TRƯỜNG THPT CAO QUÁT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CĐ – ĐH LẦN IV Môn : Hóa học _ Thời gian làm bài : 90 Phút Câu 1) Hòa tan a mol kim loại M cần dùng a mol H2SO4 trong dung dịch axit đặc, nóng thì thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch muối Y. Hấp thụ hoàn toàn khí SO2 vào 45 ml dung dịch NaOH 0,2M thì thu được 0,608 gam muối natri. Cô cạn dung dịch Y thu được 1,56 gam muối khan Y. Hòa tan hoàn toàn muối khan Y vào nước (coi muối khan Y tan hoàn toàn trong dung dịch loãng). Rồi thêm vào đó 0,387 gam hỗn hợp A gồm Zn và Cu. Khuấy cho tới khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,144 gam chất rắn B. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. Hỗn hợp A tác dụng tối đa bao nhiêu mol axit HNO3 loãng sinh ra NO2 là sản phẩm khử duy nhất ? A. 0,016 mol B. 0,024 mol C. 0,020 mol D. 0,032 mol Câu 2) Cho các phát biểu sau : (1) Cho các oxit : Cl2O7, SiO2, SO3 tác dụng với nước thu được các dung dịch axit HClO4, H2SiO3, H2SO4 (2) Người ta điều chế khí oxi trong công nghiệp bằng cách nhiệt phân lượng lớn thuốc tím KMnO4 (3) Phản ứng của brom với dung dịch Na2CO3 là phản ứng oxi hóa khử (4) Đun nóng photpho với H2, K2Cr2O7, O2, dung dịch HNO3 đều xảy ra phản ứng (5) Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, còn than chì nhân tạo được điều chế từ than cốc (6) Khí CO2 là chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại (7) Trong phân tử CO có 2 liên kết cộng hóa trị và 1 liên kết cho nhận Những phát biểu không đúng là : A. (1), (2), (6) B. (2), (3), (5) C. (2), (3), (6), (7) D. (1), (4), (6), (7) Câu 3) Trong một bình kín dung tích không đổi chứa 50 g hỗn hợp A gồm m1 gam FeCO3 chứa x% tạp chất trơ và A2 gam FeS2 cũng chứa x% tạp chất trơ và một lượng gấp 1,5 lần lượng cần thiết không khí giàu oxi (70% N2 và 30% O2 về thể tích). Nung nóng bình, cho tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C, sau đó đưa nhiệt độ bình về trạng thái ban đầu thấy áp suất trong bình vẫn như trước khi nung. Lấy chất rắn cho vào ống sứ, đốt nóng rồi cho một luồng CO đi qua. Sau khi kết thúc thí nghiệm, từ chất rắn còn lại trong ống sứ lấy ra được 18,667 gam sắt kim loại chứa 4% tạp chất, biết rằng chỉ có 80% sắt oxit bị khử thành sắt kim loại. Cho hỗn hợp khí C vào một bình kín dung tích không đổi (5 lít) , có mặt chất xúc tác V2O5, nung nóng bình ở 5460C cho tới khi phản ứng oxi hóa SO2 đạt đến trạng thái căn bằng, người ta thấy áp suất trong bình lúc đó là 38,304 atm. Giá trị của x và hằng số cân bằng của phản ứng oxi hóa sunfurơ ở 5460C là : A. 5,6% và 300 B. 4,8% và 60 C. 5,6% và 60 D. 4,8% và 300 Câu 4) Trong mỗi chén sứ X, Y, Z đựng một muối nitrat. Nung các chén ở nhiệt độ cao trong không khí đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó làm nguội các chén người ta nhận thấy : +) Trong chén X không còn lại gì cả +) Cho dung dịch HCl vào chén Y thấy thoát ra chất khí không màu +) Trong chén Z còn lại một chất rắn màu đen. Các muối nitrat lần lượt chứa trong A, B, C có thể là : A. Hg(NO3)2, LiNO3, Mn(NO3)2 B. CH3NH3NO3, KNO3, Cr(NO3)3 C. NH4NO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 D. Au(NO3)3,NaNO3, Cu(NO3)2 Câu 5) Một dung dịch chứa 160 gam nước và 100 gam Ca(NO3)2 với điện cực than chì được điện phân trong 10 giờ với cường độ dòng điện 5A. Kết thúc điện phân khối lượng dung dịch giảm 40,43 gam. Tính khối lượng Ca(NO3)2.4H2O tối đa có thể hòa tan được trong 100 gam nước ở nhiệt độ này ? A. 141,60 gam B. 118,00 gam C. 121,27 gam D. 132,75 gam Câu 6) Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế các chất khí nào trong số các khí sau : A. N2, CO2, SO2, NH3 B. NO, CO2, C2H6, Cl2 C. N2O, CO, H2, H2S D. NO2, Cl2, O2, SO2 Câu 7) Chọn phát biểu đúng : A. Trong 4 trường hợp : lá sắt tây bị xây sát sâu tới lớp sắt bên trong, thép – cacbon để trong không khí ẩm, đốt cháy hợp kim sắt – đồng trong khí clo khô, nhúng thanh kẽm trong dung dịch AgNO3 có tối đa 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa. B. Khi đốt nóng (trong chân không), độ dẫn điện của kim loại tăng so với khi chưa đốt nóng C. Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Cu – Ag thì nồng độ của Ag+ tăng dần còn nồng độ Cu2+ giảm dần D. Bản chất của ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực tạo ra dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương do đó xuất hiện dòng điện theo chiều ngược lại Câu 8) Nguyên tố M có 4 loại đồng vị X, Y, Z, T với các đặc điểm sau : (1) Tổng số khối của 4 đồng vị X, Y, Z, T là 825 (2) Tổng số notron của hai đồng vị Z, T lớn hơn số notron đồng vị X là 121 hạt (3) Hiệu số khối của hai đồng vị Y, T bé hơn hiệu số khối hai đồng vị X, Z là 5 đơn vị (4) Tổng số phần tử của đồng vị X và T lớn hơn tổng số hạt không mang điện của hai đồng vị Y, Z là 333 (5) Các đồng vị X, Y, T, Z chiếm lần lượt 50,9% ; 23,3% ; 24,9% và 0,9% tổng số nguyên tử. Khối lượng nguyên tử trung bình của M là bao nhiêu g/mol : A. 207,249 B. 206,250 C. 206,529 D. 207,502 Câu 9) Hấp thụ hết 3,584 lít CO2 (đkc) vào dung dịch chứa B chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3 thu được 40 ml dung dịch Z. Lấy 20 ml Z cho từ từ vào 400 ml dung dịch KHSO4 0,15M thu được 0,896 lít khí(đkc). Mặt khác 20 ml Z tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư thu được 18,0 gam kết tủa. Dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 dư tạo tối đa bao nhiêu gam kết tủa ? A. 66,98 gam B. 78,80 gam C. 39,40 gam D. 59,10 gam Câu 10) Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử. B. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử C. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử D. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. Câu 11) Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,30M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,15M thu được 12,825 gam kết tủa. Thêm tiếp 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được 48,960 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V = ? A. 360 B. 400 C. 600 D. 480 Câu 12) Cho các phát biểu sau : (1) Dãy các chất : dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, Fe3O4 đều tác dụng với Al ở điều kiện thường. (2) Không cần thêm hóa chất, không đun nóng vẫn có thể nhận biết được 4 dung dịch không màu : HCl, Phenolphtalein, KCl, KOH (3) Trong tự nhiên phần lớn kim loại kiềm, kiềm thở tồn tại ở dạng hợp chất vì chúng rất hoạt động hóa học (4) Các kim loại kiềm và 3 kim loại kiềm thổ Ca, Ba, Sr đều tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ mạnh, đồng thời các kim loại đó đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối (5) Ca(OH)2 là chất rắn (gọi là vôi sống) tan trong nước thu được dung dịch nước vôi trong (6) Một mẫu nước cứng chứa các ion : Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42- ; có thể dùng dung dịch Na3PO4 để làm mềm mẫu nước cứng trên (7) Để điều chế các kim loại Ca, Al trong phòng thí nghiệm người ta điện phân nóng chảy CaCl2, Al2O3 (8) Dẫn khí CO2 dư lần lượt vào các dung dịch : Ba(OH)2, NaAlO2, K2SiO3, C6H5ONa có 2 trường hợp thu được kết tủa Số phát biểu đúng là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 13) Cho dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch Na2CO3, Ca(HCO3)2, NH4HSO3, K2SO4, NaH2PO4, MgCl2 Tổng số chất kết tủa thu được là : A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 14) Có 5 lọ dung dịch đánh số từ (1) đến (5) không theo thứ tự : KCl, KOH, KHCO3, Ba(OH)2, Mg(HCO3)2. Biết : +) Đun nóng lọ (1) và (4) thấy có bọt khí +) Dung dịch chứa trong lọ (5) không phản ứng với bất kì các dung dịch còn lại +) Lấy 2 lọ (1), (3) làm bay hơi hoàn toàn nước đưa về trạng thái rắn, khi nung trên ngọn lửa phát ra ánh sáng màu tím. Chọn phát biểu đúng ? A. Cho dung dịch (2) vào dung dịch (4) thu được hai chất kết tủa B. Cho dung dịch (3) vào dung dịch (1) thu được kết tủa trắng C. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch (4) có kết tủa trắng và sủi bọt khí D. Dung dịch phenolphtalein vào lọ dung dịch (3) và (5) thấy các dung dịch đều có màu hồng Câu 15) Cho các phát biểu sau : (1) KNO3 được dùng làm phân bón và được dùng để chế tạo thuốc nổ (2) Đồng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, chỉ kém bạc và hơn hẳn các kim loại khác (3) Than muội được sinh ra khi nhiệt phân khí metan (4) Không thể tồn tại đồng thời trong cùng 1 dung dịch các ion : CH3COO-, Pb2+, K+, NO3- (5) Cho Al tác dụng với dung dịch sắt (III) clorua dư thu được Fe (6) Ure được điều chế từ amoniac và cacbon đioxit (7) Để nhận biết hai khí SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2 (8) Flo là phi kim mạnh nhất, có thể tác dụng trực tiếp với mọi nguyên tố khác (9) Để loại H2S có trong hỗn hợp H2S, HCl có thể dùng dung dịch Pb(NO3)2 (10) Các chất, ion : P, SO2, Fe2+, HCl vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (11) Điểm giống nhau giữa ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là đều xảy ra phản ứng oxi hóa khử Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 16) Cho phương trình hóa học sau : K2Cr2O7 + CuFeS2 + HBr + H2SO4 à K2SO4 + Br2 + CuSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O + Cr2(SO4)3 Tổng hệ số cân bằng trong phương trình ion rút gọn của phương trình trên là: A. 180 B. 360 C. 286 D. 98 Câu 17) Cho các phản ứng : (1) Zn + dung dịch FeCl3 dư (2) Cl2 dư + dung dịch KBr (3) K2Cr2O7 + dung dịch HCl đặc dư (4) Al + dung dịch Ba(OH)2 dư (5) Na2S2O3 + dung dịch HCl dư (6) NH3 + O2 dư (Pt, t0) (7) NH3 dư + PbO (t0) (8) dung dịch NaI + dung dịch FeCl3 (9) Nung (NH4)2Cr2O7 (10) F2 + H2O dư Số phản ứng không thu được đơn chất là : A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 18) Cho các phát biểu : (1) Trong 6 chất : BaO, KH2PO4, (CH3COO)2Mg, Al, Zn(OH)2, Cr2O3 có tối đa 5 chất vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH (2) Trong 4 phản ứng : NaBr + H2SO4 đặc nóng, PBr3 + H2O, H2 + Br2 (t0), NH3 + dung dịch Br2 có tối đa 2 phản ứng thu được sản phẩm chứa HBr (3) Trong 4 chất : CuSO4 khan, P2O5, KOH rắn, H2SO4 đặc chỉ có 1 chất mới có khả năng làm khô H2S có lẫn hơi nước (4) Có các chất rắn : AgNO3, Fe(NO3)2, Al(NO3)3, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4NO3. Nếu nung các chất trên trong bình kín không chứa không khí đến khối lượng không đổi, rồi cho H2O dư vào các bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu là 4 (5) Trong 5 chất khí : CO, H2S, Cl2, N2O, HF có 3 chất khí có thể bị dung dịch LiOH hấp thụ (6) Điều chế axit HNO3 trong phòng thí nghiệm bằng cách cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HCl (7) Trong tự nhiên nhôm và sắt tồn tại phần lớn ở dạng hợp chất (8) Trong 8 chất : FeO, FeBr3, Fe3O4, FeS, FeS2, Fe(OH)2, Fe(NO3)2, FeSO4 có 7 chất tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng xảy ra phản ứng oxi hóa khử (9) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O dùng để nặn tượng, làm khuôn đúc, bó xương gãy trong y học (10) Kẽm thuộc ô số 30, nhóm IIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn Có tất cả bao nhiêu phát biểu không đúng ? A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 20) Ba chất hữu cơ A, B, D có cùng công thức phân tử C6H10O4, mạch thẳng, không tác dụng với Na. Biết rằng khi tác dụng với dung dịch NaOH thì A tạo thành 1 muối và 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, B tạo thành 2 muối và 1 ancol, D tạo thành 1 muối và 1 ancol. Chọn phát biểu sai : A. Chất A chỉ có công thức cấu tạo CH3OOC – CH2 – COOC2H5 B. Chất B chỉ có công thức cấu tạo HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-CH3 C. Chất D có 3 đồng phân cấu tạo thỏa yêu cầu đề bài D. Tổng số đồng phân cấu tạo của 3 chất A, B, D thỏa đề là 6 Câu 21) Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là: A. 49,81 B. 48,19 C. 39,84 D. 38,94 Câu 22) Thủy phân hoàn toàn este A của axit hữu cơ đơn chức X và ancol đơn chức Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Làm bay hơi hoàn toàn dung dịch sau thủy phân. Phần hơi được dẫn qua bình đựng CaCl2 khan dư. Hơi khô còn lại cho qua bình đựng K dư thấy có khí Z bay ra và khối lượng bình đựng K tăng 6,2 gam. Dẫn khí Z qua CuO nung nóng dư sinh ra 6,4 gam Cu. Lượng este ban đầu tác dụng vừa đủ với 32 gam brom thu được sản phẩm chứa 65,04% về khối lượng phân tử của brom. Tên gọi của A là : A. vinyl fomiat B. metyl metacrylat C. vinyl axetat D. metyl acrylat Câu 23) Nhận xét nào Không đúng ? A. Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy có màu xanh, đun nóng thấy mất màu, để nguội lại có màu xanh. B. Cho axit nitric đậm đặc vào lòng trắng trứng và đun nóng thấy xuất hiện màu vàng C. Tinh bột và xenlulozơ khác nhau ở cấu trúc mạch phân tử và sản phẩm của phản ứng thủy phân D. Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo bởi 1 gốc α – glucozơ và 1 gốc β – fructozơ Câu 24) Hòa tan hỗn hợp X gồm 1,8 gam glucozơ ; 3,42 gam mantozơ ; 5,13 gam saccarozơ vào dung dịch H+ sau đó đun nóng cho phản ứng thủy phân xảy ra thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam bạc. Biết hiệu suất thủy phân của các chất như nhau là 40%. Giá trị m là : A. 7,776 gam B. 4,768 gam C. 5,416 gam D.5,616 gam Câu 25) Cho các nhận xét : (1) Dung dịch aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH không làm đổi màu quì tím vì có pH = 7 (2) Cả 3 chất : Phenol, alanin, phenylamoni clorua đều tác dụng được với dung dịch KOH nhiệt độ thường (3) Anilin phản ứng với dung dịch HCOOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin (4) Cho 1 mol aminoaxit B phản ứng với dung dịch HCl dư được x gam muối F. Cũng 1 mol B phản ứng voi7` dung dịch NaOH dư thu được y gam muối G. Biết y – x = 7,5. Công thức phân tử của X là C4H10O2N (5) Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin và metanol (6) Cho các chất : (1) CO(NH2)2, (2) CH3-CH2-NH2 , (3) CH2=CH-NH2, (4) Anilin. Thứ tự tăng dần lực bazo là (1) < (4) < (3) < (2). Những phát biểu đúng là : A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (5) C. (2), (3), (6) D. (1), (2), (4) Câu 26) X và Y đều là a–aminoaxit no mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử . X có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH còn Y có 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH. Lấy 0,25 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 40,09 gam chất tan gồm 2 muối trung hòa. Cũng lấy 0,25 mol hỗn hợp Z ở trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 39,975 gam gồm 2 muối. Phần trăm khối lượng X trong hỗn hợp Z là : A. 23,15% B. 26,71% C. 19,65% D. 30,34% Câu 27) Cho m gam hỗn hợp X gồm NH3, CH5N, C2H7N biết số mol NH3 bằng số mol C2H7N đem đốt cháy hoàn toàn thu được 20,16 lít CO2(đktc) và x gam H2O. Giá trị m ? A. 27,90 gam B. 26,98 gam C. 29,60 gam D. 28,80 gam Câu 28) Trùng hợp 7,25 gam stiren, sau phản ứng thêm 400 ml dung dịch brom 0,125M khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Sau đó lại thêm lượng dư dung dịch NaI, toàn bộ I2 sinh ra phản ứng vừa hết với 90 ml dung dịch K2S2O3 1M. Hiệu suất phản ứng trùng hợp là : A. 92,83% B. 57,38% C. 64,55% D. 71,72% Câu 29) Cho các phát biểu : (1) Plexiglas là polime được trùng hợp từ monome có tên là metametylacrylat (2) Tơ nilon – 6,6 thuộc loại poliamit, được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic (3) Tơ nitron được điều chế bằng cách trùng ngưng acrilonitrin (4) Đun nóng chảy nhựa rezol ( ≥ 1400C ) sau đó để nguội, thu được nhựa rezit (5) Teflon được sản xuất từ clorofom qua 3 giai đoạn chính (6) Polime có 2 kiểu cấu tạo : mạch không nhánh và mạch có nhánh (7) Xét một đoạn nhựa novolac có khối lượng phân tử 24180u vậy hệ số mắc xích của đoạn nhựa đó là 195 (8) PS có thể tham gia các phản ứng nitro hóa và halogen hóa ở vòng benzen Có bao nhiêu phát biểu đúng ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 30) C3H4BrCl có bao nhiêu đồng phân cis – trans ? A. 10 B. 12 C. 8 D. 6 Câu 31) Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là : A. 21,00 B. 19,04 C. 22,40 D. 20,16 Câu 32) Cho các chất sau : toluen, anlen, but – 2 – in, etan, vinylaxetilen, ancol anlylic, phenol, glucozơ. Co bao nhiêu hidrocacbon làm mất màu dung dịch brom (dung môi nước) ở điều kiện thường ? A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 33) Hỗn hợp B gồm hai axit hữu cơ no mạch hở X, Y (X đơn chức). Nếu lấy hỗn hợp B với X, Y đồng số mol rồi lần lượt cho X tác dụng với NaHCO3 và Y