ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI THCS CƠ HỌC CHUYỂN ĐỘNG: Bài 1: Một chiếc xe phải đi từ A đến B trong khoảng thời gian quy định t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1 = 48km/h thì sẽ đến B sớm hơn 18 phút so với thời gian quy định. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2 = 12 km/h thì sẽ đến B chậm hơn 27 phút so với thời gian quy định. Coi chuyển động của xe là chuyển động thẳng đều. Tính chiều dài quãng đường AB và thời gian quy định t. ( S = 12km, t = 0,55h) Để đi từ A đến B đúng thời gian quy định t, xe chuyển động từ A đến C (trên AB) với vận tốc v1 = 48 km/h rồi tiếp tục chuyển động từ C đến B với vận tốc v2 = 12 km/h. Tính chiều dài quãng đường AC.(SAC = 7,2km) Đề thi HGS cấp TP 2010,2015 – Ômôn 11-12 – Cờ Đỏ 14-15) Bài 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường AB. Trên nửa đoạn đường đầu, ô tô chuyển động với vận tốc v1 = 60 km/h. Trên nửa đoạn đường còn lại, ô tô chuyển động với vận tốc v2 = 15 km/h trong nửa thời gian đầu và nửa thời gian còn lại, ô tô chuyển động với vận tốc v3 = 45 km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB. (Đề thi HGS Thới Lai 14-15) Bài 3: Hai xe khởi hành cùng lúc, chuyển động trên đường thẳng từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30 km/h. Đi được quãng đường, xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 40 km/h nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút. Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB. Đề HSG Cái Răng 2014-2015 Bài 4: Một ca nô chuyển động đều theo một dòng sông thẳng xuôi theo dòng nước từ A đến B, sau đó lại chuyển động ngược dòng từ B về A. Biết thời gian ca nô từ B đến A gấp 1,5 lần thời gian ca nô đi từ A đến B và nước chảy đều. khoảng cách giữa hai bến A và B là 48 km và thời gian ca nô đi từ B đến A là 1,5h. Tính vận tốc ca nô đối với nước, vận tốc nước chảy đối với bờ và vận tốc trung bình của ca nô (đối với bờ) trong một lần gồm cả đi lẫn về. Đề thi HGS cấp Vĩnh Thạnh 2011, 2014-2015 Bài 5: Ba người đi xe đạp, chuyển động thẳng đều từ A đến B. Người thứ nhất và người thứ hai xuất phát cùng lúc với các vận tốc tương ứng là v1 = 10 km/h và v2 = 12 km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp của người thứ ba với hai người đi trước là giờ. Xác định vận tốc của người thứ ba. Đề thi HSG Ô môn 2014 - 2015 Bài 6: Cho đồ thị chuyển động của hai xe I và II như hình vẽ 1). Nêu đặc điểm của mỗi chuyển động. Tìm thời điểm hai xe gặp nhau. Khi gặp nhau, mỗi xe đi được quãng đường bao nhiêu ? 2). Khi xe I đến B,xe II còn cách A bao nhiêu km. 3). Để xe II gặp xe I lúc nó nghỉ thì xe II phải chuyển động từ B với vận tốc bao nhiêu ? Biết chuyển động của hai xe là chuyển động thẳng đều trên đường thẳng AB. Đề HSG Thốt Nốt 2014-2015 Bài 7: Một người chuyển động thẳng đều đi từ A đến B. Trên quãng đường đầu, người đó đi với vận tốc v1 = 20 km/h, thời gian còn lại đi với vận tốc v2 = 15 km/h. Quãng đường cuối cùng, người ấy đi với vận tốc v3 = 10 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB. (Đề thi HSG Cờ Đỏ 2013 – 2014) Bài 8 : Quãng đường AB gồm hai đoạn, đoạn lên dốc AC và đoạn xuống dốc CB. Một xe máy chuyển động thẳng đều, đi lên dốc với vận tốc 25 km/h và xuống dốc với vận tốc 50 km/h. Thời gian xe đi từ A đến B là 3 giờ 30 phút và thời gian xe đi từ B trở về A là 4 giờ. Tính chiều dài quãng đường