Đề cương ôn tập môn sinh - 10

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1460Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn sinh - 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn sinh - 10
Câu 1: Cấu trúc và đặc tính lí, hoá và vai trò của nước.
Cấu trúc và đặc tính lí, hoá của nước:
- Thành phần nguyên tố: 2 nguyên tử H kết hợp với 1 nguyên tử O bằng các liên kết cộng hoá trị.
- Tính phân cực: do đôi electron dùng chung bị kéo lệch về phía O nên phân tử nước có 2đầu tích điện trái dấu (H7.1).
- Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mạng lưới nước- nhờ các liên kết yếu (liên kết hiđrô).
Vai trò của nước đối với tế bào:
- Thành phần cấu tạo tế bào,cơ thể (chủ yếu ở chất nguyên sinh).
- Là nguyên liệu phản ứng.
- Là dung môi hoà tan các chất -> trao đổi chất qua màng.
- Là môi trường phản ứng.
- Trao đổi nhiệt -> điều hoà thân nhiệt.
- Nước liên kết bảo vệ cấu trúc tế bào.
- Môi trường sống của sinh vật.
Câu 2: Cấu trúc, chức năng của AND
	Cấu trúc của ADN:
- ADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào. 
- ADN là một axit hữu cơ có chứa các nguyên tố A,H,O,N và P.
- Phân tử ADN gồm hai mạch pôlynuclêôtit xoắn lại quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 thang dây xoắn.
- Mỗi mạch là một mạch pôlynuclêôtit, các nuclêôtit trên mỗi mạch liên kết với nhau bằng liên kết cọng hoá trị.
- Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo NTBS.
+ NTBS: Một bazơ lớn liên kết với một bazơ có kích thước bé và ngược lại.
+ Theo NTBS: A luôn liên kết với T và ngược lại; G luôn liên kết với X và ngược lại.
Vì vậy trong phân tử ADN: A = T và G = X
- Mỗi bậc thang là 1 cặp bazơ nitric, tay thang là các phân tử đường và axit phôtphoric xếp xen kẽ nhau.
- Khoảng cách 2 cặp bazơ là 3.4A0.
- Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu có chiều cao 34A0.
	Chức năng của ADN:
- Nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt nhau ở số lượng thành phần trật tự các nuclêôtit.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
- ADN bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Thông tin di truyền lưu giữ trong phân tử ADN dưới dạng trình tự, số lượng, thành phần của các nuclêôtit.
+ Trình tự các nu trong ADN quy định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
+ Thông tin di truyền trên ADN được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự tự nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.
Câu 3: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.
	Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
- Cấu tạo phức tạp.
- Có nhân chính thức.
- Thành TB có chất đặc trưng.
- Gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau.
- Kích thước lớn.
- Có nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau.
- Cấu tạo NST điển hình: có ADN và prôtêin histol.
- VCDT gồm NST trong nhân và ADN trong 1 số bào quan.
	Tế bào nhân sơ:
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng lọc.
- Kích thước tế bào rất nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực).
Do kích thước tế bào nhỏ nên:
+ Tỷ lệ S/V lớn tốc độ trao dổi chất với môi trường nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh.
+ Khả năng phân chia nhanh, số lượng tế bào tăng nhanh.
Câu 4: Cấu trúc, chức năng của ti thể, lục lạp, màng sinh chất
	V. Ty thể:
1. Cấu trúc:
- Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp khúc.
- Giữa 2 lớp màng là xoang ngoài: kho ion H+.
- Xoang trong: chất nền dạng bán lỏng- chứa ADN và ribôxôm.
2. Chức năng:
- Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. 
- Di truyền ngoài nhân.
VI. Lục lạp:
1. Cấu trúc:
- Là bào quan lớn, chỉ có ở tế bào thực vật.
- Có 2 lớp màng bao bọc đều trơn nhẵn.
- Bên trong chứa chất nền( có ADN và ribôxôm) và các Grana(do các túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau- tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp).
2. Chức năng:
- Là nơi diễn ra quá trình quang hợp.
- Di truyền ngoài nhân.
Câu 5: Các hình thức vận chuyển của các chất qua màng sinh chất
I. Vận chuyển thụ động:
1. Khái niệm.
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
2. Các cách vận chuyển:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép: Chất không phân cực, có kích thước nhỏ.
- Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng: Chất phân cực, có kích thước lớn.
- Sự khuếch tán của phân tử nước qua màng sinh chất gọi là sự thẩm thấu.
Tốc độ khuếch tán phụ thuộc:
+ Đặc tính lý hoá của các chất.
+ Chênh lệch nồng độ các chất giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào.
Môi trường
Nồng độ chất tan
Sự di chuyển chất tan
ưu trương
ở môi trường ngoài > ở trong tế bào
Chất tan từ ngoài vào tế bào
Nhược trương
ở môi trường ngoài < ở trong tế bào
Chất tan ở ngoài không vào tế bào được
Đẳng trương
ở môi trường ngoài = ở trong tế bào
Không trao đổi
II. vận chuyển chủ động:
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- Cần tiêu tốn năng lượng
III. Nhập bào và xuất bào:
- Nhập bào:
+ Vận chuyển các chất vào trong tế bào bằng cách biến dạng màng tế bào.
+ Các kiểu nhập bào: Thực bào và ẩm bào.
- Xuất bào: Vận chuyển các chất ra khỏi tế bào cách ngược lại với nhập bào.
Câu 6: Khái niệm, cấu tạo, cách truyền năng lượng của ATP
Câu 7: Kí hiệu, cấu trúc, cơ chế tác động vài đặc tính của enzim
1. Cấu trúc của enzim:
- Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
- Enzim có bản chất là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác không phải là prôtêin.
- Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất mà nó tác động. 
2. Cơ chế tác động của enzim:
- Enzim liên kết với cơ chấtđ enzim-cơ chấtđ giải phóng enzim và tạo cơ chất mới.
- Do cấu trúc của trung tâm hoạt động của enzim mỗi loại enzim chỉ tác động lên 1 loại cơ chất nhất định- Tính đặc thù của enzim.
3. Đặc tính của enzim:
- Hoạt tính mạnh: cao hơn chất xúc tác hóa học.
- Tính chuyên hóa cao: mỗi enzim chỉ tác dụng với 1 hoặc 1 số loại cơ chất.
 Câu 8: Các giai đoạn hô hấp của tế bào
1) Đường phân:
- Xảy ra trong bào tương( chất nguyên sinh).
- Nguyên liệu là đường glucôzơ,ADP,NAD,Pi.
- Kết quả: Từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra 2 phân tử axit pyruvic( C3H4O3 ), 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP(thực chất 4 ATP, sử dụng 2 ATP). 
2) Chu trình Crep:
- Xảy ra trong chất nền của ty thể.
- Nguyên liệu: axit pyruvic đ axêtyl-CoA(và tạo ra 2 phân tử NADH và 2 phân tử CO2).
- Axêtyl-CoA đi vào chu trình Crep bị phân giải hoàn toàn tới CO2.
- Kết quả: tạo ra 6 NADH, 2 ATP, 2 FADH2 , 4 CO2.
3. Chuỗi truyền êlectron hô hấp:
- Xảy ra ở màng trong ty thể.
- Nguyên liệu: 10NADH, 2FADH2 (6O2, 34 Pi, 34 ADP).
- Giai đoạn 3 tạo nhiều ATP nhất (34 ATP).
- Kết quả 3 giai đoạn: tạo 38 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP). 
4. Sơ đồ tổng quát:
- Sơ đồ trang 81.
- Thực chất: đường phân, Crep, chuỗi truyền electron hô hấp là 3 chặng nối tiếp nhau trong quá trình hô hấp hiếu khí, năng lượng được giải phóng dần dần.

Tài liệu đính kèm:

  • docSInh_hoc.doc