tác dụng với Na2CO3 thu được số mol CO2 bằng nhau ở hai phản ứng. Khi đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam W sinh ra 7,7 gam CO2. Mặt khác để trung hòa 4,2 gam B cần dùng 100 ml dd NaOH 0,75M. Axit nào sau đây chứa trong B không thỏa điều kiện bài toán ? A. Axit malonic B. Axit axetic C. Axit fomic D. Axit acrylic Câu 34) Hỗn hợp A gồm hai olefin. Cho A tác dụng với H2O tạo thành 6,352 gam hỗn hợp rượu B có hiệu suất mỗi phản ứng cộng H2O là H = 40%. Cho một nửa hỗn hợp B tác dụng với Na dư thu được 0,5824 lít khí H2. Cho một nửa hỗn hợp B tác dụng vơi H2SO4 đặc được hỗn hợp C gồm 3 ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete tương ứng theo chiều tăng phân tử khối là 40%, 50% và 60%, đồng thời nhận được 0,2376 g H2O. Hai hiđrocacbon trên là : A. C2H4 và C4H8 B. C3H6 và C4H8 C. C2H4 và C3H6 D. C3H6 và C5H10 Câu 35) Chọn phát biểu Đúng ? A. Các ancol đa chức đều hòa tan Cu(OH)2 B. Sự tách hiđro halogenua của sec – butylclorua cho 2 olefin là đồng phân của nhau C. Dãy các chất : C2H5Br, C2H5OK, CH3CHO, HCOOC2H5, glucozơ, CH3COOH đều có thể điều chế C2H5OH bằng 1 phản ứng duy nhất. D. So với các Chất : C2H5Cl, C2H6, HCOOCH3, CH3CHO thì ancol etylic có nhiệt độ sôi cao hơn cả. Câu 36) Hỗn hợp X gồm 2 anđêhit A, B (MB >MA) đơn chức. Cho 13,48 gam X tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thì thu được 133,04 gam kết tủa. Mặt khác cho 13,48 gam X tác dụng hết với H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,472 lít H2 (đktc). Cho 0,05 mol axetilen tác dụng với nước (800C/HgSO4) với hiệu suất 80% thì thu được hỗn hợp Z. Cho 0,02 mol B vào Z để được hỗn hợp T. Khi cho T phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa ? A.16,22 gam B. 14,30 gam C. 15,32 gam D. 18,62 gam Câu 37) Có hai dung dịch axit no đơn chức, mạch thẳng X và Y . Trộn 2,00 lít X với 1 lít Y được 3,00 lít dung dịch A. Trung hòa 15 ml dung dịch A cần 25,00 ml dung dịch NaOH tạo ra 1,91 gam muối khan. Trộn 1,00 lít X với 2,00 lít Y được 3,00 lít dung dịch B. Trung hòa 15,00 ml dung dịch B cần 20,00 ml dung dịch NaOH và tạo ra 1,78 gam muối khan. Biết rằng số mol cacbon trong mỗi phân tử axit không vượt quá 4. Este hóa X, Y (mỗi chất 0,1 mol) với 11,5 gam ancol etylic (hiệu suất 75% cho mỗi phản ứng) thu được bao nhiêu gam este ? (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng este hóa) A. 16,04 gam B. 15,48 gam C. 14,19 gam D. 13,76 gam Câu 38) Cho sơ đồ : C8H15O4N (L) + 2NaOH à C5H7O4NNa2 (X) + CH4O + C2H6O Biết X có mạch cacbon không phân nhánh, có –NH2 tại Cα thì L có số công thức cấu tạo phù hợp là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 39) Cho dung dịch các chất sau : HO – CHO, HOOC – CH2 - OH , CH3CHO, FCH2COOH, Fructozơ, Xenlulozơ, Propan – 1,3 - điol, Gly – Ala. Số chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 40) C4H6O2 có tối đa y đồng phân mạch hở đơn chức, C5H12O có tối đa z đồng phân cấu tạo, C5H10 có tối đa t đồng phân anken. Giá trị của y, z, t lần lượt là : A. 10, 8, 6 B. 6, 8, 5 C. 10, 13, 6 D. 8, 10, 5 Câu 41) Cho m gam chất X là muối halogenua của một kim loại kiềm phản ứng với 50 ml dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng C% (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B.
Tài liệu đính kèm: