Đề cương ôn tập môn ngữ văn 8 học kì I

doc 26 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 27691Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn ngữ văn 8 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn ngữ văn 8 học kì I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HKI
A – PHẦN VĂN HỌC :
I. Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật, vận dụng làm bàivaanjn tự sự hoặc thuyết minh về tác giả- tác phẩm.
1. Tôi đi học(Thanh Tịnh)
2. Trong lòng mẹ(Nguyên Hồng)
3. Lão Hạc(Nam Cao)
4. Tức nước vỡ bờ(Tắt đèn-Ngô Tất Tố)
II. Văn học nước ngoài : 4 văn bản : Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, tóm tắt văn bản, nội dung, nghệ thuật, cảm nhận được về nhân vật.
1. Cô bé bán diêm( Truyện cổ An -đec-xen)
2. Đánh nhau với cối xay gió( trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
3. Chiếc lá cuối cùng ( O.Hen-ri)
4. Hai cây phong( trích Người thầy đầu tiên – Ai-ma-tốp)
III. Văn bản nhật dụng : 3 văn bản : Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên hệ thực tế cuốc sống bản thân và Viết Bài văn Nghị luận xã hội
1. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
2. Ôn dịch, thuốc lá
3. Bài toán dân số
IV. Thơ Việt Nam đầu TK XX : 5 bài thơ : Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật, phân tích được những câu thơ, khổ thơ đặc sắc.
1. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu)
2. Đập đá ở Côn Lôn(Phan Châu Trinh)
3. Muốn làm thằng Cuội(Tản Đà)
4. Hai chữ nước nhà ( Trần Tuấn Khải)
5. Ông đồ ( Vũ Đình Liên)
V. Văn học địa phương : VB : Nước lụt Hà Nam ( Nguyễn Khuyến)
 Cần nắm được tác giả, thể thơ, thuộc thơ, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, áp dụng bài tập làm văn TM :Giới thiệu về danh nhânNK
Câu hỏi tự luận :
 Câu 1 : Tình cảm của Nguyễn Khuyến với quê hương Hà Nam qua bài thơ Nước lụt Hà Nam được biểu hiện như thế nào ?
Gợi ý :
- Giọng điệu thơ xót xa, buồn, thấm đẫm tình cảm. Ông thấy được cuộc sống của người dân vùng nông thôn Hà Nam lay lắt, vô cùng cực khổ, khốn khó, con người đói khổ và lam lũ.
- Ông gắn bó với số phận người nông dân, với vận mệnh của quê hương, đất nước.
- Là người có tình cảm sâu nặng với người nông dân và nông thôn Hà Nam.
=>Tình yêu quê hương, sự hiểu biết tường tận về làng quê kết hợp với hồn thơ đằm thắm, tinh tế của tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ bất hủ về mùa thu nơi thôn dã của đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải là những hình ảnh trừu tượng, ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển mà là những cảnh vật bình dị, thân quen ở nông thôn. Cái hồn của cảnh vật thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ, đồng điệu với tâm trạng buồn, trăn trở của ông.
Câu 2 : Nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Nước lụt Hà Nam
 ( Học thuộc phần Ghi nhớ/Sách Tài liệu ĐP)
* PHẦN THỰC HÀNH BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Kể tóm tắt những văn bản sau và nêu nội dung chính + nghệ thuật.
 1. Tôi Đi Học: *Ý nghĩa văn bản: Buổi tựu trường sẽ mãi không thể nào quyên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Trong lòng mẹ: * Ý nghĩa văn bản:Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
3. Tức nước vỡ bờ: * Ý nghĩa văn bản: Với cảm nhận nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
4. Lão Hạc: * Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện phẩm chất của người nông dân không thể bị hoen ố phải sống trong cảnh khốn cùng.
5. Cô bé bán diêm : *Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
6. Đánh nhau với cối xay gió: *Ý nghĩa văn bản: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê dánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phưu lưu , hão huyền, phê phán thói thực dụng, thiển cận của con người trong đời sống xã hội .
7. Chiếc lá cuối cùng: *Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện cảm động về tình yêu thương giứa những người nghệ sĩ nghèo, Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
8. Hai cây phong : *Ý nghĩa văn bản: - Hai cây phong là biểu tượng cảu tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng ku-ku-rêu.
9. Ôn dịch thuốc lá: * Ý nghĩa văn bản: Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
10.Thông tin ngày trái đất năm 2000: *Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường trái đất.
11.Bài toán dân số: *Ý nghĩa văn bản:
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.
12. Đập đá ở Côn Lôn: * Ý nghĩa văn bản: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của của người chí sĩ cách mạng.
* Ôn tập câu hỏi tự luận :
Câu 1
Em hãy cho biết nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão hạc?
 Qua đó ta thấy đuợc nhân cách gì của lão Hạc?
TL
+Nguyên nhân 
-Tình cảnh nghèo khổ đói rách,túng quẫn đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
-Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà,đồng tiền, mảnh vườn,đó là những vốn liếng cuối cùng lão để lại cho con.
=>Cái chết tự nguyện của Lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm sâu sắc và lòng tự trọng đáng kính của lão
+Ý nghĩa: 
Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa sâu sắc:
- Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của Lão Hạc: nghèo khổ, bế tắc, cùng đường, giàu lòng tự trọng.
- Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến, đẩy người nông dân vào đường cùng.
+Nhân cách 
Lão Hạc là người cha hết lòng vì con,là người tình nghĩa và biết tôn trọng hàng xóm
-> Nhân cách cao thượng của Lão Hạc.
Câu 2
Truyện ngắn Lão Hạc cho em những suy nghĩ gì vè phẩm chất và số phận của người nông dân trong chế độ cũ ?
-Chắt chiu, tằn tiện 
-Giàu lòng tự trọng (không làm phiền hàng xóm kể cả lúc chết )
-Giàu tình thương yêu (với con trai ,với con Vàng)
->Số phận của người nông dân : nghèo khổ bần cùng không lối thoát 
 Câu 3 Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm) 
 TL
 Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” của ngô Tất Tố đó làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến ( 0,5)
 - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ.( 2 đ ) 
 + Lão Hạc một nông dân già cả sống cực kì nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội cũng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt  lão đã tìm đến cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. 
 + Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực. 
 - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....( 1,5 đ ) 
 + Lão Hạc Sống cần cự chăm chỉ và lão tím đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo
 + Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên để bảo vệ.
Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đẵ làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đồng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ..( 1 đ ) 
Câu 3: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
	- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
	- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. 
- Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
	- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
	- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
 Câu 4:
 Bốn câu thơ đầu của bài thơ đập đá ở CL có hai lớp nghĩa .Hai lớp nghĩa đó là gì ?Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó .Nhận xét về khẩu khí của tác giả ?
Bốn câu thơ đầu Hình ảnh ngời tù và công việc đập đá ở Côn Lôn.
-Không gian:Trơ trọi ,hoang vắng,rộng lớn, là địa ngục trần gian
-Tư thế:Hiên ngang ,sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng . 
-Công việc đập đá:là công việc lao động khổ sai nặng nhọc .
 -Hành động quả quyết ,mạnh mẽ: 
-Khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ của ngời anh hùng. 
-Sử dụng động từ ,phép đối ,lối nói khoa trương ,lượng từ ,giọng thơ hùng tráng ,sôi nổi. 
->Khí phách hiên ngang ,tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ ,biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người
* Viết đoạn văn cảm nhận văn học :
Các văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con người nghèo khổ bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một đoạn văn( dài khoảng 15 dòng tờ giấy thi).
Yêu cầu: viết một đoạn văn không quá số dòng qui định 
+ Thấy rõ nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con người nghèo khổ, bất hạnh
- Suy nghĩ về nỗi cay đắng, tủi cực của cậu bé Hồng mồi côi cha
- Số phận đau thương và cái chết thê thảm của lão Hạc 
- Hình ảnh của cô bé bán diêm chết rét trong đêm giao thừa
- Tình thương yêu cao cả giữa những người nghệ sỹ nghèo khổ
+ từ đó cũng cho ta hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau, như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng với những người nghèo khổ, bất hạnh
B – PHẦN TIẾNG VIỆT :
I. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng
– Cấp độ khái quát của từ ngữ.
+ Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
Ví dụ: Từ “Thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với “người”.
– Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt
2. Từ tượng hình và từ tượng thanh
– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt
– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì
– Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.
3. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
– Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: O – cô, bầm – mẹ (Trung Bộ)
Cây viết – cây bút, đậu phộng – lạc (Nam Bộ)
Thưng (dụng cụ đong gạo, thóc), thầy – bố,  (Bắc Bộ).
– Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
4. Một số biện pháp tu từ
a. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
b. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa.
Ví dụ:
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Tố Hữu)
II. Ngữ pháp
1. Một số từ loại
a. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: Ngay, chính, đích thị, những, 
Chiếc mũ này giá những 20 nghìn đồng
b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập.
Ví dụ: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, dạ, ạ, 
Chao ôi! Thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời.
c. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ: à, ư, nhỉ, nhé, đi, nào, với, thay, nhé, 
Đi đi em! Can đảm bước chân lên!
(Tố Hữu)
2.. Câu ghép
a.Khái niệm : Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.
Ví dụ: Đêm càng khuya, trăng càng sáng.
b. Cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Dùng những từ có tác dụng nối.
 + Nối bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.
Ví dụ: Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn.
 Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước.
 + Nối bằng một phó từ hay một cặp đại từ hô ứng.
Ví dụ: Ai làm người ấy chịu.
