ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 8 NĂM 2015-2016 Câu 1 : Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta ? Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Trên phần đất liền đồi núi chiếm ¾ S lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. + Dưới 1000m chiếm 85%. + Cao trên 2000m chỉ chiếm 1%. Đồng bằng chỉ chiếm ¼ S lãnh thổ. Dải đồng bằng ven biển bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Địa hình nước ta đc tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau như núi – đồi- đồng băng- thềm lục địa. Hướng nghiêng của địa hình là hướng TB-ĐN. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu TB-ĐN và hướng vòng cung. 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động của con người : - Mang tính nhiệt đới : đất đá bị phong hoá , địa hình cacxtơ nhiệt đới - Tác động của con người : chặt phá rừng , xây dựng các công trình kiến trúc đô thị Câu 2 : Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực ? Trình bày đặc điểm chính của từng khu vực địa hình Khu vực đồi núi: chiếm ¾ S phần đất liền kéo dài liên tục từ B-N và đc chia thành 4 vùng: vùng núi ĐB, vùng núi TB, vùng núi Trường Sơn Bắc, vùng núi Trường Sơn Nam. Khu vực đồng bằng: chiếm ¼ S đất liền Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn. Lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long vơ S=40000 km2, lớn nhì đồng bằng sông Hồng với S=15000km2 Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ. Có S khoảng 15000 km2 bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ kém phì nhiêu. Địa hình bờ biển và thềm lục địa. Bờ biển dài 3260km Có 2 dạng chính: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn chân núi và hải đảo . Thềm lục địa: địa chất nc ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Câu 3 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ? Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: Hàng năm, lãnh thổ VN cả trên đất liền và biển đều nhận đc 1 lượng bức xạ Mặt trời rất lớn, nhiệt độ cao ( số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/ năm, 1 triệu KCalo/m2, t0 tb năm > 210C). Khí hậu chia thành 2 mùa, phù hợp với 2 mùa gió: ĐB-TN . Lượng mưa và độ ẩm của không khí cao (lm 1500-2000mm/năm, độ ẩm trên 80%) Tính chất đa dạng và thất thường Tính chất đa dạng: Nước ta hình thành các miền khí hậu và các khu vực khí hậu khác nhau ( phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ T sang Đ) Miền khí hậu phía Bắc. Miền khí hậu phía Nam Khí hậu nc ta còn thay đổi theo độ cao và hướng của địa hình (đón gió/nắng, khuất gió/nắng). Khí hậu nc ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ B và N, và từ T sag Đ) rất rõ rệt. b) Tính chất thất thường: Năm rét sớm năm rét muộn , năm mưa nhiều năm khô hạn , năm bão , áp thấp nhiệt đới nhiều năm ít Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm vì : - Nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới , trong khu vực gió mùa Đông Nam Á -> khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa - 3 mặt giáp biển . Mặt khác lãnh thổ hẹp ngang , kéo dài trên nhiều vĩ độ nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền -> tăng cường dộ ẩm Câu 4 : Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy ? Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước - Nước ta có 2360 con sông dài > 10 km - 93% là con sông nhỏ và ngắn 2. Sông ngòi nước ta chayuj theo 2 hướng chình: - TB – ĐN: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Mã, sông Cả, sông Tiên, sông Hậu, - Vòng cung: sông Lô, sông Cầu, sông Gôn, 3. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ, mùa cạn - Mùa lũ chiếm 70-80% lượng nước cả năm dẫn đến lũ lụt 4. Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: - 223g cát bùn/m3 - Tổng lượng phù sa 200 triệu tấn/năm b ) Giải thích : - Sông ngòi dày đặc : do nước ta có lượng mưa lớn . Sông nhỏ , ngắn và dốc do địa hình hẹp ngang , núi lan sát biển - Sông chảy theo 2 hướng chính : Do hướng địa hinh nước ta chạy theo 2 hướng TB – ĐN và Vòng cung nên sông ngòi cũng có 2 hướng đó - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Do khí hậu nước ta chia thành 2 mùa : Mùa gió Đông Bắc khí hậu khô tương ứng với mùa cạn của sông . Mùa gió Tây Nam mưa nhiều tương ứng với mùa lũ của sông - Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn : Do có ¾ địa hình là đồi núi dốc , mưa nhiều lại tập trung vào 1 mùa nên xói mòn đất đá xảy ra mạnh mẽ , nước mưa cuốn theo đâtá cát chảy xuống lòng sông Câu 5: So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính , sự phân bố và giá trị sử dụng Nhóm đất Đặc tính Sự phân bố Giá trị sử dụng Feralit ( chiếm 65% diện tích đất tự nhiên ) - Chua , nghèo mùn , nhiều sét - Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm - Dễ bị kết von thành đá ong - Vùng núi đá vôi phía Bắc - Đông Nam Bộ và Tây Nguyên - Rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ( Cà phê , chè ) , cây ăn quả - Phát triển rừng , đồng cỏ phục vụ chăn nuôi Đất mùn núi cao ( Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên ) - Xốp , giàu mùn , màu đen hoặc nâu - Địa hình núi cao : Tâu Bắc , Tây nguyên - Trồng rừng , chủ yếu rừng đầu nguồn Đất bồi tụ phù sa sông và biển ( chiếm 24% diện tích đất tự nhiên ) - Độ phì nhiêu cao , dễ canh tác và làm thuỷ lợi - Tơi xốp , ít chua , giàu mùn - Đồng bằng (đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long ) - Là đất nông nghiệp chính - Thích hợp với nhiều loại cây trồng ( lúa , hoa màu , cây ăn quả ) S.N Bắc Bộ S.N Trung Bộ S.N Nam Bộ Các hệ thống sông lớn Sông Hồng, Thái bình, Kì Cung-Trường Giang, Sông Mã Sông cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng) Sông Mê Kong, Đồng Nai Đặc điểm Có dạng nan quạt. chế dộ nc thất thường. Mùa mưa kéo dài từ T6-T10( cao nhất là T8) - Ngắn và dốc , phân thành nhiều khu vực nhỏ độc lập, lũ lên rất nhanh và đột ngột. Mùa lũ tập trung vào cuối năm (từ T9-T12). Nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa, chế độ nước điều hòa hơn, lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Mùa lũ từ T7-T11.
Tài liệu đính kèm: