Đề giữa học kì I môn : địa lí khối 12

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3240Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giữa học kì I môn : địa lí khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giữa học kì I môn : địa lí khối 12
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN
TỔ: SỬ – ĐỊA - GDCD 
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI 12 
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học các chủ đề Địa lí tự nhiên ( Bài 1, 2, 8, kĩ năng thực hành và khai thác Atlat) của học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn.
 - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
 - Về năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, . . .Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, khai thác sơ đồ năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ.
2. Xác định hình thức kiểm tra
	Hình thức kiểm tra tự luận.
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Đề kiểm tra 1 tiết học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra: 8 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 
- Bài 1: Việt Nam đổi mới và hội nhập + Thực hành 2 tiết (30% )
- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 1 tiết .( 40%)
- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển 1 tiết (30%) 
Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cấp độ thấp
 Vận dụng
Cấp độ cao
Chủ đề 1: 
Bài 1: Việt Nam đổi mới và hội nhập + Bài: Thực hành
- Tính toán và vẽ được biểu đồ và nhận xét.
.
30% tổng số điểm 
= 3,0 điểm 
100% tổng số điểm 
= 4,0 điểm
Chủ đề 2: 
Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên Atlat địa lí Việt Nam.
.
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí 
Số câu: 1
30% tổng số điểm 
= 4,0 điểm 
50% tổng số điểm 
= 2,0 điểm
50% tổng số điểm 
= 2,0 điểm
Chủ đề 4: Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
.
Chứng minh rằng tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng.
Giải thích được tình huống thực tiễn của cuộc sống về vấn đề vùng biển.
	Số câu: 1
	20% tổng số điểm 
= 2,0 điểm
50% tổng số điểm 
= 1,0 điểm
50 tổng số điểm 
= 1,0 điểm
Tổng số điểm 10 = 100% tổng số điểm
Tổng số câu 05 
2,0 điểm
20 % tổng số điểm 
3,0 điểm
30% tổng số điểm 
3,5 điểm
20 % tổng số điểm 
1,5 điểm
15 % tổng số điểm 
Tổng điểm toàn bài: 10
Các năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, . . .Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ.
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân Năm học 2015 - 2016
 MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI 12 
 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
 ----------------------------------------------------
Câu I: (4,0 điểm) Dựa vào Atlat địa lí và kiến thức đã học, hãy:
Kể tên các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Lào.
Phân tích ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí.
Câu II: (3,0 điểm) Biển Đông là một bộ phận không thể tách rời của phạm vi lãnh thổ nước ta.
Chứng minh rằng, Biển nước ta phong phú tài nguyên khoáng sản.
Vì sao trong thời gian gần đây Biển Đông lại là nơi nhiều nước tranh chấp và nhòm ngó?
Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: 
Sản lượng khai thác thủy sản phân theo ngành của nước ta ( Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2000
2005
2010
2012
Khai thác
1660,9
1987,9
2414,4
2705,4
Nuôi trồng
590,0
1478,9
2728,3
3115,3
 1. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
 2. Nhận xét và giải thích.
---- HẾT----
( Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam)
ĐÁP ÁN VÀ BIÊU ĐIÊM
Câu
Ý
Nội dung
Điêm
Câu I: 
( 4 điểm)
1
Kể tên các tỉnh của nước ta có chung đường biên giới với Lào: Điện Biên, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.
( Thiếu một tỉnh trừ 0,25 điểm)
2,0
2
Phân tích ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí:
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta:
 + Nhiệt đới ẩm gió mùa
 + Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
 + Phân hóa đa dạng
- Sinh vật phong phú. . .Khoáng sản phong phú. . .
- Nhiều thiên tai. . .
( Học sinh trình bày theo cách khác đủ ý vẫn cho điểm)
2,0
1,0
0,5
0,5
Câu II:
( 3 điểm) 
1
Biển Đông mang lại cho ta tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía Nam với các mỏ. . .
- Titan ven biển đặc biệt là DH Nam Trung Bộ
- Muối: Biển mặn, nắng nhiều . . . đặc biệt Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Loại khác: băng cháy, photphorit. . .
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Trong thời gian gần đây Biển Đông lại là nơi nhiều nước tranh chấp và nhòm ngó vì:
- Vị trí biển Đông chiến lược: Nằm trên tuyến đường biển quốc tế tấp nập thứ 2 trên thế giới. . .
- Giàu tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, hải sản, du lịch, giao thông vận tải.
1,0
0,5
0,5
Câu III: 
(3,0điểm)
1
* Biểu đồ cột: đúng, đẹp, tên, chú giải, chia đúng khoảng cách năm, có số liệu. . . 
Lưu ý: HS vẽ biêu đồ khác không chấm điểm, thiếu sót một trong những yếu tố trên trừ 0,25.
2,0
2
Nhận xét: 
- Sản lượng khai thác thủy sản phân theo ngành của nước ta đều tăng. . .
- Sản lượng khai thác thủy sản theo ngành thay đổi: trước nuôi trông thấp hơn khai thác nhưng nay lại cao hơn khai thác.
Giải thích: 
- Đều tăng do chất lượng cuộc sống cao, nhu cầu, . . .
- Nuôi trồng phát triển mạnh do nhu cầu thị trường,lợi nhuận, điều kiện . . .
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN
TỔ: SỬ – ĐỊA - GDCD 
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI 10
1. Xác định mục tiêu kiểm tra:
Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi đã học xong các chủ đề: Bản đồ, Vũ Trụ.Hệ quả các chuyển động của TĐ và một phần của chủ đề: cấu trúc của TĐ, khí quyển.
a. Về kiến thức:
-Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp
- Giúp HS nhận biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra
b. Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể
c. Về thái độ: Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục
d) Về năng lực:
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, . . .Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ.
2. Xác định hình thức kiểm tra:
- Hình thức kiểm tra tự luận 100%.
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra 1 tiết, Địa lí 10, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:
- Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời, trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
( 25%)
- Bài 6: Hệ quả các chuyển động tinh tiến quanh Mặt Trời của TĐ.( 30%)
- Bài thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ cột. (30%)
- Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (10%)
 Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (ND chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
- Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời, trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Phân biệt giờ địa phương và giờ quốc tế.
Vận dụng kiến thức tính được giờ ở một số nước
25% TSĐ = 2,5 Đ
60% TSĐ= 1,5Đ
40% TSĐ= 1Đ
Hệ quả các chuyển động tinh tiến quanh Mặt Trời của TĐ
Xác định và nêu được các hệ quả các chuyển động tinh tiến quanh Mặt Trời của TĐ.
Giải thích được hệ quả chuyển động tịnh tiến quanh mặt trời của Trái Đất. 
35% TSĐ = 3,5 Đ
85,7%TSĐ=3Đ
14,3% TSĐ =0,5 Đ
Vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
Vẽ biểu đồ và nhận xét bảng số liệu.
30% TSĐ = 3 Đ
100% TSĐ = 3 Đ
Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
Vận dụng kiến thức về gió để giải thích một tình huống thực tiễn của cuộc sống.
10% TSĐ = 1 Đ
100% TSĐ = 1 Đ
Tổng 100% TSĐ toàn bài = 10 Đ
30% TSĐ = 3Đ
20% TSĐ = 2,0Đ
50% TSĐ = 5,0Đ
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, . . .Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ, năng lực tư duy tổng hợp lãnh thổ.
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân Năm học 2015 - 2016
 MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI 10 
 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề.
 ----------------------------------------------------
Câu I (3,5 điểm) Quan sát hình sau:
Nêu tên của hình.
Xác định khu vực có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào mỗi năm chỉ có một lần hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh? Nơi nào không có lần nào? Vì sao? 
Câu II (2,5 điểm) Một trong những hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là giờ trên Trái Đất. Dựa vào kiến thức đã học, hãy:
 1. Phân biệt giờ địa phương, giờ quốc tế. 
 2. Hà Nội thuộc múi giờ thứ 7, khi Hà Nội đang là 23 giờ ngày 31/10/2015, hãy tính giờ tại các địa điểm sau:
 a) Matxcova Liên Bang Nga( thuộc múi giờ 4),sẽ là bao nhiêu giờ, ngày mấy? 
 b) Tokio Nhật Bản ( thuộc múi giờ 9) sẽ là bao nhiêu giờ, ngày mấy? 
Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: 
Tỷ suất sinh thô thời kì 1950 – 2005%0
Nhóm nước/ Giai đoạn
1950 - 1955
1975 - 1980
1985 - 1990
1995 - 2000
 2004 - 2005
Phát triển
23
17
15
12
11
Đang phát triển
42
36
31
26
24
Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỷ suất sinh thô của nhóm nước phát triển, đang phát triển thời kì 1950 – 2005.
Nhận xét.
Câu IV(1,0 điểm) 
 Dựa vào kiến thức đã học “Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, hãy giải thích vì sao tàu thuyền đánh cá nước ta lại ra khơi lúc 2 – 4 giờ sáng và quay về bến lúc 14 – 16 giờ chiều là thuận lợi nhất?
---- HẾT----
ĐÁP ÁN VÀ BIÊU ĐIÊM
( Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm).
Câu 
ý
Nội dung
Điểm
Câu I (3,5 điểm)
1
* Nêu tên của hình: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời trong năm
0,5
2
* Xác định:
- Khu vực có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến (23027’B đến 23027’N - nội chí tuyến)
- Khu vực mỗi năm chỉ có một lần hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh: Chí tuyến Bắc 23 ngày 21/3, Chí tuyến Nam ngày 22/12
- Khu vực không có lần nào hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh: Ngoại chí tuyến > độ 23027’ 
Lưu ý: Nếu học sinh nói lên thiên đỉnh 2 lần ở XĐ cho ½ số điểm.
 Học sinh chỉ nêu được vĩ độ (hoặc tên các vĩ độ đặc biệt) mà không nêu ngày thì vẫn cho điểm bình thường.
* Nguyên nhân: Trái Đất nghiêng so với Mặt phẳng quỹ đạo một góc . Để tạo góc 900 thì góc phụ phải là 23027’trong khi đó các địa điểm ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027’
1,0
1,0
0,5
0,5
Câu II (2,5 điểm)
1
- Giờ địa phương : người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.( giờ mặt trời)
- Giờ quốc tế là giờ do hội thiên văn quốc tế quy định . . . 
0,5
1,0
2
- Matxcova( thuộc múi giờ 4): 19h ngày 31/10/2015
- Tokio Nhật Bản ( thuộc múi giờ 9): 1h ngày 1/11/2015
0,5
0,5
CâuIII (3,0 điểm)
1
- Vẽ biểu đồ cột: Đúng loại biểu đồ, có tên, có chú giải. . .
2,0
1
Nhận xét:
- Tỷ suất sinh thô thời kì 1950 – 2005 nhìn chung giảm. . .
- Tỷ suất sinh thô thời kì 1950 – 2005 nhóm nước đang phát triển cao hơn nước phát triển.
1,0
0,5
0,5
CâuIV (1,0 điểm) 
* Tàu thuyền đánh cá nước ta lại ra khơi lúc 2 – 4 giờ sáng và quay về bến lúc 14 – 16 giờ chiều là thuận lợi nhất:
- Ra khơi lúc 2 – 4 giờ sáng lợi dụng gió đất vào ban đêm vì . . .
- Quay về bến lúc 14 – 16 giờ lợi dụng gió đất vào ban ngày . . .
1,0
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_1_TIET_CO_MA_TRAN_KI_1_DAI_12_VA_10.doc