Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 3 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 3 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng Địa lí lớp 12 lần 3 - Mã đề 111 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 40 câu, 05 trang)
KÌ THI KSCL LỚP 12 LẦN 3 NĂM HỌC 2016-2017 
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 111
Câu 1: Trên biển, khung hệ tọa độ địa lí nước ta còn kéo dài đến
A. 6050’B và 117020’Đ	B. 6050’B và 117030’Đ
C. 5050’B và 118010’Đ	D. 7050’B và 130020’Đ
Câu 2: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí
A. nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
B. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng.
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.
D. nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới.
Câu 3: Địa danh nào sau đây đúng với tên vùng núi có những đỉnh núi cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông , các khối núi đá vôi đồ sộ nằm ở biên giới, vùng đồi núi thấp 500 – 600m nằm ở ttrung tâm, đồi núi thấp khoảng 100m nằm dọc ven biển?
A. Tây Bắc	B. Trường Sơn Bắc	C. Đông Bắc	D. Trường Sơn Nam
Câu 4: Địa hình đồi núi đã làm cho
A. miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
B. nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn ¾ diện tích lãnh thổ.
C. sông ngòi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
D. các đồng bằng thường xuyên nhận được phù sa bồi đắp.
Câu 5: Đai rừng phân bố tại các khu vực núi trung bình và núi cao của nước ta là
A. rừng nhiệt đới thường xanh.	B. rừng á nhiệt đới
C. rừng ôn đới.	D. rừng á nhiệt đới và ôn đới.
Câu 6: Nguyên nhân khiến đất feralit có màu sắc đỏ vàng là do
A. các chất badơ dễ tan như Ca2+, K+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh.
B. có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3).
C. có sự tích tụ oxit nhôm (Al2O3).
D. có sự tích tụ đồng thời oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3).
Câu 7: Khí hậu phía nam nước ta có đặc điểm là
A. nóng quanh năm .
B. khí hậu trong năm chia thành hai mùa mưa khô.
C. mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
D. nóng quanh năm, trong năm chia thành hai mùa mưa và khô.
Câu 8: Loại đất feralit tốt nhất phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi ở vùng đồi núi là
A. đất feralit.	B. đất feralit đỏ vàng.	C. đất xám phù sa cổ.	D. đất feralit nâu đỏ.
Câu 9: Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật Việt Nam là
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế lại phân hóa phức tạp
B. khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. sự phong phú đa dạng các nhóm đất.
D. nằm nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
Câu 10: Khu vực có tỉ lệ che phủ rừng thấp nhất của nước ta hiện nay là
A. Tây Bắc.	B. Tây Nguyên.	C. Bắc Trung Bộ.	D. Đông Bắc.
Câu 11: Hiện tượng bùng dân số ở nước ta bắt đầu từ
A. đầu thế kỷ XX.	B. thập niên 30 của thế kỷ XX.
C. thập niên 40 của thế kỷ XX.	D. giữa thập niên 50 của thế kỷ XX.
Câu 12: Dân số năm 2015 là 91,7 triệu người. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là 1,07% so với năm 2014. Vậy dân số tăng thêm so với năm 2014 là
A. 0,95 triệu người.	B. 0,97 triệu người.	C. 1,0 triệu người.	D. 1,05 triệu.
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
B. Đời sống của dân thành thị ngày càng được nâng cao.
C. Dân cư thành thị tập trung vào các đô thị lớn và cực lớn
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 14: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, số lượng đô thị của vùng là
A. 6	B. 7	C. 8	D. 9
Câu 15: Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23,26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 người. Tỷ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là:
A. 44,1%, 23,0%, 33,9%	B. 43,1%, 22,3%, 34,6%
C. 43,0%, 22,5%, 33,9%	D. 44,1%, 24,3%,33,9%
Câu 16: Trong cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay chiếm ưu thế là
A. các ngành công nghiệp khai thác.
B. các ngành công nghiệp mũi nhọn.
C. các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế về nguồn nguyên, nhiên nhiên liệu, các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. các ngành có trình độ khoa học kĩ thuật cao, tiên tiến.
Câu 17: Từ năm 1990 đến nay, ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất nước ta là
A. nông nghiệp.	B. lâm nghiệp – ngư nghiệp.
C. công nghiệp.	D. dịch vụ.
Câu 18: Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng hình thành các
A. vùng kinh tế trọng điểm	B. khu vực tập trung công nghiệp.
C. ngành kinh tế trọng điểm.	D. khu du lịch trọng điểm.
Câu 19: Bình quân đất tự nhiên trên đầu người của nước ta vòa khoảng 0,4ha/ người, bằng bao nhiêu so với bình quân thế giới?
A. Khoảng 1/2 thế giới.	B. Khoảng 1/3 thế giới.
C. Khoảng 1/4 thế giới.	D. Khoảng 1/5 thế giới.
Câu 20: Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm
A. 67,8%.	B. 69,4%.	C. 73,5%.	D. 73,9%
Câu 21: Vụ lúa có năng suất cao nhất trong năm của nước ta là
A. vụ đông – xuân.	B. vụ hè – thu.	C. vụ mùa.	D. vụ chiêm.
Câu 22: Ngư trường có có trữ lượng thủy sản lớn nhất nước ta là
A. Quảng Ninh – Hải Phòng (vịnh Hải Phòng).
B. Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Kiên Giang – Cà Mau (vịnh Thái Lan).
D. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 23: Biểu hiện rõ nét nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta thời gian gần đây là
A. cơ cấu giá trị công nghiệp chế biến tăng, cơ cấu giá trị công nghiệp khai thác giảm.
B. công nghiệp chế biến có tỉ trọng cao hơn công nghiệp khai thác.
C. tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, công nghiệp khai thác giảm.
D. đẩy mạnh sản xuất hàng hóa công nghiệp xuất khẩu.
Câu 24: Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?
A. Năng lượng.	B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Sản xuât hàng tiêu dùng.	D. Luyện kim.
Câu 25: Thị trường chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất về xuất khẩu của nước ta hiện nay là
A. EU, ASEAN, Trung Quốc.	B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
C. Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ.	D. Ôtraylia, ASEAN, EU.
Câu 26: Trong các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta, vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày lớn nhất là
A. Đông Nam Bộ.	B. Tây Nguyên.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ.	D. Cả Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 27: Nhà máy nhiệt điện đầu tiên của nước ta được xây dựng tại tỉnh – thành phố
A. Hải Phòng.	B. Hải Dương.	C. Hà Nội.	D. Quảng Ninh.
Câu 28: Vùng nguyên liệu mía lớn nhất của nước ta tập trung ở vùng
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.	B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 29: Công viên Địa chất toàn cầu “Cao nguyên đá Đồng Văn” được UNESCO công nhận vào năm nào?
A. Năm 2008	B. Năm 2009	C. Năm 2010	D. Năm 2011
Câu 30: Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là
A. Yên Tử.	B. Đền Hùng.	C. Chùa Hương.	D. Bà Chúa Sứ.
Câu 31: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam bản đồ hành chinh hãy xác định vùng kinh tếTtrung du và miền núi Bắc Bộ, có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh?
A. 13 đơn vị	B. 14 đơn vị	C. 15 đơn vị.	D. 16 đơn vị
Câu 32: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam bản đồ khí hậu hãy xác định địa điểm có lượng mưa thấp nhất cả nước là
A. Nghệ An, Hà Tĩnh.	B. Thanh Hóa, Nghệ An.
C. Kon Tum, Gia Lai.	D. Ninh Thuận, Bình Thuận.
Câu 33: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam trang 12 và kiến thức đã học hãy cho biết khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận đầu tiên ở nước ta vào năm 2000 là
A. khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh.
B. khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An – Nghệ An.
C. khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia Cát Bà – Hải Phòng.
D. khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Quảng Nam.
Câu 34: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam trang 13 – 14 và kiến thức đã học hãy cho biết tháng 4 năm 2009, Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đã phát hiện và công nhận hang động đá vôi (Caxtơ) nào của Việt Nam là hang động lớn nhất thế giới tại thời điểm đó?
A. Hang phong Nha.	B. Hang Kẻ Bàng.	C. Hang Sơn Đoòng.	D. Hang Hắc Cớ.
Câu 35: Dựa vào átlát địa lí Việt Nam trang 21- 22 xác định các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỷ là
A. Đà Nẵng, Khánh Hòa.	B. Đà Nẵng, Quy Nhơn.
C. Quy Nhơn, Quảng Ngãi.	D. Quy Nhơn, Phan Thiết.
Câu 36: Cho bảng số liệu : Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1981 – 2015
Năm
1981
1990
1994
1996
1999
2004
2015
Số dân(triệu người)
54,9
66,2
72,5
75,4
76,3
82,0
91,7
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
19,2
23,5
26,4
31,4
35,8
45,2
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1981 – 2015 là biểu đồ
A. tròn.	B. cột.
C. đường.	D. kết hợp cột với đường.
Câu 37: Cho bảng số liệu : Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1981 – 2015
Năm
1981
1990
1994
1996
1999
2004
2015
Số dân(triệu người)
54,9
66,2
72,5
75,4
76,3
82,0
91,7
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
19,2
23,5
26,4
31,4
35,8
45,2
Sản lượng lúa bình quân theo đầu người năm 2015 là
A. 312,5kg/người.	B. 346,45kg/người.	C. 436,65kg/người.	D. 492,95kg/người.
Câu 38: Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo nhóm ngành của nước ta giai đoạn 1990-1999
A. Tỉ trọng của Nông nghiệp-Ngư nghiệp tăng.
B. Tỉ trọng của Công nghiệp-Xây dựng giảm.
C. Tỉ trọng của Dịch vụ giảm.
D. Tỉ trọng của Nông nghiệp-Ngư nghiệpgiảm,tỉ trọng củaCông nghiệp-Xây dựng tăng.
Câu 39: Căn cứ vào biểu đồ nhận xét nào đúng nhất?
A. Giai đoạn 1990 – 2010, dầu mỏ, than, điện có tốc độ tăng trưởng liên tục.
B. Than có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, dầu mỏ có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
C. Giai đoạn 2000 – 2010, dầu mỏ, than, điện tăng trưởng mạnh nhất.
D. Giai đoạn 1990 – 2000, dầu mỏ tăng trưởng mạnh nhất, than tăng trưởng chậm nhất.
Câu 40: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
B. Cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
C. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
D. Quy mô sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của nhà xuất bản giáo dục từ 2009 đến nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DIA_KS_LAN_3.doc