AB. (Đề thi HSG Thới Lai 2013 – 2014) Bài 9: Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng A đến B với vận tốc không đổi v1 = 12 km/h. Nếu người đó tăng vận tốc lên 15 km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1h Tìm quãng đường AB và thời gian dự định đi trên quãng đường AB Thực tế, lúc đầu người đó đi với vận tốc v1 = 12 km/h được quãng đường s1 thì xe bị hư phải dừng lại sữa mất 15 phút. Trên đoạn đường còn lại, người ấy đi với vận tốc v2 = 15 km/h thì đến B sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường S1. Đề thi HGS Thới Lai 2013 - Thốt Nốt 2014 Bài 10: Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1 = 1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người đó phải đi bộ mất thời gian t2 = 3 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động đồng thời người hành khách đi bộ trên nó thì phải mất bao nhiêu lâu để đưa người đó lên lầu. Đề thi HGS Thốt Nốt 2013 – TP 2011 Bài 11 : Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B rồi ngược dòng từ B về A hết 2 giờ 30 phút Tính khoảng cách AB, biết vận tốc khi xuôi dòng v1 = 18km/h khi ngược dòng là v2 = 12km/h Trước khi thuyền khởi hành t3 = 30 phút, có một chiếc bè trôi xuôi dòng nước qua A. Hỏi thuyền khởi hành được bao lâu thì gặp bè lần thứ nhất. 1.5 1 3 4 2 t(h) 15 30 45 60 75 90 S(km) B 0 A (II) (I) Bài 12 : Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi đi từ A đến B rồi quay về A. Lượt đi ngược dòng nước nên đến B trễ 36 phút so với đi trong nước đứng yên. Lượt về xuôi dòng thời gian đi từ B về A giảm 12 phút so với khi đi trong nước đứng yên. Tính vận tốc của thuyền khi đi trong nước đứng yên và chiều dài quãng đường AB. Biết vận tốc của nước so với bờ sông là 10km/h. Bài 13: Cho đồ thị chuyển động của hai xe được vẽ trên hình 1: a) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. b) Xác định vận tốc của xe II để nó gặp xe I, lúc xe I bắt đầu khởi hành (sau khi nghỉ). Vận tốc của xe II là bao nhiêu để nó gặp xe I hai lần? c) Tính vận tốc trung bình của xe I trên cả quãng đường đi và về ? Bài 14: Hằng ngày ô tô 1 xuất phát từ A lúc 6h đi về B, ô tô thứ 2 xuất phát từ B về A lúc 7h và 2 xe gặp nhau lúc 9h. Một hôm, ô tô thứ 1 xuất phát từ A lúc 8h, còn ô tô thứ 2 vẫn khởi hành lúc 7h nên 2 xe gặp nhau lúc 9h48ph. Hỏi hằng ngày ô tô 1 đến B và ô tô 2 đến A lúc mấy giờ. Cho rằng vận tốc của mỗi xe không đổi. Bài 15: Hai đoàn tàu chuyển động đều trong sân ga trên 2 đường sắt song song nhau. Đoàn tàu A dài 65m, đoàn tàu B dài 40m. Nếu 2 đoàn tàu đi cùng chiều tàu A vượt tàu B trong khoảng thời gian tính từ lúc đầu tàu A ngang đuôi tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đầu tàu B là 70s. Nếu 2 đoàn tàu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tàu A ngang đầu tàu B đến lúc đuôi tàu A ngang đuôi tàu B là 14s. Tính vận tốc của mỗi tàu. Bài 16 : Cùng một lúc, có hai người cùng khởi hành từ A để đi trên đoạn đường ABC ( với AB = 2BC). Người thứ nhất đi quãng đường AB với vận tốc 12km/h, quãng đường BC với vận tốc 4km/h. người thứ hai đi quãng đường AB với vận tốc 4km/h quãng đường BC với vận tốc 12km/h. Người nọ đến trước người kia 30 phút. Ai đến nơi sớm hơn, tính chiều dài quãng đường ABC. Bài 17 : Một đoàn tàu thứ nhất có chiều dài 900m chuyển động với vận tốc 36m/s. Đoàn tàu thứ hai có chiều dài 600m chuyển động với vận tốc 20m/s chạy song song với đoàn tàu thứ nhất. Hỏi thời gian hành khách ở tàu này nhìn thấy tàu kia trong hai trường hợp hai tàu chạy cùng chiều và hai tàu chạy ngược chiều. Bài 18 : (3 điểm) Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A đến B và trở về A. Khi đi từ A đến B, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc không đổi 40 km/h, trên nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc không đổi 60 km/h. Khi đến B, người ấy lập tức quay về A (bỏ qua thời gian quay đầu xe). Trong nửa thời gian đi từ B về A, người ấy đi với vận tốc không đổi 54 km/h, trong nửa thời gian còn lại, đi với vận tốc không đổi 30 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trong cả quá trình chuyển động. Bài 19 : Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với vận tốc không đổi đi từ A đến B rồi trở về A. Lượt đi ngược dòng nước nên đến B trễ 36 phút so với khi đi trong nước đứng yên. Lượt về xuôi dòng, thời gian đi từ B về A giảm 12 phút so với khi đi trong nước đứng yên. Tính vận tốc của thuyền khi nước đứng yên và chiều dài quãng đường AB. Biết vận tốc của nước so với bờ sông là 10km/h. CƠ HỌC TỔNG HỢP: Bài 1: Một khối gỗ, nếu thả trong nước thì nổi thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi thể tích. Biết khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3. Tính khối lượng riêng của dầu. Đề HSG Cái Răng – Cờ Đỏ - Thới Lai – Vĩnh Thạnh 2014-2015 Bài 2:Hai vật có khối lượng riêng và thể tích khác nhau được treo thăng bẳng trên một thanh AB có khối lượng không đáng kể và tỉ lệ thuận với cánh tay đòn OB = 2OA. Sau khi nhúng hai vật chìm hoàn toàm trong chất lỏng có khối lượng riêng 800 kg/m3, để giữ nguyên sự thăng bằng của thanh AB, người ta đổi chỗ hai vât cho nhau và vẫn nhúng hai vật vào trong chất lỏng. Tính khối lượng riêng D1, D2 của chất làm vật. Biết D2 = 2,5D1 Đề HSG Vĩnh Thạnh 14-15 Bài 3: Một khối sắt hình hộp khối lượng 0,48 kg có kích thước 5 cm x 4 cm x 3 cm. 1). Tìm khối lượng riêng của khối sắt (theo đơn vị kg/m3). 2). Khối sắt được treo vào một lực kế, sau đó được thả vào một chất lỏng sao cho không chạm đáy và chất lỏng ngập hoàn toàn khối sắt. Tìm số chỉ của lực kế. Biết khối lượng riêng của chất lỏng là 1,2 g/cm3. Thốt Nốt 2013, Ô môn 2014-2015 Bài 4: Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0 = 3N. Khi cân trong nước (trong điều kiện chiếc vòng vừa ngập hoàn toàn trong nước), vòng có trọng lượng P = 2,74 N. Xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích V1 của vàng và thể tích V2 của bạc có trong chiếc vòng. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, của vàng là 19300 kg/m3 và của bạc là 10500 kg/m3. Đề thi HSG Ô môn 2014-2015 Bài 5: Một cái bình hình trụ chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân có cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong bình là H = 73 cm. Tính áp suất tổng cộng P của các chất lỏng lên đáy bình, biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1 g/cm3 và khối lượng riêng của thủy ngân là D2 = 13,6 g/cm3. Đề HSG Thốt Nốt 2014-2015 Bài 6 : m1 O B A m2 Cho cơ hệ như hình vẽ. Vật m1 có khối lượng 8 kg; vật m2 có khối lượng 20 kg. Thanh OA dài 50 cm và có điểm tựa tại O. Bỏ qua khối lượng ròng rọc, dây nối. Xác định khoảng cách AB để thanh OA cân bằng ? Xét 2 trường hợp: 1). Thanh OA rất nhẹ (khối lượng không đáng kể). 2). Thanh OA đồng chất tiết diện đều, khối lượng 5 kg. Bài 7: Một bình có dung tích 4 lít, chứa đầy nước và dầu (không hoà tan vào nhau). Hãy tính khối lượng của cả bình trong trường hợp sau: Thể tích nước và dầu trong bình bằng nhau. Khối lượng nước và dầu trong bình bằng nhau. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, khối lượng riêng của dầu là 800 kg.m3, khối lượng bình rỗng là 1 kg. Vĩnh thạnh 2010- 2011, Thới lai 2012 - 2013 B A O Bài 8:Hai quả cầu kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8 g/cm3 và D2 = 2,6 g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chậu chất lỏng có khối lượng riêng D3 va nhúng quả cầu thứ hai vào chậu chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Bỏ vào đĩa cân có treo quả cầu thứ hai một quả cân có khối lượng m1 = 17g thì cân thăng bằng trở lại, sau đó lấy quả cân có khối lượng m1 ra. Đổi vị trí hai chậu chất lỏng cho nhau cân lại mất thăng bằng, để cân thăng bằng trở lại ta phải thêm quả cân có khối lượng m2 =78g cũng vào đĩa cân có treo quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng. Bài 9: Thả chìm hoàn toàn một vật rắn lần lượt vào hai bình đựng chất lỏng người ta thấy : - Khi thả nó vào bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm m1= 75g. - Khi thả nó vào bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm m2= 105g. Hãy tính thể tích V, khối lượng m và khối lượng riêng D của vật rắn đó. Biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3 và của dầu là D2= 0,9g/cm3. Bài 10: Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g, KLR của sắt là 7,8g/cm3 và nước ngập 2/3 thể tích quả cầu. Bài 11: Một mẫu hợp kim chì – nhôm có khối lượng 500g, khối lượng riêng D = 6,8g/cm3. Hãy xác định khối lượng chì và nhôm có trong hợp kim. Biết khối lượng của chì và nhôm lần lượt là D1 = 11,3g/cm3, D2 = 2,7g/cm3 và xem rằng thể tích hợp kim bằng 90% tổng thể tích kim loại thành phần. Bài 12: Một hợp kim nhẹ gồm 60% nhôm 40% manhê. Tìm khối lượng riêng của hợp kim, biết rằng các tỉ lệ trên tính theo khối lượng. biết khối lượng riêng của nhôm và manhe lần lược là 2700kg/m3 và 1740kg/m3 Bài 13 :Một quả cầu bằng kim loại có khối lượng riêng là 7500 kg/m3 nổi trên mặt nước, tâm quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước (như hình vẽ). Bên trong quả cầu có một phần rỗng có thể tích là 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. m1 O B A m2 Bài 14: Cho cơ hệ như hình vẽ. Khối lượng các vật : m1 = 6 kg; m2 = 18 kg. Thanh OA dài 60 cm và có điểm tựa tại O. Bỏ qua khối lượng các ròng rọc và dây nối. Xác định vị trí điểm B để thanh OA cân bằng trong hai trường hợp : 1. Thanh OA có khối lượng không đáng kể. 2. Thanh OA đồng chất, tiết diện đều, có khối lượng 3 kg. Bài 15 : Một khối gỗ hình lập phương có cạnh a = 8 cm nổi trong nước, phần khối gỗ chìm trong nước có chiều cao 6 cm. 1). Tìm khối lượng riêng của gỗ, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. 