PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 -2016 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHẴN Câu 1: (2,0 điểm) a. Hoán dụ là gì? Xác định và chỉ rõ kiểu hoán dụ trong câu sau: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. (Tục ngữ) b. Câu sau mắc lỗi gì? Hãy chỉ ra và sửa lại cho đúng Bạn Mai Anh lớp trưởng lớp tôi. Câu 2: (2,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người miền Trung Trung Bộ nước ta sau khi học xong văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng. Câu 3: (6,0 điểm) Mùa đông vừa qua có những ngày rét đậm rét hại khiến em phải nghỉ học. Hãy tả lại một ngày đông giá lạnh đó ở khu phố hay thôn xóm nơi em ở bằng quan sát và tưởng tượng của em. Hết . PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 -2016 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ LẺ Câu 1: (2,0 điểm) a. Ẩn dụ là gì? Xác định và chỉ rõ kiểu ẩn dụ trong câu sau: Em nghe thầy đọc bao ngày, Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà. (“Nghe thầy đọc thơ” - Trần Đăng Khoa) b. Câu sau mắc lỗi gì? Chỉ ra và sửa lại cho đúng. Với kết quả học tập tiến bộ đã làm bố mẹ vui lòng. Câu 2: (2,0 điểm) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người miền Tây Nam Bộ nước ta sau khi học xong văn bản “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi. Câu 3: (6,0 điểm) Mùa đông vừa qua có những ngày rét đậm rét hại khiến em phải nghỉ học. Hãy tả lại một ngày đông giá lạnh đó ở khu phố hay thôn xóm nơi em ở bằng quan sát và tưởng tượng của em. Hết . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN – Lớp 6 ĐỀ CHẴN: Câu 1: (2,0 điểm): a. (1,0 điểm) HS nêu đúng: - Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5 điểm) - Kiểu hoán dụ trong câu văn: Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng (0,25 điểm) - Chỉ ra cụ thể: (0,25 điểm) + Một - cái cụ thể - gọi cái trừu tượng là số ít - riêng lẻ (người) + Ba - cái cụ thể - gọi cái trừu tượng là số nhiều - đoàn kết (người) b. (1,0 điểm) Câu văn mắc lỗi thiếu vị ngữ. (0,5 điểm) Sửa lại: Bạn Mai Anh - lớp trưởng lớp tôi - vừa học giỏi lại vừa chăm ngoan. (0,5 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) - Hình thức: Viết được một đoạn văn có nội dung theo yêu cầu không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết sạch đẹp (0,5 điểm) - Nội dung: Nêu được các ý cơ bản: + Thiên nhiên miền Trung Trung bộ nước ta có khi êm đềm, thơ mộng, hiền hòa, cũng có khi lại dữ dội mạnh mẽ lại có cảnh vừa hiền hòa vừa hiểm trở. (0,75 điểm) + Cuộc sống trù phú bởi những sản vật đa dạng, khung cảnh thật yên bình thơ mộng. (0,25 điểm) + Con người: Chịu thương, chịu khó, hiền lành nhu mì trong cuộc sống đời thường nhưng lại mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường trong cuộc sống lao động gian nan thử thách. (0,5 điểm) ĐỀ LẺ: Câu 1: (2,0 điểm) a.(1,0 điểm) HS nêu đúng: Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5 điểm) - Kiểu ẩn dụ trong câu văn: chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác (0,25điểm) - Chỉ ra cụ thể: “Đỏ nắng xanh cây” (0,25điểm) (Tiếng thơ là âm thanh, lẽ ra nó phải được cảm nhận bằng thính giác. Nhưng ở đây khi nghe thầy đọc thơ, Trần Đăng Khoa cảm nhận được trong đó vẻ đẹp của sắc màu bình dị của quê hương. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở cụm từ đỏ nắng xanh cây – thính giác chuyển sang thị giác). b. (1,0 điểm) Câu văn mắc lỗi: Thiếu chủ ngữ (0,5 điểm) Sửa lại: Với kết quả học tập tiến bộ, em đã làm bố mẹ vui lòng. (0,5 điểm) Câu 2: (2,0 điểm) - Hình thức: Viết được một đoạn văn có nội dung theo yêu cầu không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết sạch đẹp (0,5 điểm) - Nội dung: Nêu được các ý chính + Thiên nhiên miền Tây Nam Bộ nước ta là một vùng có sông ngòi kênh rạch chằng chịt như mạng nhện và màu xanh của núi, của trời, của cây lá bao phủ khắp không gian. Tên đất, tên sông được đặt bằng cái tên mộc mạc giản dị bắt nguồn từ đặc điểm riêng mỗi vùng. (0,75 điểm) + Cuộc sống: tấp nập, trù phú, đa dạng qua chợ Năm Căn. Hàng hóa đa dạng, màu sắc sặc sỡ, tụ hội nhiều dân tộc khác nhau với đủ giọng nói,líu lo. Nét đặc sắc nhất là chợ họp trên sông nước như một khu phố nổi. (0,5 điểm) + Con người miền Tây Nam Bộ thật thà, chất phác, giản dị và đáng yêu. (0,25 điểm) Câu 3: (6,0 điểm cho cả Đề chẵn và Đề lẻ) * Hình thức: Đảm bảo đúng văn bản miêu tả có bố cục mạch lạc, chữ viết sạch đẹp không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (1,0 điểm) * Nội dung: (5,0 điểm) + Bài miêu tả phải tái hiện được những nét đặc trưng nổi bật của một ngày đông giá rét ở khu phố hay thôn xóm nơi mình ở. + Có thể đi theo trình tự sau: - Mở bài: Giới thiệu chung: (0,75 điểm) - Thân bài: Tập trung tả cảnh mùa đông: (3,5 điểm) + Bầu trời: u ám, đầy màu xám, không có mặt trời, gió bấc từng cơn lạnh buốt, sương mù, mưa lê thê, nhiệt độ dưới 100c (1,0 điểm) + Mặt đất (0,5 điểm) + Cây cối rụng lá, cành cây khẳng khiu trơ trụi, chim chóc tìm nơi tránh rét (0,5 điểm) + Các dãy nhà đóng cửa kín mít (0,5 điểm) + Sinh hoạt của con người: mọi người dậy muộn hơn, đường phố vắng vẻ, người đi lại mua bán vội vã để về nhà. Ai cũng mặc thêm áo ấm, tư thế co ro, miệng xuýt xoa vì lạnh (0,5 điểm) + Sự ảnh hưởng của mùa đông tới thiên nhiên, cuộc sống, hoạt động, sức khỏe con người (0,5 điểm) - Kết bài: (0,75 điểm) Cảm nghĩ của em: (Giáo viên chấm lưu ý những bài văn biết sử dụng yếu tố so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng, tránh những bài viết chỉ mang tính liệt kê các sự vật, hiện tượng hoặc sa vào kể) Lưu ý chung: Trên đây chỉ là định hướng chung, giáo viên cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá điểm cho hợp lý.
Tài liệu đính kèm: