hãy nêu nội dung chính của khổ thơ vừa chép.
Chúc các con thi tốt!
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ VÀO THPT (Vòng 4)
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi NĂM HỌC 2014-2015 
 Ngày thi: 28/ 5 /2015 MÔN: NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 120 phút 
Phần I: (6,0 điểm)
Câu 1: (0,5 đ)
Nối tiếp sự việc: ông Hai đột ngột nghe tin giữ: “Làng chợ Dầu theo giặc”
Câu 2: (0,5 đ)
Đoạn trích được thực hiện theo ngôi kể thứ 3. Điểm nhìn của nhân vật ông Hai.
Câu 3: (1,0đ)
-Ngôn ngữ của nhân vât được thực hiện theo cách thức :
+ Độc thoại nội tâm.
+ Độc thoại. (0,5 đ)
-Tác dụng: (0,5đ)
Việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và độc thoại xen lẫn với lời kể giúp bộc lộ tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và xót xa cho những đứa trẻ con cũng bị mang tiếng xấu là trẻ con làng Việt gian.
Câu 4: (0,5đ)
Kiểu hình thức ngôn ngữ này, ta còn gặp trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” và đoạn trích “Kiểu ở Lầu Ngưng Bích” hay “Những ngôi sao xa xôi”, Mây và Sóng..
Câu 5: (3,5đ)
-Hình thức đoạn văn, đủ câu- 0,5đ
- Đáp ứng yêu cầu Tiếng Việt- 0,5đ
- Nội dung – 2,5đ
+ Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
+ Giân làng theo Việt gian
+ Xót xa cho những đứa con mang tiếng xấu
+ Tình yêu nước của ông Hai
+ Phân tích kiểu câu, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm
Phần II ( 2,5 điểm)
Câu 1(0,75đ)
Chép chính xác
Sang thu
Hữu Thỉnh
Câu 2: (1,75đ) Tùy bài học sinh cho điểm. có thể có các ý sau:
-Giải thích từ 
+ Cám dỗ: Khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho sa ngã. Bị tiền tài, danh vọng cám dỗ. Những lời cám dỗ nguy hiểm..
+ Chùng chình: cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian
-Trong cuộc đời con người khó tránh khỏi những điều chùng chình. Có khi họ mải mê đi tìm kiếm những điều kì vĩ xa xôi để rồi quên đi những điều thân thuộc và gần gũi bên gia đình, người thân. Đôi khi họ bị cám dỗ bởi cuộc sống vật chất đầy đủ, lo ăn, lo chơi mà quên ý nghĩa đích thực của cuộc sống: học tập, bồi dưỡng tâm hồn,rèn luyện thể chất mai này cống hiến cho đời, quên chăm sóc chính người thân yêu của mình, quên nói những lời yêu thương đối với người thân
Phần III (1,5 điểm)
Câu 1: (0,5đ) Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo .
Câu 2: (0,5đ)
- “cài” và “ken” (đgt): nêu lên hành động đan lát nan nứa, nan tre, dựng vách gỗ sát vào nhau
Câu 3: (0,5đ)
Tình cảm gia đình đầm ấm hạnh phúc.
Tình cảm của quê hương: con người lao động cần cù, sáng tạo, vui tươi, đoàn kết..

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi thử văn v4- T38.doc