ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I (2015 - 2016) Ngày KT: 03/11/2015 MÔN: VẬT LÍ 10 – ĐỀ: 01 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Lý thuyết (5 điểm) Câu 1. Chuyển động thẳng đều là gì? Viết phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều? (1 đ) Câu 2. Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều? (1,5 đ) Câu 3. Trong chuyển động tròn đều, hãy nêu định nghĩa chu kì T và tần số f . Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc? (1,5 đ) Câu 4. Phát biểu định luật II Niu-tơn. Viết biểu thức độ lớn của hệ thức định luật II Niu-tơn. (1 đ) II. Bài tập (5 điểm) Câu 5. Một xe sau khi khởi hành được 10 giây thì đạt tốc độ 36 km/h. Biết xe chuyển động thẳng nhanh dần đều. a) Tính gia tốc của xe. (1 đ) b) Tính tốc độ của xe sau khi khởi hành 20 giây. (0,5 đ) Câu 6. Một vật nặng được thả rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian rơi của vật khi chạm đất. (1 đ) Câu 7. Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe đối với trục của nó là 40 rad/s. Tính bán kính vành ngoài của ô tô. (1 đ) Câu 8. Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong thời gian 3s. Tính lực tác dụng vào vật. (1,5 đ) ----------Hết---------- ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I (2015 - 2016) Ngày KT: 03/11/2015 MÔN: VẬT LÍ 10 – ĐỀ: 02 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Lý thuyết (5 điểm) Câu 1. Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều? Viết công thức tính quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều? (1 đ) Câu 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? Viết công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều? (1,5 đ) Câu 3. Nêu hướng của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều. Viết công thức tính độ lớn của gia tốc hướng tâm. (1,5 đ) Câu 4. Phát biểu định luật I Niu-tơn. Quán tính là gì? (1 đ) II. Bài tập (5 điểm) Câu 5. Một xe chuyển động không vận tốc đầu, sau 20 giây xe đạt vận tốc 72 km/h. Biết xe chuyển động thẳng nhanh dần đều. a) Tính gia tốc của xe. (1 đ) b) Tính quãng đường mà xe đi được sau 30 giây. (0,5 đ) Câu 6. Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2, vận tốc của vật lúc chạm đất là v = 100 m/s. Tính thời gian rơi của vật. (1 đ) Câu 7. Bán kính vành ngoài bánh xe của một ô tô là 50 cm. Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h. Tính tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài bánh xe đối với trục của nó. (1 đ) Câu 8. Một vật có khối lượng m = 2kg được truyền một lực F không đổi thì sau 2s vật này tăng vận tốc từ 2,5m/s đến 7,5m/s. Hỏi độ lớn lực F bằng bao nhiêu? (1,5 đ) ----------Hết---------- ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I (2015 - 2016) - ĐỀ: 01 - VẬT LÍ 10 I. Lý thuyết Câu 1 - Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. - Phương trình chuyển động: x = x0 + v.t 0,25đ 0,25đ 0,5đ Câu 2 Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều, vectơ gia tốc có: - Điểm đặt: Tại vật chuyển động. - Phương và chiều: Trùng với phương và chiều của vectơ vận tốc. - Độ dài: Tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó. 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 - Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. - Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong một giây. - Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4 - Phát biểu định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. - Độ lớn: hay 0,5đ 0,5đ II. Bài tập Câu 5 a) - Chọn chiều dương là chiều chuyển động. - Ta có: với t0 = 0 - Thay số: b) Tốc độ của xe sau khi khởi hành được 20 giây là: - Thay số: 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu 6 - Thời gian rơi: + Ta có: + Thay số: 0,5đ 0,5đ Câu 7 - Bán kính vành ngoài của ô tô: + Ta có: + Thay số: 0,5đ 0,5đ Câu 8 - Chọn chiều dương là chiều chuyển động. + Ta có: + Thay số: + Ta có: + Thay số: 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KỲ I (2015 - 2016) - ĐỀ: 02 - VẬT LÍ 10 I. Lý thuyết Câu 1 Chuyển động thẳng đều có 2 đặc điểm: - Quỹ đạo là đường thẳng. - Tốc độ trung bình trên mọi đoạn đường là như nhau. - Công thức tính quãng đường: s = vtb.t = v.t 0,25đ 0,25đ 0,5 đ Câu 2 - Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. - Công thức tính vận tốc: 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 - Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. - Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm. - Công thức: 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4 - Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. 0,5đ 0,5đ II. Bài tập Câu 5 a) Chọn chiều dương là chiều chuyển động. - Ta có: với t0 = 0 - Thay số: b) Tính quãng đường mà xe đi được sau 30 giây là: - Thay số: 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ Câu 6 - Thời gian rơi của vật: + Ta có: + Thay số: 0,5đ 0,5đ Câu 7 - Tốc độ góc của một điểm trên vành bánh xe đối với trục của nó: + Ta có: . + Thay số: 0,5đ 0,5đ Câu 8 - Chọn chiều dương là chiều chuyển động. + Ta có: + Thay số: + Ta có: + Thay số: 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: