Bài giảng Bài 6: Axit Nuclêic

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1416Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Bài 6: Axit Nuclêic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 6: Axit Nuclêic
NỘI DUNG ÔN TẬP SINH HỌC 10 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 (Kiểm tra theo hình thức tự luận)
BÀI 6: AXIT NUCLÊIC
1.Cấu tạo và chức năng của AND(Axit đêôxiribônuclêic)
Cấu trúc hóa học
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.
+ Cấu tạo của một nuclêôtit gồm 3 thành phần:
 Đường pentôzơ( 5 cacbon C5H10O4)
 Nhóm phôtphat(H3PO4)
 Một trong 4 loại bazơ nitơ(A, T, G, X)
- Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định 5’ - 3’ tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit.
- Phân tử ADN gồm 2 chuỗi pôlynuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô giữa các bazơ nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung:
	+ A - T bằng 2 liên kết hiđrô.
	+ G - X bằng 3 liên kết hiđrô.
Bazơ có kích thước lớn (A,G) liên kết với bazơ có kích thước bé ( T,X)cùng hóa trị à làm cho phân tử ADN khá bền vững và linh hoạt (dễ dàng tách 2 chuỗi trong quá trình nhân đôi và phiên mã).
Cấu trúc không gian:
- 2 chuỗi pôlynuclêôtit của ADN xoắn lại quanh một trục , tạo nên xoắn kép đều đặn giống một cầu thang xoắn.
- Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là liên kết hoá trị giữa đường và axit phôphoric.
- Chiều dài của một cặp bazơ là 3,4A0
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit, 
- Đường kính vòng xoắn là 20A0
Chức năng của ADN:
- Lưu giữ, bảo quản, và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Thông tin di truyền lưu giữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng và trình tự các nuclêôtit.
+ Trình tự các nuclêôtit trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axitamin trong chuỗi polypeptit.
+ Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào.
- Làm khuôn để tổng hợp ARN.
2. Mối quan hệ giữa ADN, ARN, Prôtêin.
ADN 	ARN	Prôtein	 Tính trạng
3. Bài tập về ADN: 
- Cách tính chiều dài của ADN, số nuclêôtit từng loại của ADN.
Gọi:
N là tổng số nuclêôtit của AND
L là chiều dài của của AND
1 mm = 107 (A0); 1A0= 10 -7mm
M là khối lượng phân tử của AND
H là tổng số liên kết hidro của AND
P là tổng số liên kết photphodieste giữa các nuclêôtit của AND
A, T, G, X lần lượt là số nuclêôtit loại Adenin, Timin, Guanin, Xitozin của ADN
Ta có các công thức:
L = . 3,4A0( vì mỗi nu dài 3,4A0 mà ADN gồm 2 mạch chạy song song)
M = N.300 đvC ( vì mỗi nu có khối lượng trung bình là 300đvC)
H = 2A + 3G
P = N - 2 ( P là tổng số liên kết photphodieste của ADN mạch hở)
P = N ( P là tổng số liên kết photphodieste của ADN mạch vòng)
Số nuclêôtit từng loại ( A, T, G, X) của ADN : N = A + T+ G+ X
Theo nguyên tắc bổ sung : A luôn liên kết với T 
 G luôn liên kết với X
à %A = % T nên A = T = % A.N 
 %G = % X nên G = X = %G.N 
à N = 2A+2G = 2T + 2X
Bài tập : Cho một đoạn ADN ( tương ứng với gen A) có 3000 nucleotit, trong đó nucleotit loại Ađênin chiếm 20%. Hãy xác định :
- Chiều dài của đoạn gen A.
- Khối lượng phân tử đoạn gen A
- Số nucleotit từng loại của gen A
- Số liên kết H của gen A
- Số liên kết phosphodieste giữa các nucleotit của gen A
 Giải :
Chiều dài đoạn gen A
L = (N :2). 3,4A0 = (3000 :2). 3,4A0 = 5100A0
Khối lượng phân tử của đoạn gen A :
M = N. 300đvC= 3000.300 = 900000 đvC
Số nucleotit từng loại của gen A
Theo nguyên tắc bổ sung thì A luôn liên kết với T
 G luôn liên kết với X
Số % của A = % T và số %G = %X
A = T = %A. N = x 3000 = 600nucleotit
Mà N = 2A + 2G à G= X = (3000 – 2A): 2 = 900nucleotit
Số liên kết H của gen A 
H = 2A+ 3G = 2.600 + 3.900 = 3900 liên kết
Số liên kết phosphoeste giữa các nucleotit của gen A:
P = N – 2 = 300- 2 = 2998 liên kết
BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC
Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
Kích thước lớn, cấu tạo phức tạp
Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và nhân
Nhân có màng bao bọc gọi là nhân thực, có bộ.
Chất nguyên sinh có hệ thống nội màng
Các bào quan đã có màng bao bọc
Tế bào nhân thực
Các BQuan
Nhân
MSC
Lưới nội c
Ti thể
BM Gôngi
Ribôxôm
Lục lạp
Không bào
Lizôxôm
2. Cấu tạo và chức năng của bào quan nhân tế bào và ribôxôm.
Nhân tế bào
a.Cấu trúc: Chủ yếu hình cầu đường kính 5m
- Màng nhân
 + Được bao bọc bởi 2 lớp màng / màng kép trên màng có các lỗ nhân
 + Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc ( AND liên kết với prôtêi histon) và nhân con
- Nhân con (hạch nhân)Protein + rARN
 + Đặc điểm: Là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần còn lại của chất nhiễm sắc. 
 +Cấu tạo hoá học: Gồm chủ yếu là protein (80% - 85%) và rARN
b.Chức năng
- Là nơi lưu trữ, bảo quản và truyền đạt toàn bộ thông tin di truyền đặc trưng của loài
- Điều khiển mọi hoạt động của tế bào thông qua sự điều khiển sinh tổng hợp prôtêin.
Riboxome
a.Hình thái:
-Là bào quan không có màng bao bọc
-Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng triệu ribosome. 
b.Cấu trúc: 
-Thành phần hoá học chủ yếu là rARN và protein.
Chức năng: Là nơi chuyên tổng hợp protein của tế bào.
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Phân biệt 3 hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất về cơ chế, đối tượng vận chuyển và sự tiêu tốn năng lượng.
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ động
Nhập bào và xuất bào
Cơ chế
Khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao dến nơi có nồng độ thấp.
Ngược qui luật khuếch tán (là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao(ngược dốc nồng độ) và có sự tiêu tốn năng lượng.
Biến dạng màng sinh chất
Đối tượng vận chuyển
- Khuếch tán trực tiếp(thẩm thấu) qua lớp phôtpholipit kép các chất không phân cực và các chất có kích thước nhỏ như CO2, O2
- Khuếch tán qua kênh prôtein: (thẩm tách) các chất phân cực có kích thước tương ứng với kích thước của kênh kênh prôtein xuyên màng:VD: H2O Glucôzơ, Na+...
Các vật chất cần thiết đưa vào tế bào hoặc các chất cần loại khỏi tế bào, không phân cực hoặc phân cực.
VD: axit amin, Na+, glucôzơ..
Các chất có kích thước lớn: VD prôtêin, vi khuẩn ... 
 Nhập bào: là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Thực bào: TBĐV ăn các hợp chất có kích thước lớn(chất rắn) nhờ các enzim phân huỷ.
- ẩm bào: đưa các giọt dịch vào tế bào. 
Xuất bào: Các chất thải trong túi kết hợp với màng sinh chất đẩy ra ngoài tế bào.
Sự tiêu tốn năng lượng
Không cần tiêu tốn năng lượng ATP
Tiêu tốn năng lượng ATP
Tiêu tốn năng lượng ATP
 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán qua màng:
- Nhiệt độ môi trường: 
- Sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng.
* Một số loại môi trường:
- Ưu trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào cao hơn trong tế bào.
- Đẳng trương: nồng độ chất tan ngoài tế bào và trong tế bào bằng nhau.
- Nhược trương; nồng độ chất tan ngoài tế bào thấp hơn trong tế bào. 
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
1. ATP là gì? Cấu trúc và chức năng của ATP:
ATP?
a. Khái niệm: ATP (ađênozin triphotphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào
b.Cấu trúc: ATP là hợp chất cao năng gồm
-1 Bazơ nitơ Ađênin
- 1 Đường ribôzơ.
- 3 nhóm phôphat.
Liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
c.Chức năng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng.
- Sinh công cơ học(sự co cơ, hoạt động lao động)
à ATP cung cấp năng lượng cho tất cả mọi hoạt động sống của tế bào.
2. Chuyển hoá vật chất là gì? Phân biệt đồng hoá và dị hoá. Mối quan hệ giữa 2 quá trình này. 
a. Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
- Bản chất chuyển hoá vật chất gồm:
+ Đồng hoá: Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, tích lũy năng lượng hóa năng.( tạo thế năng)
+ Dị hoá: Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, giải phóng năng lượng( tạo cơ năng). 
Mối quan hệ giữa 2 quá trình này: quá trình dị hóa cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP, ATP ngay lập tức được phân hủy thành ADP (ađênozin điphotphat) và giải phóng năng lượng cho quá trình đồng hóa cũng như các hoạt động sống của tế bào. à sphẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại.
- Vai trò: giúp cho tế bào sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và vận động.
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT
1. Enzim và cơ chế tác động của enzim
- Enzim là gì? Là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. VD: amilaza; pepsin trong dạ dày
Cấu trúc:
- Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với coenzim(ion khoáng, vitamin...)
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim để kết hợp với cơ chất.
+ Cấu hình không gian của enzim tương ứngvới cấu hình không gian của cơ chất.
Cơ chế tác động của enzim:
Cơ chất
Saccarôzơ
Enzim 
Sacraza
Cơ chế tác động
- Enzim + Cơ chất à phức hợp enzim cơ chất
- Enzim tương tác với cơ chất để tạo thành sản phẩm và enzim được giải phóng.
Kết luận
- Liên kết enzim_cơ chất mang tính đặc thù.
- Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim
- Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất, nếu vượt qua nhiệt độ tối ưu thì hoạt tính của enzim giảm nhanh và mất hẳn.
- Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp(Đa số pH = 6 - 8).
- Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzim tăng, sau đó không tăng nữa vì tất cả các trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa bởi cơ chất.
- Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: có thể làm tăng hoặc ức chế hoạt tính của enzim.
VD: thuốc trừ sâu ĐT là chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.
- Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.
3. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất.
- Vai trò enzim:
 + Enzim xúc tác phản ứng sinh hoá trong tế bào.
 + Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. Sử dụng các chất hoạt hoá hay ức chế enzim.
- Ức chế ngược là: Kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá. 
- Ý nghĩa của hiện tượng ức chế ngược: Ức chế nhanh hoạt tính của enzim mà không phải tổng hợp thêm chất ức chế khác à Điều hòa chuyển hóa vật chất trong tế bào, cơ thể sinh vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docDecuongSinh10.doc