ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TIN HỌC A. LÝ THUYẾT 1.So sánh lệnh Write và Writeln. Lệnh Writeln (:n:m) trong Pascal được dùng để làm gì? Trả lời:* So sánh lệnh Write và Writeln: -Giống nhau: + Đều in thông tin ra màn hình (có thể in thông tin dạng văn bản hoặc số. + Văn bản in ra phải được đặt trong cặp dấu nháy đơn. -Khác nhau: + Với thủ tục write() sau khi đưa kết quả con trỏ ở cuối dòng văn bản. + Thủ tục writeln() sau khi đưa kết quả con trỏ chuyển xuống đầu dòng tiếp theo. * Câu lệnh Pascal writeln(:n:m) được dùng để điều khiển cách in các số thực trên màn hình; trong đó giá trị thực là số hay biểu thức số thực và n, m là các số tự nhiên. n là độ rộng (tính bằng số chữ số) được in ra với m là số chữ số thập phân. Lưu ý rằng các kết quả in ra màn hình được căn thẳng lề phải. 2. So sánh biến và hằng. Nêu cách khai báo biến và hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Trả lời: So sánh : -Giống nhau : + biến và hằng đều là đại lượng lưu trữ dữ liệu. + Hai đại lượng này đều phải khai báo mới sử dụng được. -Khác nhau : +Hằng : giá trị của hằng không thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. +Biến : giá trị của biến có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. -Cách khai báo biến: Var : ; Ví dụ Var a, b: real; C: string; -Cách khai báo hằng: Const =; Ví dụ: const pi =3.14; 3. Nêu cấu trúc chung của một chương trình Cấu trúc chung của một chương trình gồm: - Phần khai báo thường gồm các câu lệnh dùng để: + Khai báo tên chương trình. + Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn có thể sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác. - Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có. Phần khai báo có thể có hoặc không. Tuy nhiên, nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt trước phần thân chương trình. 4.Xác định bài toán là gì? Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu(thông tin vào-INPUT) và các kết quả cần thu được(thông tin ra-OUTPUT). 5. Hãy nêu các bước giải một bài toán trên máy tính. Gồm có 3 bước: -Xác định bài toán: +Xác định thông tin đã cho(INPUT) +Thông tin cần tìm(OUTPUT) -Mô tả thuật toán : Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần thực hiện. -Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình. 6. Thuật toán là gì? Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để nhận được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước. 7. Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để làm gì? Hãy nêu các dạng của cấu trúc rẽ nhánh. Vẽ sơ đồ minh họa. - Cấu trúc dùng để mô tả các mệnh đề được gọi là cấu trúc rẽ nhánh -Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy thực hiện các hoạt động khác nhau tùy theo một điều kiện cụ thể có được thỏa mãn hay không. -Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: +Dạng thiếu. +Dạng đầy đủ. 8. Nêu công dụng và cú pháp của lệnh IF trong Pascal. Câu lệnh điều kiện dạng thiếu trong Pascal: -Cú pháp: If then ; -Công dụng: Khi gặp câu lệnh này, chương trình này sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa then. Ngược lại, câu lệnh bị bỏ qua. Câu lệnh điều kiện dạng đủ trong Pascal: -Cú pháp: If then else ; -Công dụng: Với câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thỏa mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then. Trong trường hợp ngược lai, câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. B.Thuật toán: 1.Input: n thuộc Z Output: n có phải là số nguyên tố hay không? B1: iß2. B2: nếu n>1 và i> sqrt(n) thì n là số nguyên tố. kết thúc B3: nếu n <= 1 hoặc n chia hết cho I thì n không phải số nguyên tố. kết thúc. B4: i:=i+1, về bước2 2.Input: n thuộc Z Output: tất cả các số nguyên tố từ 2 đến n B1:a:=2 B2: nếu a>n thì kết thúc B3: b:=2 B4: nếu a<1 hoặc a chia hết b thì đến bước7 B5:nếu b> sqrt(a) thì thông báo a, đến b7 B6 b:=b+1, về b4 B7 a:=a+1, về b2 3.Input: số nguyên dương n cho trước Output: tất cả các ước số của n i ß1 nếu i> n thì THÔNG BÁO ƯỚC kết thúc nếu n chia hết cho i thì thông báo I và -I iß i+1.quay lại B2 4.Input: a1,a2,.,an. là một dãy số nguyên cho trước Output: tính s=a1+a2+.+an iß1,sß0 nếu i>n thì thôngbáo S. Kết thúc sßai+s. ißi+1.Quay lại B2 5.Input: dãy số nguyên cho trước:a1,..an. Output: số lớn nhất và số nhỏ nhất trong dãy đó iß1, max:=a1; min:=a1 nếu i>n thì thông báo max,min, kết thúc nếu ai>a(i+1) thì max:=a(i+1); nếu ai<a(i+1) thì min:=a(i+1); i:=I+1, về b2. 6.Input: dãy số nguyên cho trước: a1,..an Output: số các số chia hết cho 3 trong dãy đó. B1: i:=1, dem:=0 B2: nếu i>n thì thông báo dem. kết thúc B3: nếu ai mod 3=0 thì dem:=dem+1; B4: i:=i+1. Quay lại b2 7.Input: dãy số a gồm n số tự nhiên cho trước Output: tổng các stn có 3 chữ số trong dãy B1: s:=0, i:=1, B2: nếu i>n thì thông báo s. kết thúc B3: Nếu ai=100 thì S:=S+ai B4:I:=I+1, về b2 III. LẬP TRÌNH Câu 1: Tính chu vi và diện tích của các hình học cơ bản (tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật) const pi=3.14; var a,b,s,p,r,c,cv:real; begin //------hinh tam giac------// readln(a,b,c); if (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then p:=(a+b+c)/2; s:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); write(s:0:2); write((a+b+c):0:2); //----- hinh tron ------// readln(r); s:=r*r*pi; write(s:0:2); write((r*2*pi):0:2); //------hinh vuong --------// readln(a); s:=sqr(a); write(s:0:2); write((4*a):0:2); //---------hinh chu nhat---// readln(a,b); s:=a*b; write(s:0:2); write((2*a+2*b):0:2); end. Câu 3: var a,b,c,p,s: real; begin write('nhap canh thu nhat: ');readln(a); write('nhap canh thu hai: ');readln(b); write('nhap canh thu ba: ');readln(c); if (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then begin if (a=b) or (b=c) or (c=a) then write('tam giac can'); if (a=b) and (b=c) then write('tam giac deu'); if (a*a=b*b+c*c) or (b*b=a*a+c*c) or (c*c=a*a+b*b) then write('tam giac vuong'); p:=(a+b+c)/2; s:=sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c)); write('dien tich hinh tam giac la: ',s:0:2); write('chu vi hinh tam giac la: ',2*p); end else write('day khong phai la 3 canh cua tam giac'); end.
Tài liệu đính kèm: