Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 - Trường THPT Nam Trực

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 - Trường THPT Nam Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học 10 - Trường THPT Nam Trực
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : HÓA HỌC 10
(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
SỐ PHÁCH
Họ và tên: . Số báo danh:......STT:.............
Lớp: ...........................
Chữ kí giám thị 1:Chữ kí giám thị 2:.........................
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.
SỐ PHÁCH
Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:.
	Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
	Giám khảo 1:.....
	Giám khảo 2:.....	
A.PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (20 câu-5đ). Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất và ghi đáp án vào giấy làm bài của học sinh. Mỗi câu đúng 0,25đ 	
Câu 1: Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu
A. 20%	B. 70%	C. 73%	D. 27%
Câu 2: Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là:
A. 7	B. 4	C. 8	D. 5
Câu 3: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại:
A. proton.	B. nơtron.	C. electron.	D. nơtron và electron.
Câu 4: Số electron tối đa trong lớp thứ M là:
A. 18e.	B. 9e.	C. 32e.	D. 8e.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.
B. Trong nguyên tử, số proton và số electron bằng nhau.
C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
D. Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số hiệu nguyên tử Z.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 18	B. 17	C. 15	D. 16
Câu 7: Số nơtron trong nguyên tử là:
A. 20	B. 39	C. 19	D. 58
Câu 8: Cấu hình electron của nguyên tố S (Z = 16) là:
A. 1s²2s²2p63s²3p².	B. 1s²2s²2p63s²3p4.	C. 1s²2s²2p63s²3p6.	D. 1s²2s²2p63s²3p5.
Câu 9: Cấu hình electron chưa đúng là:
A. Na+ (Z = 11): 1s² 2s²2p6 3s².	B. Na (Z = 11): 1s² 2s²2p6 3s1.
C. F (Z = 9): 1s² 2s²2p5.	D. F– (Z = 9): 1s² 2s²2p6.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là:
A. S(Z=16)	B. Si(Z=12)	C. P(Z=15)	D. Cl(Z=17)
Câu 11: Câu 11. X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong 1 nhóm và có tổng số hiệu ngtử là 32 (Zx <Zy ). Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là
A. 14; 18	B. 15;17	C. 12;20	D. 7; 15
Câu 12: Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất và nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?
	A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.	B. Tỉ khối.
	C. Số lớp electron.	D. Số electron lớp ngoài cùng.
Câu 13: Hòa tan hết 12,34 gam hỗn hợp kim loại X gồm 3 kim loại thuộc nhóm IA và IIA tác dụng với lượng dư dd H2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 31,54               	B. 30,50               	C. 28,14               	D. 45,00
Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng?
	A. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều giảm độ âm điện.
	B. Trong một nhóm A, năng lượng ion hoá thứ nhất giảm theo chiều tăng độ âm điện.
	C. Trong một chu kì, tính kim loại tăng theo chiều tăng độ âm điện.
	D. Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm theo chiều giảm độ âm điện.	
Câu 15: Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính kim loại của chúng là:
 A. F > Cl > S > Si B. F > Cl > Si > S C. Si >S >F >Cl D. Si > S > Cl > F
Câu 16: . Những phát biểu có nội dung sai:
1) Tất cả các nguyên tố nhóm VII A chỉ đóng vai trò chất oxi hoá trong các phản ứng hoá học 
2) Tất cả các nguyên tố nhóm I A (trừ hiđro) đều là kim loại
3) Các nguyên tố nhóm IV A có thể là phi kim hoặc kim loại.
4) Các kim loại nhóm I A, II A chỉ tạo thành hợp chất với oxi, không có hợp chất với hođro
5) Hai nguyên tố thuộc nhóm (A hoặc B), A ở chu kì 3, B ở chu kì 4 thì số hiệu nguyên tử của chúng cách nhau 8 hoặc 18 đơn vị 
A. 1, 4 ; 	B. 1, 3, 4 ; 	C. 1, 4, 5 ; 	D. 3, 4 .
Câu 17: Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X và Y trong bảng tuàn hoàn là:
	A. X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
	B. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.
	C. X ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
	D. X ở ô 12, chu kì 3, nhóm IIA và Y ở ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 18: Tính bazơ của dãy hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây?
	A. Tăng.	B. Giảm rồi tăng. C. Giảm.	D. Tăng rồi giảm.
Al
H2O
(3)
K
H2O
(2)
Na
H2O
(1)
Câu 19: Cho các thí nghiệm sau :
Phản ứng ở ống nghiệm cho khí thoát ra nhanh nhất là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 1 và 2
Câu 20: So sánh nào sau đây là sai ?
A.Tính phi kim PMg>Al>Si
 C.Tính axit : H2SO4>HNO3>H3PO4>HClO4 D. Bán kính : K>Na>Mg>Al3+
B.PHẦN II. TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1(2,0đ):Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. 
a/Xác định số electron, số proton, số nơtron, điện tích hạt nhân, số khối và viết kí hiệu nguyên tử R
b/Viết cấu hình electron nguyên tử R. Xác định vị trí X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
c/ R là kim loại hay phi kim? Cho biết khuynh hướng nhường hoặc nhận electron của R khi tham gia phản ứng hoá học. Giải thích.
Câu 2(1,0đ):Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3.Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.
Câu 3(2,0 điểm): Cho 22,6 gam hỗn hợp Ca(HCO3)2 và Na2CO3 tác dụng hết với dung dịch HCl 25% Khi phản ứng xong thu được dung dịch X và 8,96 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) 
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.                    
b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch X. Biết dùng dư axit 10% so với lượng phản ứng.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_8_tuan_HK_I_nam_20162017.docx