Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 phần Văn bản

doc 32 trang Người đăng dothuong Lượt xem 815Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 phần Văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 phần Văn bản
I. PHẦN THỨ NHẤT: VĂN HỌC.
I. CỤM BÀI VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Tác giả Lê Anh Trà.
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào?
Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc.
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác?
Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng về lối sống giản dị của Bác.
 + Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, chỉ có vẻn vẹn vài phòng.
 + Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi.
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa muối,
4. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng vô cùng thanh cao và giản dị.
+ Cách sống như câu chuyện thần thoại, như một vị tiên hết mức giản dị và tiết chế.
+ Đây không là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm cái vui trong cuộc đời nghèo khổ;
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ:cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên.
5. Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước nào? Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
- Ga-bri-en Gắc-xi-a Mac-két là nhà văn nước Cô-lôm-bi-a.
- Hoàn cảnh ra đời văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”: thánh 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình cho thế giới.
6. Vì sao chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất?
Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất vì:
+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hũy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
+ Chi phí cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người; cho thấy tính chất phi lí của nó.
+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
7. Qua văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” , hãy nêu tình trạng trẻ em trên thế giới.
Tình trạng trẻ em trên thế giới.
- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, sự chiếm đóng của nước ngoài.
- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.
- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật.
8. Nội dung chính của văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn , quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”?
Nội dung:
Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển của trẻ em, vì tương lai của nhân loại.
II. CỤM TRUYỆN, THƠ TRUNG ĐẠI:
1. Cho biết tác giả của các văn bản sau:
Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên gặp nạn, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Chị em Thúy Kiều.
Tác giả của các văn bản:
Chuyện người con gái Nam Xương 	 Nguyễn Dữ.
Hoàng Lê nhất thống chí 	 Ngô gia văn phái.
Lục Vân Tiên gặp nạn 	 Nguyễn Đình Chiểu.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh 	 Phạm Đình Hổ.
Chị em Thúy Kiều. 	 Nguyễn Du.
2. Sắp xếp các tác phẩm sau theo thứ tự thời gian sáng tác trước – sau.
Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê nhất thống chí, Lục Vân Tiên, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.
3. Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
Tính cách của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
+ Là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình: giữ gìn khuôn phép trước người chồng hay ghen, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hòa.
+ Đảm đang, tháo vát: ân cần dặn dò chồng, lo lắng cho gia đình thay chồng.
+ Là người mẹ hiền, dâu thảo: vừa nuôi con nhỏ, vừa lo cho mẹ chồng; lời trăng trối của mẹ chồng đã ca ngợi và ghi nhận công lao của nàng.
+ Là người vợ yêu chồng, hết lòng thủy chung với chồng: thương nhớ chồng theo tháng năm dài, không trang điểm, 
4. Vì sao nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” phải chịu nỗi oan khuất?
Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” phải chịu nỗi oan khuất vì:
+ Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng: Trương Sinh “Xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Sự cách bức này tạo cái thế cho Trương Sinh bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến.
+ Tình huống bất ngờ: lời con trẻ chứa đầy những điều đáng ngờ.
+ Tính cách của Trương Sinh: đa nghi; lại thêm tâm trạng khi đi lính về nặng nề, không vui vì mẹ mất.
+ Cách cư xử hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh: không bình tĩnh để phán đoán, phân tích, không nghe vợ phân trần, không tin cả những người hàng xóm nàng.
5. Diễn biến tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan.
Tâm trạng của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan:
- Phân trần để chồng hiểu rõ, khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng; tìm cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
- Đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công; thấy hạnh phúc tan vỡ, tình yêu không còn.
- Tuyệt vọng, đắng cay, tự trẫm mình để bảo toàn danh dự.
6. Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm thể hiện điều gì?
Tác giả đưa vào nhiều yếu tố kì ảo nhằm: 
+ Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng.
+ Tăng thêm tính bi kịch và khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ; làm tăng thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm.
7. Đọc thêm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
8. Giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí”? Thể loại của tác phẩm?
- Giải thích nhan đề: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê.
- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
9. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Hình ảnh của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán. 
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
- Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dụng binh như thần.
- Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
10. Qua văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí”, em hãy nêu sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
a) Sự thất bại thảm hại của tướng sĩ nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình; kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch. Khi quân Tây Sơn đến lại khiếp sợ, vội trốn chạy thoát thân.
- Quân sĩ thì hoảng sợ, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, xô đẩy nhau rơi xuống sông, chết như rạ. 
b) Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.
- Chịu nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin.
- Khi quân Tây Sơn đến, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân; bám chân của giặc và chết nơi đất khách. . .
11. Nội dung của “Truyện Kiều”?
Nội dung của “Truyện Kiều”:
- Giá trị hiện thực: Bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: Tố cáo, lên án những thế lực xấu xa; thương cảm trước số phận bi kịch của con người; khẳng định, đề cao, tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
12. 
“ Mai cốt cách thuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung, nghệ thuật hai câu thơ trên.
a) Hai câu thơ trên trích từ đoạn “Chị em Thúy Kiều” hoặc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b) Nội dung: Giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của hai chị em Thúy Kiều và nét riêng từng người.
Nghệ thuật: Ẩn dụ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”; bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi tả.
13. Phân tích nội dung, nghệ thuật của bốn câu thơ sau:
“ Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
Vẻ đẹp của Thúy Vân.
- Từ “Trang trọng” à Vẻ đẹp cao sang, quí phái, đoan trang.
- Liệt kê: khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói 
Kết hợp dùng từ “đầy đặn, nở nang, đoan trang” làm nổi bật vẻ đẹp riêng của Thúy Vân.
- Ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. à Thể hiện vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quí phái.
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang”.
=> Chân dung mang tính cách, số phận. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với thiên nhiên nên Thúy Vân có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
14. Phân tích vẻ đẹp về nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều.
Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn. 
Tác giả khái quát đặc điểm của nhân vật: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nàng “sắc sảo” về trí tuệ và “mặn mà” về tâm hồn.
- Vẻ đẹp của Kiều:
+ Không như tả Thúy Vân một cách cụ thể, chi tiết, khi tả Kiều tác giả tập trung vào đôi mắt vì đôi mắt thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi. Đôi mắt tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. 
Ẩn dụ: “làn thu thủy” đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
 “nét xuân sơn” sự thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
+ Vẻ đẹp mang tính cách, số phận; không hòa hợp, làm cho thiên nhiên phải ghen ghét, đố kị. 
Nhân hóa “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
+ Vẻ đẹp làm người say đắm. 
Dùng điển cố, điển tích “một hai nghiêng nước nghiêng thành”.
- Tài của Kiều:
+ Đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm, kì, thi, họa.
+ Tài đàn là sở trường, năng khiếu “nghề riêng”, vượt lên trên mọi người “ăn đứt”.
+ Tài đã thể hiện cái tâm của nàng: một trái tim đa sầu, đa cảm.
=> Vẻ đẹp của Kiều là cả nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
15. Phân tích bốn câu thơ:
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
- Hai câu thơ đầu: 
+ Hình ảnh: “én đưa thoi” vừa gợi thời gian qua nhanh, vừa gợi cảnh những con chim én rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng, rộng lớn.
+ Ánh sáng đẹp của ngày xuân “thiều quang” đã qua tháng ba. Đang ở trong xuân nhưng có tâm trạng tiếc xuân “đã ngoài”.
- Hai câu cuối:
+ Hình ảnh: “cỏ non” sức sống tươi trẻ của mùa xuân; “hoa lê trắng điểm” à sự mới mẻ, tinh khôi
+ Màu sắc: “xanh tận chân trời” xanh của cỏ, xanh của trời tạo sự khoáng đạt, trong trẻo; “trắng điểm” của hoa lê gợi sự nhẹ nhàng, thanh khiết.
+ Dùng từ “điểm” à Sự vật trong cảnh như có hồn, sinh động chứ không tĩnh tại. 
=> Tác giả chọn lọc hình ảnh tiêu biểu, vừa gợi vừa tả.
16. Phân tích sáu câu thơ sau:
“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Gợi tả khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
- Vẫn là cái thanh, cái dịu của mùa xuân nhưng có sự thay đổi.
+ Không gian, thời gian
+ Không khí không còn rộn ràng, nhộn nhịp
+ Cảnh sắc nhạt dần, lặng dần
+ Chuyển động đều đặn, nhẹ nhàng: 
“Bóng ngả về tây”, “thơ thẩn”, 
- Tâm trạng con người bâng khuâng, xao xuyến, lưu luyến.
- Dùng từ láy vừa tả cảnh, tả chuyển động vừa gợi tâm trạng: 
“tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao”.
17. Phân tích sáu câu thơ đầu của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều:
 “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
 Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”
- Ẩn dụ: “khóa xuân” à Kiều đang bị giam lỏng.
- Liệt kê kết hợp từ trái nghĩa: “non xa, trăng gần” à Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Dùng từ ghép, từ láy: “bốn bề bát ngát” à Sự rợn ngợp của không gian mênh mông. 
- Hình ảnh: “cát vàng, bụi hồng” vừa tả thực vừa mang tính ước lệ, cảnh nhiều đường nét, ngổn ngang như tâm trạng của Kiều.
- Ần dụ: “mây sớm, đèn khuya” à Thời gian tuần hoàn, khép kín; thời gian cùng với không gian như đang giam hãm con người. Kiều ở trong hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
- So sánh: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” à Trước cảnh, Kiều càng buồn cho thân phận của mình.
18. Qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hãy làm rõ tâm trạng thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều?
a- Kiều nhớ đến Kim Trọng:
+ Phù hợp với quy luật tâm lí: Kiều luôn day dứt, tự trách mình là người phụ tình của Kim Trọng. Và đây là sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du.
+ Nhiều hình ảnh ẩn dụ: 
“chén đồng” à Kiều luôn nhớ đến lời thề đôi lứa.
“tin sương” à Kiều tưởng tượng cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, chờ đợi một cách vô ích.
“tấm son” à vừa là tấm lòng thương nhớ của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ nguôi, vừa là tấm lòng son của Kiều bị hoen ố, không bao giờ gột rửa được.
=> Nhớ về Kim Trọng trong tâm trạng đau đớn, xót xa.
b- Kiều nhớ về cha mẹ.
+ Thương cha mẹ sáng chiều ngóng tin con.
+ Thành ngữ: “Quạt nồng ấp lạnh” à Xót xa, lo lắng khi mình không chăm sóc cho cha mẹ được.
+ Điển cố: “sân lai, gốc tử” à sự thay đổi, sự tàn phá của thời gian làm cho cha mẹ ngày càng già yếu.
=> Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.
Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của mình để nghĩ về Kim trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
19. Phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Tả cảnh ngụ tình.
- Cảnh buổi chiều bên bờ biển, với những cánh buồm thấp thoáng à nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cha mẹ; mong được sum họp
- Cảnh hoa trôi giữa dòng thác à Sự cô đơn, buồn cho thân phận trôi nổi, bấp bênh giữa dòng đời.
- Cảnh nội cỏ mênh mông với một màu xanh rầu rầu à nỗi buồn man mác, buồn cho cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt.
- Cảnh gió cuốn và tiếng sóng quanh ghế ngồi à lo cho cuộc đời sẽ gặp nhiều bất trắc.
- Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: “ngọn nước, hoa, gió , sóng”
+ Từ láy: “thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm”
+ Điệp ngữ: “buồn trông” như là một điệp khúc của thơ, của tâm trạng.
+ Câu hỏi tu từ: “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
20. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, hãy phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên.
a) Hình ảnh Lục Vân Tiên khi đánh cướp:
- Tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa.
- Hình ảnh mang vẻ đẹp của người dũng tướng.
- Là người có cái đức, cái tài của bậc anh hùng; bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.
b) Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
- Chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.
- Từ tâm, nhân hậu, tìm cách an ủi người bị nạn.
- Làm ơn vô tư, hành động nghĩa hiệp: Từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga.
- Quan niệm: làm việc nghĩa như là bổn phận, một lẽ tự nhiên. Cách cư xử của bậc anh hùng hảo hán.
=> Lục Vân Tiên là hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
21. Qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào?
Nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga.
- Là cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: qua lời nói, cách xưng hô với Lục Vân Tiên thật khiêm nhường: “quân tử”, “tiện thiếp”.
- Cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân tiên: “Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào thơ”.
- Thể hiện sự cảm kích, xúc động của mình dành cho Lục Vân tiên: 
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiệp lạy rồi sẽ thưa”.
- Ý thức và chịu ơn rất trọng của Lục Vân Tiên, không chỉ cứu mạng mà cứu cả cuộc đời trong trắng ( còn quí hơn tính mạng)
“ Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”
- Băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng đền đáp đến mấy cũng không đủ:
“Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”
=> Nét đẹp tâm hồn đó là đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.
22. 
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
a) Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm (hoặc đoạn trích) nào? Cho biết tác giả?
b) Nội dung hai câu thơ trên?
a) Hai câu thơ trên trích từ đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” hoặc từ tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
Nội dung: Thể hiện quan niệm thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùng (làm việc nghĩa như là bổn phận, một lẽ tự nhiên).
23. Nêu: những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu. (Tự nêu)
III. CỤM THƠ HIỆN ĐẠI:
1. Cho biết năm sáng tác và tác giả của các tác phẩm sau:
Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng.
	Tác phẩm	Tác giả	Năm sáng tác
	Đồng chí	Chính Hữu	1948
	Bài thơ về tiểu đội xe không kính	Phạm Tiến Duật	1969
	Đoàn thuyền đánh cá	Huy Cận	1958
	Bếp lửa	Bằng Việt	1963
	Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ	Nguyễn Khoa Điềm	1971
	Ánh trăng	Nguyễn Duy	1978
2. Chủ đề của bài thơ “Đồng chí”?
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
3. a) Chép lại 6 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”.
 b) Cho biết tác giả? Nội dung chính của 6 câu thơ trên.
a) 
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
b) Tác giả: Chính Hữu. 
Nội dung của 6 câu thơ: Cơ sở hình thành tình đồng chí.
4. Phân tích đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!”
Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Bắt nguồn từ cùng chung cảnh ngộ, xuất thân là nông dân nghèo.
+ Dùng thành ngữ: “nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” à vùng đất bạc màu.
- Cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ “chẳng hẹn” lại “quen nhau”
- Bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ gian lao cũng như niềm vui.
+ Điệp từ, ẩn dụ: “Súng”, “đầu”
- Tình đồng chí còn bắt nguồn từ mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt “ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
- Dòng thơ đặc biệt, tạo một nốt nhấn, như một lời khẳng định về tình đồng chí. “Đồng chí!”

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_phan_van_ban_ngu_van_9.doc