2). Đổ lên mặt nước một lớp dầu có khối lượng riêng 600 kg/m3 sao cho vừa ngập hoàn toàn khối gỗ. Tính chiều cao của lớp dầu. Biết nước và dầu không trộn lẫn. NHIỆT HỌC Bài 1: Có 3 thùng nước, thùng A chứa nước ở nhiệt độ 200C, thùng B chứa nước ở nhiệt độ 800C và thùng C chứa nước ở nhiệt độ 400C. Người ta dùng một chiếc ca để múc 2 ca nước ở thùng A và 4 ca nước ở thùng B đổ vào thùng C thì nhiệt độ sau cùng của nước ở thùng C là 500C. Hỏi lượng nước ban đầu ở thùng C là bao nhiêu ca nước. Biết rằng, các thùng A, B, C không hấp thụ nhiệt và bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Đề HSG Cờ Đỏ 2014-2015 Bài 2 : Một nhiệt lượng kế bằng thau có khối lượng 200 g chứa một lượng chất lỏng có khối lượng 400 g, nhiệt lượng kế và chất lỏng có cùng nhiệt độ t1 = 10oC. Đổ thêm vào nhiệt lượng kế 400 g chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trong nhiệt lượng kế) ở nhiệt độ t2 = 31oC thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế khi có cân bằng nhiệt là t = 20oC. Xác định nhiệt dung riêng của chất lỏng, biết nhiệt dung riêng của thau là 400 J/kg.K. Đề HSG Cái Răng – Thới Lai – Vĩnh Thạnh 2014-2015 Bài 3: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m (kg), ban đầu chứa m (kg) nước ở . Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5°C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3°C. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc năm ca nước nóng như trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ ? Biết các ca nước nóng có nhiệt độ như nhau là t°C, mỗi ca chứa lượng nước là (kg). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Đề HSG Thốt Nốt 2014-2015 Bài 4: Một khối hợp kim gồm chì và kẽm có khối lượng m = 50 g ở nhiệt độ t1 = 136oC được cho vào một nhiệt lượng kế bằng nhôm khối lượng 34 g có chứa m’ = 100 g nước ở cùng nhiệt độ t2 = 14 oC . Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ đo được là t = 18oC. Tìm khối lượng của chì và kẽm trong khối hợp kim. Biết nhiệt dung riêng của nước, chì, kẽm và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.độ, 130 J/kg.độ, 380 J/kg.độ và 900 J/kg.độ. Coi sự mất mát nhiệt lượng không đáng kể. Đề HSG Cờ Đỏ 2013-2014 Bài 5 : Một bình cách nhiệt chứa 5 lít nước ở 40oC. Thả đồng thời vào bình một thỏi nhôm có khối lượng 5 kg ở nhiệt độ 100oC và một thỏi đồng có khối lượng 3 kg ở nhiệt độ 10oC. Tính nhiệt độ của nước trong bình khi có cân bằng nhiệt. Nhiệt dung riêng của nước, nhôm và đồng lần lượt là 4200 J/kg.K, 880 J/kg.K và 380 J/kg.K. Biết rằng trong trường hợp này, nước trong bình thu nhiệt và coi sự mất mát nhiệt lượng không đáng kể. Vĩnh Thạnh 2011, Ô môn 2014-2015 Bài 6: Bình A chứa 3 kg nước ở 200C, bình B chứa 4kg nước ở 300C. Đầu tiên trút một ca nước từ bình A sang bình B. Sau khi có cân bằng nhiệt trút hai ca nước từ bình B sang bình A. Nhiệt độ cân bằng của bình A là 240C. Tính nhiệt độ của bình B khi có cân bằng nhiệt và khối lượng 1 ca nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt nước với bình và sự thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài. Đề thi HSG Thốt Nốt 2013-2014 Bài 7: Một ấm điện bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở nhiệt độ 250C. Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì ấm điện có công suất là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là C1 = 880J/kg.K và 30% nhiệt toả ra môi trường xung quanh. Đề thi HSG Thốt Nốt 2012-2013 Bài 8: Một người dùng một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng M = 250g và ở nhiệt độ 300C để xác định nhiệt dung riêng C của dầu. Người này có một miếng kim loại nhưng không biết khối lượng m và nhiệt dung riêng C’ của nó. Lần thứ nhất, người này đỗ vào nhiệt lượng kế 200g nước ở nhiệt độ 300C. Sau đó, nung nóng miếng kim loại đến nhiệt độ sôi của nước và thả nhanh miếng kim loại vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp đo được là 43,30C Lần thứ hai, người này cũng đỗ vào nhiệt lượng kế (không có nước bên trong) 200g dầu ở nhiệt độ 300C. Sau đó, nung nóng miếng kim loại đến nhiệt độ sôi của nước và thả nhanh miếng kim loại vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp là 51,40C. Tính nhiệt dung riêng của dầu. Biết nhiệt dung riêng của nước và đồng lần lượt là C1= 4200J/kg.K và C2 = 380J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt qua môi trường xung quanh. Bài 9: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t1 = 230C. cho vào nhiệt lượng kế một lượng nước có khối lượng m(kg) ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 90C. tiếp tục đỗ thêm nhiệt lượng kế một chậu chất lỏng khác (không tác dụng hoá học với nước) có khối lượng 2m(kg) ở nhiệt độ t3 = 450C. Khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ giảm đi 100C so với nhiệt cân băng lần thứ nhất. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước là 900J/kg.K và 4200J/kg.K. Tính nhiệt dung riêng của chất lỏng đổ thêm vào nhiệt lượng kế. Bỏ qua mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 10: Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1 , ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng có khối lượng m2 thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5oC. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng có khối lượng m2 nữa vào nhiệt lượng kế thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3oC. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ ? Biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế là C1 , nhiệt dung riêng của nước là C2 . Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh. Bài 11: Có một bình nhiệt lượng kế đựng M = 120g nước ở nhiệt độ t0 và hai viên bi bằng đồng giống hệt nhau được giữ ở nhiệt độ t = 900C. Thả viên bi thứ nhất vào bình nhiệt lượng kế, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1 = 200C. Sau đó tiếp tục thả viên bi thứ hai vào bình thì nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là t2 = 250C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh và bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với nhiệt lượng kế. Biết nhiệt dung riêng của nước và của đồng lần lượt là C1 = 4180 J/kg.K và C2 = 380 J/kg.K. 1. Tính khối lượng của mỗi viên bi đồng. 2. Tính nhiệt độ ban đầu t0 của nước. Bài 12: Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng m1, nhiệt dung riêng C1, nhiệt độ t1 = 100 0C vào một bình chứa chất lỏng. Chất lỏng trong bình có khối lượng m2, nhiệt dung riêng C2, nhiệt độ t2 = 20 0C. Nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là t = 25 0C. Nếu tiếp tục thả bốn quả cầu như trên vào bình thì nhiệt độ của hệ thống khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu ? Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa chất lỏng và môi trường xung quanh. Biết rằng, bình đựng chất lỏng đủ lớn để khi thả các quả cầu vào bình, chất lỏng trong bình không tràn ra ngoài. Bài 13 : Có hai bình cách nhiệt đủ lớn, chứa nước. Khối lượng nước m ở hai bình bằng nhau. Nước ở bình 1 có nhiệt độ t1 và nước ở bình 2 có nhiệt độ t2. Lúc đầu, người ta rót một nửa lượng nước trong bình 1 sang bình 2, khi đã cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ nước trong bình 2 tăng gấp đôi nhiệt độ ban đầu. Sau đó, người ta lại rót một nửa lượng nước đang có tr
Tài liệu đính kèm: