Đề cương ôn tập học kì I Tin học lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Tin học lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Tin học lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 8 
Hoc kì I – Năm học: 2016 – 2017
Phần 1: Lập trình đơn giản
Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
	Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
	Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
	Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình
	Bài 5 Từ bài toán đến chương trình
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
	Hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Sau khi soạn thảo, ta nhấn tổ hợp nào để dịch và chạy chương trình
A. Alt + F9 	B. Ctrl + F6 	C. Ctrl + F9 	D. Alt + F6
Câu 2: Integer là kiểu dữ liệu?
A. Số nguyên 	B. Số thực 	C. Chuỗi	 D. Chữ
Câu 3: Cách chuyển biểu thức ax2 +bx+c nào sau đây là đúng
A. a*x2 +b*x+c 	B. a*x*x+b*x+c*x
C. a*x*x +b.x +c*x 	D. a*x*x + b*x+c
Câu 4: Kiểu dữ liệu String có phạm vi giá trị là
A. Một ký tự trong bảng chữ cái 	B. Xâu ký tự tối đa 522 ký tự
C. Xâu ký tự tối đa 525 ký tự 	D. Xâu ký tự tối đa 255 ký tự
Câu 5: Div là phép toán gì?
A. Chia lấy phần nguyên 	B. Chia lấy phần dư
C. Cộng 	D. Trừ
Câu 6: Lệnh Write tương tự như lệnh Writeln nhưng
A. Không đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo
B. Đưa con trỏ xuống đầu dòng tiếp theo
C. Bỏ trong dấu ngoặc đơn
D. Bỏ trong dấu ngoặc kép
Câu 7: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng
A. Const x:real;	B. Var 4hs: Integer	C. Var Tb : real;	D. Var R=30;
Câu 8: Trong một chương trình, có tất cả bao nhiêu từ khóa để khai báo biến?
A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 9: Câu lệnh Writeln(:n:m) giúp ta làm gì?
A. Điều khiển cách in số nguyên ra màn hình
B. Điều khiển cách in số thực ra màn hình
C. Điều khiển cách in chuỗi ra màn hình
D. Tất cả đều sai
Câu 10. Khởi động Turbo Pascal bằng cách: 
	A. Nháy phải chuột vào biểu tượng Turbo màn hình nền 
	B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Turbo trên màn hình nền 
	C. Nháy chuột vào biểu tượng Turbo trên màn hình nền 
	D. Nháy đúp chuột phải vào biểu tượng Turbo trên màn hình 
 Câu 12. Dãy kí tự 20n10 thuộc kiểu dữ liệu 
	A. Real 	B. Integer	 C. String 	D. Char 
Câu 13. Biểu thức toán học được biểu diễn trong Pascal là?
	A. (18-4)/(6+1-4) 	B. 18-4/6+1-4 	C. (18 - 4)/(6+1)-4 	D. (18-4)/6+1-4 
Câu 14. Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là: 
	A. Begin -> Program -> End 	B. Program -> End -> Begin 	
	C. End -> Program -> Begin 	D. Program -> Begin -> End 
Câu 15. Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ? 
A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c)	B (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c)
C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)	D. (a2 + b)(1 + c)3
Câu 16: Trong Pascal, với câu lệnh như sau: Writeln (‘KQ là:’, a); cái gì sẽ in ra màn hình?
A. Ket qua la: a	B. Không đưa ra gì cả
C. KQ la a	D. KQ la: 
Câu 27: Ngôn ngữ lập trình là
A) Chương trình máy tính	B) Một thuật toán
C) Môi trường lập trình	D) Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính
Câu 19: Quá trình giải bài toán trên máy tính theo trình tự các bước sau:
A. Xác định bài toán →Viết chương trình→Mô tả thuật toán.
B. Mô tả thuật toán→Viết chương trình→ Xác định bài toán.
C. Xác định bài toán →Mô tả thuật toán→Viết chương trình.
D. Viết chương trình→Mô tả thuật toán→ Xác định bài toán
Câu 20: Sau câu lệnh dưới đây thì giá trị của X là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 11:
if X>10 then X:=X+1; 
	A.11 B. 10 C. 9 D.12
B. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1: a, Em hãy cho biết các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình? 
 b, Trình bày các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình?
Câu 4: Hãy chỉ ra INPUT(đầu vào), OUTPUT(đầu ra) và mô tả thuật của bài toán: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx+c=0
 INPUT: Các số a, b, c
OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất
Bước 1: Nếu b=0 chuyển đến bước 3
Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x:=-c/b và chuyển đến bước 4.
Bước 3: Nếu c#0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0), thông báo phương trình vô số nghiệm.
Bước 4: Kết thúc.
Câu 5: Viết các biểu thức toán dưới đây bằng các kí hiệu trong Pascal: 
a. = 1/b+1/d 
b. = 1/x-a/5*(b+2)+a 
c. 20 x 4 – 20 + 10 = 20*4 – 20+10
d. ax2 + bx + c= a*x*x+b*x+c
e. (a2 + b)(1 + c)3 = (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c)	
f. 5x2 + 2x – 4x + 15 =5*x*x +2*x-4*x+15
g. = (18 - 4)/(6+1)-4 
h. a2x2 +bx+c = a*a*x*x+b*x+c
Các dạng Bài tập Chương trình PASCAL
1. Viết chương trình tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hai cạnh là a, b (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập hai cạnh vào hai biến a, b.
- Chu vi hình chữ nhật bằng 2*(a+b); Diện tích hình chữ nhật bằng a*b.
b. Bài giải:
Program Chu_nhat;
uses crt;
Var a, b, S, CV: real;
Begin
 Write('Nhap chieu dai:'); readln(a);
 Write('Nhap chieu rong:'); readln(b);
 S := a*b;
 CV := (a+b)*2;
 Writeln('Dien tich hinh chu nhat la:',S);
 Writeln('Chu vi hinh chu nhat la:',CV:10:2);
 readln
end.
2. Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh a (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập cạnh vào biến canh.
- Chu vi hình vuông bằng 4*canh; Diện tích hình vuông bằng canh*canh.
b. Bài giải:
Program HINH_VUONG;
uses crt;
Var canh: real;
Begin
 clrscr;
 Write('Nhap do dai canh:');readln(canh);
 Writeln('Chu vi hinh vuong la:',4*canh:10:2);
 Writeln('Dien tich hinh vuong la:',canh*canh:10:2);
 readln
end.
3. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r (được nhập từ bàn phím).
a. Hướng dẫn:
- Nhập bán kính vào biến r.
- Chu vi đường tròn bằng 2*p*r.
- Diện tích hình tròn bằng p*r*r.
b. Bài giải:
Program HINH_TRON;
uses crt;
Var r: real;
Begin
 clrscr;
 Write('Nhap ban kinh:'); readln(r);
 Writeln('Chu vi duong tron la:',2*pi*r:10:2);
 Writeln('Dien tich hinh tron la:',pi*r*r:10:2);
 readln
end.
4. Viết chương trình cho phép tính trung bình cộng của bốn số.
a. Hướng dẫn:
- Nhập bốn số vào bốn biến a, b, c, d
- Trung bình cộng của a, b, c, d bằng (a + b + c + d)/4.
b. Bài giải:
Program TB_Cong_4_So;
uses crt;
Var a, b, c, d: real;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so thu nhat:');readln(a);
 Write('Nhap so thu hai:');readln(b);
 Write('Nhap so thu ba:');readln(c);
 Write('Nhap so thu tu:');readln(d);
 Writeln('Trung binh cong: ',(a+b+c+d)/4):10:2;
 Readln
end.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Tin_hoc_8_HK1_1617.doc