Anh đi đâu, tôi đi đấy.
- Không dùng từ nối, các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm.
Ví dụ: Bà đi chợ, mẹ đi làm, em đi học.
c. Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích
Mỗi mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng: vì nên, nếu thì, tuy/mặc dù nhưng, không những mà còn, hoặc hoặc.
Ví dụ: Tuy lưng hơi còng như bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
 3. Các loại dấu : 
a. Dấu ngoặc đơn :
* Công dụng :Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm
* Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.
 (Nguyễn Ái Quốc)
b. Dấu hai chấm :
* Công dụng :Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
* Ví dụ:
+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai khá rồi chứ?
 (Ngô Tất Tố)
+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.
 (Nguyên Hồng)
c. Dấu ngoặc kép :
* Công dụng :Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; 
 đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
 đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn.
* Ví dụ:
 Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
 (Nguyên Hồng)
C – PHẦN TẬP LÀM VĂN :
I. Văn tự sự :
1.Ngôi kể trong văn tự sự.
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Khi gọi các nhân vật bằng các tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Khi tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác giả...
2. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
	* Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.
	* Bước 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :
	- Ngôi mấy?
	- Xưng là:
	* Bước 3: Xác định trình tự kể:
	- Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ?
	* Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết( bao nhiêu ? ở vị trí nào trong truyện ?)
	* Bước 5 : Viết thành văn bản.
3. Dàn ý:
	* Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
	* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
	( Sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc đỉnh điểm, sự việc kết thúc)
	( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả).
	* Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể.
4. Thực hành :
 Đề 1.
 Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên 
* Dàn ý.
a. Mở bài.
- Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày khai trường đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.
b. Thân bài.
- Đêm trước ngày khai trường.
+ Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới.
+ Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường.
- Trên đường đến trường.
+ Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu( bầu trời, mặt dất, con đường, cây cối, chim muông...)
+ Thấy ngôi trường thật đồ sộ, còn mình thì quá nhỏ bé.
+ Ngại ngùng trước chỗ đông người.
+ Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút.
- Lúc dự lễ khai trường.
+ Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục.
+ Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ long trọng và trang ngghiêm như thế.
+ Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy.
+ Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một.
+ Rụt rè làm quen với các bạn mới.
c. Kết bài.
- Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
Đề 2 .
Người ấy (bạn, mẹ , thầy...)sống mãi trong lòng tôi 
(Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.)
Mở bài: + Dẫn dắt về tình bạn.
 + Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm nào ? ( nêu một cách khái quát).
 + Ấn tượng chung về kỉ niệm ấy.
	* Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
	+ Nó xảy ra ở đâu(thời gian)? Lúc nào( địa điểm)? Với ai( nhân vật) ?
	+ Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết quả).
	+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
	* Kết luận: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Đề 3 .
Kể về một việc làm của em khiến thầy (cô) buồn lòng 
Dàn ý :
1.Mở bài : (Dẫn dắt vào sự việc sẽ kể )
	-Nhiều năm trôi qua, tôi không sao quên được một việc làm vô ý thức của tôi khi còng học lớp 6 .
	-Việc làm ấy đã khiến thầy cô buồn lòng và tôi cứ ân hận mãi .
2.Thân bài : a/ Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện (kết hợp MT, BC )
	-Tôi là HS mới được chuyển trường vì treo ba mẹ công tác .
	-Sau 3 tuần học , tôi đã được GVCN quan tâm đặc biệt (vì có tiếng là nghịch phá và lém lĩnh )
	-GVCN bố trí chỗ ngồi ? (gần một bạn nữ học giỏi , chăm nhưng ít nói và nghiêm nghị quá ; lại thường xuyên dò bài tôi lúc 15 phút đầu giờ ! )
	-Sắp xếp tôi ngồi như vậy, có lẽ để tôi hạn chế những thói hư tật xấu của tôi chăng ?
	-Thái độ học ở trường ? (làm kiểm tra thường quay cóp; GVCN đã nhiều lần nhắc nhở và phân công “bạn ấy “ theo dõi báo cáo lại.
	-Suy nghĩ lúc đó ? (tự ái khi bị kìm kẹp bởi một đứa con gái ; càng tức giận hơn khi bạn ấy cứ lằn nhằn bên tai tôi những lời góp ý khuyên can về việc học hành . . .)
	b/ Diễn biến sự việc gây nên lỗi lầm :
	-Tìm cách trả thù ? (phải tìm cách nào cho “bạn ấy “ sợ không dám báo cáo với GVCN mà còn thành khẩn cho tôi xem bài khi làm kiểm tra )
	-Thời cơ đã đến ? (Hôm ấy , có tiết kiểm tra Văn . Cả lớp chuẩn bị lấy giấy làm bài .Bỗng một tiếng thét thất thanh vang lên, liền sau đó một thân người ngã quị

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_NGU_VAN_8_HKI.doc