PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII Năm học: 2015– 2016. Môn: Địa 8 Thời gian làm bài:45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1( 2,0 điểm ) Nước ta có mấy vùng đồng bằng ? Kể tên ? So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ? Câu 2 ( 3,0 điểm ) Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Chế độ dòng chảy của sông chịu tác động của những yếu tố nào ? Câu 3 ( 1,5 điểm ) Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích vì sao khu vực ven biển miền Trung nước ta lại có kiểu khí hậu khô , nóng vào đầu mùa hạ ? Câu 4( 3,5 điểm ) Cho bảng số liệu sau : Diện tích rừng nước ta ( triệu ha ) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 Tính độ che phủ rừng nước ta so với diện tích đất liền ( làm tròn 33 triệu ha) ? Vẽ biểu đồ theo số liệu tính được ? Nhận xét xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam ? -------------Hết----------- PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKII Năm học: 2015– 2016. Môn: Địa 8 Thời gian làm bài:45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1( 2,0 điểm ) Nước ta có mấy vùng đồng bằng ? Kể tên ? So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ? Câu 2 ( 3,0 điểm ) Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì ? Chế độ dòng chảy của sông chịu tác động của những yếu tố nào ? Câu 3 ( 1,5 điểm ) Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích vì sao khu vực ven biển miền Trung nước ta lại có kiểu khí hậu khô , nóng vào đầu mùa hạ ? Câu 4( 3,5 điểm ) Cho bảng số liệu sau : Diện tích rừng nước ta ( triệu ha ) Năm 1943 1993 2001 Diện tích rừng 14,3 8,6 11,8 Tính độ che phủ rừng nước ta so với diện tích đất liền ( làm tròn 33 triệu ha) ? Vẽ biểu đồ theo số liệu tính được ? Nhận xét xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam ? -------------Hết----------- ĐÁP ÁN Câu 1 : Có 3 vùng đồng bằng : ĐBSH, ĐBSCL, ĐBDHMT So sánh : * Giống nhau : đều do phù sa sông bồi đắp * Khác nhau : Đồng bằng ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long Vị trí Diện tích - Nằm ở hạ lưu sông Hồng - 15.000km2 - Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long - 40.000km2 Đặc điểm địa hình - Dọc 2 bên bờ sông có hệ thống đê điều chống lũ vững chắc, dài >2.700km. - Các cánh đồng trở thành các ô trũng thấp, không được bồi đắp phù sa thường xuyên. - Cao TB 2->3m so với mực nước biển, không có hệ thống đê ngăn lũ. - Ảnh hưởng của thủy triều rất lớn và mùa lũ một phần lớn S bị ngập nước. Câu 2 ; * Đặc điểm sông ngòi : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp: - Theo thống kê, nước tacó tới 2360 con sông dài > 10km. + Trong đó 93% là sông nhỏ , ngắn, diện tích lưu vực <500km2. + Các sông lớn chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta. Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: - Hướng Tây Bắc – Đông Nam: S.Hồng, S.Đà, S.Cả, S.Mã - Hướng vòng cung: S. Cầu, S.Thương, S.Lục Nam Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: - Mùa lũ: Nước sông dâng cao, chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 -> 80% lượng nước cả năm. - Mùa cạn: Chiếm 20 -> 30% lượng nước cả năm. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: - Hàng năm sông đổ ra biển khoảng 839 tỉ m3 nước cùng > 200 triệu tấn phù sa. * Những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy : - Hệ số thấm của đất đá - Hình dạng sông ngòi - .... Câu 3 : - Đầu mùa hạ , gió thổi từ vịnh Ben gan di chuyển theo hướng tây nam đến nước ta. Do thổi từ biển nên gió có tính chất mát và độ ẩm cao . - Khi gặp dãy Trường Sơn , bị núi chặn lại, gió tăng tốc, không khí bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn ( lên cao 100m giảm 0,6 độ C) - Nhiệt độ hạ , hơi nước ngưng tụ hình thành mây và gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn ( nơi đón gió ) - Khi gió vượt núi sang sườn Đông , hơi nước giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng -> gió trở nên khô nóng khắc nghiệt. Câu 4 : Tính độ che phủ rừng Vẽ biểu đồ hình cột đẹp, chính xác , có chú thích Nhận xét - Diện tích rừng từ 1943 – 1993 giảm ( dc ) NN : chiến tranh, chặt phá bừa bãi, đốt rừng... - Từ 1993 – 2001 diện tích rừng tăng trở lại ( dc ) NN : nhà nước đầu tư về trồng rừng, bảo vệ môi trường... _____________Hết______________
Tài liệu đính kèm: