Đề khảo sát chất lượng học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quảng Xương 1

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quảng Xương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kì I Địa lí lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Quảng Xương 1
 TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÃ ĐỀ 101
(Đề gồm có 06 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC LỚP HỌC ÔN
HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI 10
 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ tên thí sinh: .SBD:  Phòng thi: 
Bảng số liệu 1
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA 
NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014
Năm
Số lao động đang làm việc (triệu người)
Cơ cấu (%)
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
2005
42,8
57,3
18,2
24,5
2014
52,7
46,3
21,3
32,4
Căn cứ vào bảng số liệu 1 để trả lời các câu hỏi từ số 1 đến số 3
Câu 1: Để thể hiện quy mô, cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ miền.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng nông – lâm – ngư tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
B. Tỉ trọng nông – lâm – ngư giảm, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
C. Tỉ trọng nông – lâm – ngư và dịch vụ tăng, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng giảm.
D. Tỉ trọng nông – lâm – ngư và công nghiệp – xây dựng giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng.
Câu 3: Quy mô số lao động đang làm việc năm 2014 gấp
	A. 1,4 lần năm 2005.	B. 1,3 lần năm 2005.
	C. 1,2 lần năm 2005.	D. 1,1 lần năm 2005.
Câu 4: Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm.
B. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên.
C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh.
Bảng số liệu 2
DÂN SỐ VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
1954
1960
1965
1970
1976
1979
1989
1999
2009
2014
Dân số 
(triệu người)
23,8
30,2
34,9
41,1
49,2
52,7
64,4
76,3
86,0
90,7
Tỉ lệ gia tăng dân số
(%)
1,10
3,93
2,93
3,94
3,00
2,16
2,1
1,51
1,06
1,08
Căn cứ vào bảng số liệu 2 để trả lời các câu hỏi từ số 5 đến số 8
Câu 5: Để thể hiện dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ kết hợp cột - đường.
Câu 6: Giai đoạn 1954 – 2014, trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm
	A. 1,48 triệu người.	B. 1,32 triệu người.
	C. 1,12 triệu người.	D. 1,08 triệu người.
Câu 7: Về tốc độ tăng trưởng, nếu lấy năm 1954 = 100%, dân số nước ta năm 2009 so với năm 1954 là 
	A. 361,3%	B. 372,1 %	C. 385%	D. 391,4%
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số nước ta liên tục tăng, năm 2014 gấp 4 lần năm 1954.
B. Giai đoạn 1960 – 1989, gia tăng dân số tự nhiên nước ta rất cao.
C. Từ năm 1999 trở lại đây gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh chỉ còn dưới 1%.
D. Từ năm 1954 đến năm 2014 dân số nước ta tăng thêm 71 triệu người.
Câu 9: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
B. Cơ cấu lao động nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
C. Tình hình phát triển dân số nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
D. Tình hình phát triển nguồn lao động nước ta thời kỳ 1950 - 2005.
Câu 10: Theo biểu đồ ở câu 9, nội dung nào sau đây đúng?
A. Nhóm dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên tỷ trọng ngày càng tăng.
B. Nhóm tuổi từ 15 - 64 tuổi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng.
C. Từ 1950 - 2005, nhóm dưới 15 tuổi giảm 22%; nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng 4%.
D. Từ 1950 - 2005, nhóm từ 15 - 64 tuổi tăng 7% .
Bảng số liệu 3
SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI 
CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Tổng số dân 
(nghìn người)
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
Bình quân lương thực theo đầu người (kg/người)
1990
66016
19879,7
301,1
2000
77635
34538,9
444,9
2005
82392
39621,6
480,9
2010
86947
44632,2
513,4
2015
91713
50498,3
550,6
Căn cứ vào bảng số liệu 3 để trả lời các câu hỏi từ số 11 đến số 16
Câu 11: Để thể hiện số dân, sản lượng lương thực của nước ta thời kỳ 1990 - 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ đường.
Câu 12: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người của nước ta thời kỳ 1990 - 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ đường.
Câu 13: Dân số nước ta năm 2015 gấp
	A. 1,4 lần năm 1990.	B. 1,6 lần năm 1990.
	C. 1,8 lần năm 1990.	D. 2,0 lần năm 1990.
Câu 14: Sản lượng lương thực nước ta năm 2010 gấp
	A. 2,0 lần năm 1990.	B. 2,2 lần năm 1990.
	C. 2,4 lần năm 1990.	D. 2,6 lần năm 1990.
Câu 15: Về tốc độ tăng trưởng, nếu lấy năm 1990 = 100%, bình quân lương thực theo đầu người nước ta năm 2015 so với năm 1990 là 
	A. 182,9%	B. 183,9 %	C. 185,9%	D. 187,9%
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng số dân, sản lượng lương thực tăng, bình quân lương thực theo đầu người giảm.
B. Tốc độ tăng sản lượng lương thực chậm hơn so với tổng số dân.
C. Tổng số dân, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng. 
D. Tổng số dân, sản lượng lương thực giảm, bình quân lương thực theo đầu người tăng.
Bảng số liệu 4
TỔNG GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC, NĂM 2004
Khu vực
GDP
(tỉ USD)
Trong đó
Nông – Lâm - Ngư
Công nghiệp - XD
Dịch vụ
Các nước thu nhập thấp
1253,0
288,2
313,3
651,5
Các nước thu nhập cao
32 715,0
654,3
8833,1
23 227,6
Căn cứ vào bảng số liệu 4 để trả lời các câu hỏi từ số 17 đến số 22
Câu 17: Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của các nhóm nước năm 2004, dạng biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ đường.
C. Biểu đồ cột.	D. Biểu đồ miền
Câu 18: Năm 2004, tổng GDP của các nước thu nhập cao gấp
	A. 26 lần các nước thu nhập thấp.	B. 26,1 lần các nước thu nhập thấp.
	C. 26,2 lần các nước thu nhập thấp.	D. 26,3 lần các nước thu nhập thấp.
Câu 19: Nếu bán kính biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP của các nước thu nhập thấp bằng 1 (đvbk) thì bán kính biểu đồ của các nước thu nhập cao là
	A. 5,1	B. 5,2	C. 5,3	D. 5,4
Câu 20: Trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao năm 2004, tỷ trọng của ngành dịch vụ là
	A. 70%	B. 71%	C. 72%	D. 73%
Câu 21: Trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập thấp năm 2004, tỷ trọng của ngành nông – lâm - ngư là
	A. 23%	B. 24%	C. 25%	D. 26%
Câu 22: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Ở 2 nhóm nước, cơ cấu GDP chiếm tỷ trọng cao ở ngành nông – lâm – ngư và công nghiệp - XD.
B. Ở 2 nhóm nước, GDP của ngành dịch vụ đều chiếm giá trị cao nhất.
C. Các nước thu nhập thấp có giá trị ngành dịch vụ thấp nhất. 
D. Các nước thu nhập cao có tỷ trọng ngành công nghiệp cao nhất.
Câu 23: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
Bảng số liệu 5
SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Tổng số dân
(nghìn người)
Dân số thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số
tự nhiên (%)
2000
77635
18772
1,36
2005
82392
22332
1,31
2010
86947
26515
1,03
2015
91713
31131
0,94
Căn cứ vào bảng số liệu 5 để trả lời các câu hỏi từ số 24 đến số 28
Câu 24: Để thể hiện tổng số dân, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta thời kỳ 2000 – 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ kết hợp cột chồng - đường.
Câu 25: Để thể hiện tổng số dân và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta thời kỳ 2000 – 2015, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ kết hợp cột - đường.
Câu 26: Năm 2015 tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân là
	A. 33,9%	B. 34,5%	C. 34,9%	D. 35,5%
Câu 27: Từ 2000 – 2015, tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân của nước ta
	A. tăng dần nhưng không ổn định.	B. giảm dần nhưng không ổ định.
	C. tăng dần từ 24,2% lên 33,9%.	D. giảm dần từ 33,9% xuống còn 24,2%.
Câu 28: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A. Tổng số dân, dân số thành thị giảm, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng.
B. Tổng số dân giảm, dân số thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tăng. 
C. So với năm 2000, tổng số dân năm 2015 gấp 1,2 lần; dân số thành thị năm 2015 gấp 1,7 lần. 
D. So với năm 2000, tổng số dân năm 2015 gấp 1,7 lần; dân số thành thị năm 2015 gấp 1,4 lần. 
Bảng số liệu 6
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2000-2013 (Đơn vị: tỉ đồng)
Giá trị SX
Năm
Trồng và 
nuôi rừng
Khai thác và 
chế biến lâm sản
Dịch vụ 
lâm nghiệp
2000
1 131,5
6 235,4
307,0
2005
1 403,5
7 550,3
542,4
2010
2 711,1
14 948,0
1 055,6
2013
2 949,4
24 555,5
1 538,2
Căn cứ vào bảng số liệu 6 để trả lời các câu hỏi từ số 29 đến số 33
Câu 29: Để thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta thời kỳ 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ cột.
Câu 30: Giá trị sản xuất ngành trồng và nuôi rừng năm 2013 gấp
A. 2,6 lần năm 2000.	B. 2,7 lần năm 2000.
C. 26 lần năm 2000.	D. 27 lần năm 2000.
Câu 31: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta thời kỳ 2000 – 2013, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ đường.	D. Biểu đồ cột.
Câu 32: Tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta năm 2013 gấp
A. 3,8 lần năm 2000.	B. 3,7 lần năm 2000.
C. 37,8 lần năm 2000.	D. 38,7 lần năm 2000.
Câu 33: Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp của nước ta năm 2010, ngành dịch vụ lâm nghiệp chiếm
	A. 56,4%	B. 54,5%	C. 5,6%	D. 5,4%
Bảng số liệu 7
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn ha)
Cả nước
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
2134,9
142,4
969,0
Cà phê
641,2
15,5
573,4
Chè 
132,6
96,9
22,9
Cao su
978,9
30,0
259,0
Cây khác
382,2
0,0
113,7
Căn cứ vào bảng số liệu 7 để trả lời các câu hỏi từ số 34 đến số 40
Câu 34: Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên tỷ trọng cây cà phê chiếm
	A. 79,2%.	B. 69,2%	C. 59,2%	D. 49,2%
Câu 35: Để thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ cột ghép.
C. Biểu đồ miền.	D. Biểu đồ đường.
Câu 36: Nếu bán kính biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ bằng 1 (đvbk) thì bán kính biểu đồ của Tây Nguyên là
	A. 14,9	B. 7,9	C. 2,6	D. 1,9
Câu 37: Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, chiếm tỷ trọng lớn nhất là
	A. cây cao su.	B. cây chè	C. cây cà phê	D. cây khác
Câu 38: Quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên gấp
	A. 2,6 lần diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ.	
B. 4,8 lần diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. 6,8 lần diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ.	D. 8,6 lần diện tích cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ.
Câu 39: Trong cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ tỷ trọng cây cao su chiếm
	A. 31,2%.	B. 28,2%	C. 25,5%	D. 21,1%
Câu 40: Tỷ lệ diện tích cây cà phê của Tây Nguyên trong diện tích cây cà phê của cả nước là
	A. 59,2%.	B. 68,0%	C. 89,4%	D. 91,4%
----------- Hết ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_phan_BSL_bieu_do.doc